Nhật ký của chủ tịch nước là bao nhiêu năm năm 2024

- Khen thưởng: Huy chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp văn hoá, Huy chương Vì sự nghiệp báo chí, Huy chương Vì sự nghiệp thế hệ trẻ, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Tạp chí Lý luận của Đảng,...

- Kỷ luật: Không

- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII.

- Ủy viên Bộ Chính trị các khoá VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị khoá VIII.

- Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

Tóm tắt quá trình công tác

1957- 1963: :Học trường phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều, Gia Lâm, Hà Nội.

1963-1967: Sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

12/1967-7/1968: Cán bộ Phòng Tư liệu Tạp chí học tập (nay là Tạp chí Cộng sản).

7/1968-8/1973: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng Tạp chí Cộng sản. Đi thực tập ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (1971). Bí thư Chi đoàn Cơ quan Tạp chí Cộng sản (1969-1973).

8/1973-4/1976: Nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế-Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), Chi ủy viên.

5/1976-8/1980: Cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản, Phó Bí thư chi bộ.

9/1980-8/1981: Học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.

9/1981-7/1983: Thực tập sinh và bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.

8/1983-2/1989: Phó ban Xây dựng Đảng (10/1983), Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản (9/1987); Phó Bí thư Đảng ủy (7/1985-12/1988) rồi Bí thư Đảng ủy Cơ quan Tạp chí Cộng sản (12/1988-12/1991).

3/1989-4/1990: Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản.

5/1990-7/1991: Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

8/1991-8/1996: Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

01/1994-đến nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX, X, XI, XII.

8/1996-02/1998: Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học và trực tiếp phụ trách Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.

12/1997-đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VIII, IX, X, XI, XII.

2/1998-1/2000: Phụ trách công tác tư tưởng-văn hoá và khoa giáo của Đảng.

8/1999-4/2001: Tham gia Thường trực Bộ Chính trị.

3/1998-8/2006: Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương (3/1998-11/2001); Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng (11/2001-8/2006).

1/2000-6/2006: Bí thư Thành ủy Hà Nội các khoá XII, XIII, XIV.

5/2002-đến nay: Đại biểu Quốc hội các khoá XI, XII, XIII, XIV.

6/2006-7/2011: Chủ tịch Quốc hội khoá XI, XII, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

1/2011-đến nay: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, XII, Bí thư Quân ủy Trung ương.

2/2013 đến nay: Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

8/2016-đến nay: Tham gia Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.

10/2018 : Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khoá XIV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021./.

1. Chế định Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực nhà nước theo Hiến pháp 1946: một hình thức tổ chức nguyên thủ quốc gia độc đáo

Chế định nguyên thủ quốc gia - Chủ tịch nước trong cơ chế nhà nước Việt Nam mới (thể hiện tại Hiến pháp 1946) với điều kiện đặc thù của Việt Nam lúc bấy giờ, được tổ chức với những nét khác biệt khá độc đáo, từ đó tạo nên mô hình nhà nước dân chủ nhân dân- một hình thức của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Đặc biệt bởi vì theo mô hình lý luận, trong cơ chế nhà nước xã hội chủ nghĩa không tổ chức chế định nguyên thủ quốc gia riêng biệt như ở các nước tư bản chủ nghĩa mà chức năng này do cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân- Xô viết tối cao, Quốc hội- thực hiện. Theo chế độ tập quyền (nguyên tắc thống nhất quyền lực), mọi quyền lực nhà nước thống nhất (tập trung) vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân thì cũng chính cơ quan này đóng vai trò nguyên thủ. Giữa hai kỳ họp của cơ quan này do cơ quan thường trực thực hiện. Từ đó, coi cơ quan thường trực này là nguyên thủ quốc gia tập thể. Nhà nước Việt Nam mới (và một số nhà nước dân chủ nhân dân khác) về bản chất là thuộc phạm trù xã hội chủ nghĩa nên đúng ra cũng phải theo mô hình Cộng hoà Xô viết, tức không có chế định nguyên thủ quốc gia cá nhân mà sẽ chỉ có một định chế nào đó nằm ở trong Quốc hội thực hiện chức năng Nguyên thủ (giống như Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô) – và điều này đã thể hiện trong giai đoạn năm 1945-1946 của nước nhà khi Quốc hội bầu ra Chính phủ, đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ chứ không phải là Chủ tịch nước. Thiết chế Chủ tịch nước chỉ có từ Hiến pháp 1946 (từ tháng 11-1946) và là kết quả của tư duy mới phù hợp với điều kiện Việt Nam lúc bấy giờ.

Sự ra đời của thiết chế Chủ tịch nước thời kỳ này, có thể nói, bắt đầu từ chủ trương thành lập một Chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp dân chúng. Đảng ta chủ trương: “Sau khi cách mạng giải phóng dân tộc thành công, không phải một Chính phủ Xô viết sẽ thành lập, mà là một chính phủ cách mạng của nhân dân sẽ thành lập”.

Bước đầu tiên để thực hiện tư tưởng dân uỷ rộng rãi đó là gần đến ngày khởi nghĩa, Quốc dân đại hội đã được Tổng bộ Việt Minh triệu tập và họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) vào các ngày 16 đến 17-08-1945. Quốc dân đại hội đã bầu ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Uỷ ban dân tộc giải phóng đóng vai trò như là Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam. Cách mạng thành công, Uỷ ban dân tộc giải phóng đã được cải tổ bằng cách mời thêm một số nhân sĩ tham gia, thành Chính phủ lâm thời. Cơ cấu Chính phủ gồm Chủ tịch Chính phủ và các Bộ trưởng. “Chính phủ lâm thời thật là một chính phủ quốc gia thống nhất... giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn thể, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một chính phủ cộng hoà chính thức”. Tiếp theo, ngày 1-1-1946 Chính phủ lâm thời lại cải tổ lần nữa thành Chính phủ liên hiệp lâm thời, mở rộng thành phần Chính phủ để thu hút thêm một số thành viên của các đảng phái khác. Cơ cấu Chính phủ có thêm chức Phó Chủ tịch. Và Chính phủ chính thức đầu tiên được Quốc hội (bầu ra tại cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946, sau này gọi là Quốc hội khoá I) thành lập ngày 2-3-1946 là Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Trong thành phần cũng gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các Bộ trưởng, có thêm Cố vấn đoàn và Uỷ viên kháng chiến. Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu (gọi là Chủ tịch Chính phủ) và “có nhiệm vụ thực hiện triệt để ... về phương diện quân sự, tuyên truyền cũng như về phương diện hành chính, tư pháp... đưa kháng chiến đến thắng lợi và nước nhà đến độc lập hoàn toàn”. Có thể thấy, trước khi có Hiến pháp, bộ máy nhà nước ở Trung ương, tuy có rộng rãi về thành phần, song về cơ bản vẫn còn dựa trên mô hình chính thể kiểu Xô viết thuần tuý với các cơ quan: Quốc hội (có Ban Thường trực Quốc hội) lập ra Chính phủ với tính chất như một cơ quan chấp hành; Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Chính phủ, chưa có chức Chủ tịch nước.

Bước tiếp theo của quá trình tìm tòi xây dựng một cơ chế nhà nước rộng rãi nhưng “mạnh mẽ, sáng suốt” của nhân dân là Dự thảo Hiến pháp công bố tháng 5-1946 và sau này được thông qua chính thức tháng 11-1946 đã thiết lập cơ quan đại diện (dân uỷ) dưới hình thức Nghị viện nhân dân, cơ quan hành chính là Chính phủ với cơ cấu thành phần hoàn toàn khác gồm Chủ tịch nước và Nội các và sắp đặt lại gần như mới các mối quan hệ giữa chúng. Đây chính là bước đột phá để từ đó tạo ra mô hình tổ chức nhà nước kiểu xã hội chủ nghĩa cấp độ thấp mà sau này gọi là mô hình nhà nước dân chủ nhân dân. Và cũng từ đây, trong bộ máy nhà nước nước ta xuất hiện thiết chế Chủ tịch nước riêng biệt, tạo thành một mô hình độc đáo mà cho mãi đến Hiến pháp 1980 mới bãi bỏ để hoà nhập vào mô hình tổ chức bộ máy nhà nước chung của các nước xã hội chủ nghĩa.

Về tính chất của Chủ tịch nước, Hiến pháp 1946 không có quy định định nghĩa về chế định này. Song từ các quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền thì Chủ tịch nước là người vừa đứng đầu Nhà nước vừa đứng đầu Chính phủ.

Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước; giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc; chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân; ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị; thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự; đặc xá; ký hiệp ước với các nước; phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước; tuyên chiến hay đình chiến; chọn Thủ tướng trong Nghị viện để đưa ra Nghị viện biểu quyết; bổ nhiệm (dưới hình thức sắc lệnh của Chủ tịch nước) Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ. Vị trí “đứng đầu nhà nước” này cũng giống như ở các nhà nước dân chủ khác, đó là có sự phân công, phối hợp thực hiện các chức năng “nguyên thủ” giữa Nghị viện, Ban Thường vụ Nghị viện và Chủ tịch nước chứ không phải chỉ một mình Chủ tịch nước thực hiện.

Tính chất là người đứng đầu Chính phủ thể hiện ở chỗ Chủ tịch nước chủ toạ Hội đồng Chính phủ, ký các sắc lệnh của Chính phủ quy định các chính sách thi hành các đạo luật và nghị quyết của Nghị viện.

Quan hệ giữa Chủ tịch nước với các thiết chế nhà nước khác được thiết lập bảo đảm cho Chủ tịch nước có vị trí độc lập không bị lệ thuộc quá nhiều vào Nghị viện (vốn là điều bắt buộc trong cơ chế tập quyền) với quyền hành pháp được tăng cường, đồng thời khi cần thiết, giữ vị trí là người điều hoà, phối hợp các hoạt động lập pháp và hành pháp trong điều kiện các cơ quan này còn khá độc lập với nhau. Chủ tịch nước do Nghị viện nhân dân chọn bầu trong Nghị viện nhân dân, song có nhiệm kỳ khác với nhiệm kỳ của Nghị viện (nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân là ba năm, còn Chủ tịch nước là năm năm). Chủ tịch nước được chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết; được quyền (trong thời hạn 10 ngày) yêu cầu Nghị viện thảo luận lại những luật đã được biểu quyết thông qua mà Chủ tịch nước không đồng ý. Đặc biệt, Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phạm tội phản quốc (Chương IV và Điều 31 Chương III).

Vị trí này của Chủ tịch nước ở Hiến pháp 1946 được so sánh giống như Tổng thống ở các chế độ cộng hoà tổng thống tư sản. Song, Tổng thống ở đó là do nhân dân bầu lên và Chính phủ do Tổng thống đứng đầu không chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Còn Chủ tịch nước nước ta do Nghị viện nhân dân bầu ra, Nội các phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện nhân dân. Có lẽ gần đúng hơn là vị trí của Chủ tịch nước nước ta lúc bấy giờ mang dáng dấp của Tổng thống ở các chính thể cộng hoà hỗn hợp mà sau này và hiện nay được thiết lập ở nhiều nước trên thế giới (bắt đầu từ Pháp- Hiến pháp 1958, sau đến một vài nước khác như Hàn Quốc- Hiến pháp 1948 và đặc biệt là thời gian gần đây ở Bungari- Hiến pháp 1991, Nga- Hiến pháp 1993, Ba Lan - Hiến pháp 1997 v.v..). Chính điểm này cho ta liên tưởng một điều lý thú: phải chăng cách tổ chức nhà nước nước ta đã mở ra kinh nghiệm hay cho nhiều nước sau này vận dụng.

Tất nhiên, mọi sự so sánh hay liên tưởng đều là khập khiễng. Như đã nói ở trên, chính thể nhà nước ta là cộng hoà dân chủ nhân dân thì không thể và không nên gán ghép với chính thể nhà nước tư sản. Và thực tế, tuy Chủ tịch nước được quy định thực hiện các quyền hạn lớn cả về lập pháp lẫn hành pháp, song Hiến pháp cũng quy định những hạn chế đối với Chủ tịch nước để bảo đảm tính cơ quan có quyền cao nhất của Nghị viện nhân dân (vì có thế mới đúng là cơ quan đại diện cao nhất quyền lực nhà nước của nhân dân). Đó là: Nghị viện bầu Chủ tịch nước trong số nghị viên (nghĩa là Chủ tịch nước trước hết phải là đại biểu); chuẩn y các hiệp ước do Chính phủ ký với nước ngoài (chính là Chủ tịch nước ký); những luật mà Chủ tịch nước yêu cầu thảo luận lại nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn, thì bắt buộc Chủ tịch nước phải ban bố; khi Nghị viện không họp được, Ban Thường vụ Nghị viện cùng với Chính phủ quyết định tuyên chiến hay đình chiến, Chủ tịch nước tuyên chiến hay đình chiến theo quyết định đó; quy định áp dụng chế độ phó thự (Bộ trưởng tiếp ký) để ràng buộc các Bộ trưởng (nhưng ở một nghĩa nào đó là sự hạn chế đối với Chủ tịch nước); và đặc biệt là Nghị viện nhân dân không thể bị giải tán (như ở các nước tư bản) trừ trường hợp tự giải tán.

Tóm lại, chế định Chủ tịch nước - Nguyên thủ quốc gia tại Hiến pháp 1946 được xây dựng khá độc đáo. Bằng cách đó vừa bảo đảm quyền lực nhà nước thống nhất vào cơ quan đại diện quyền lực nhà nước cao nhất của nhân dân (Nghị viện nhân dân) vừa tăng cường quyền hạn cho Chính phủ điều hành công việc quốc gia mạnh mẽ và hiệu quả phù hợp với yêu cầu kháng chiến, kiến quốc lúc bấy giờ.

2. Sự kế thừa và phát triển của chế định Chủ tịch nước qua các Hiến pháp 1959, 1980 và 1992

  1. Sự kế thừa và phát triển qua Hiến pháp 1959

Bắt đầu từ Hiến pháp 1959, Nhà nước ta đã chuyển sang mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Xô viết, áp dụng mạnh mẽ nguyên tắc tập quyền (tuy vẫn còn một vài yếu tố dân chủ nhân dân) nên thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại để phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng, phát triển của bộ máy nhà nước nước ta là một quá trình thống nhất, nhất quán nên sự đổi mới đó vẫn dựa trên sự kế thừa những nguyên tắc và ưu điểm của các thiết chế giai đoạn trước.

Do bộ máy nhà nước lúc này đã chuyển sang mô hình cộng hoà Xô viết, Chủ tịch nước được xác định là người đứng đầu Nhà nước và không còn đồng thời là người đứng đầu Chính phủ nữa. Chủ tịch nước phái sinh từ Quốc hội, cùng Quốc hội thực hiện các chức năng nguyên thủ; điều phối các cơ quan cấp cao trong bộ máy nhà nước. Chủ tịch nước thay mặt đất nước thực hiện các chức năng thuộc về đối nội, đối ngoại. Sự phân định chức năng nguyên thủ giữa Chủ tịch nước, Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chuyển sang lối mới. Mọi quyền hạn quan trọng đều thuộc về Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước chủ yếu thực hiện các công việc có tính đại diện cá nhân và tham gia nhất định vào các hoạt động của Nhà nước như lập pháp, thành lập các cơ quan nhà nước, tặng thưởng huân chương, tuyên bố chiến tranh v.v, nhưng đều dựa trên quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (chọn trong nhân dân) với nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội (bốn năm) và khác với ở Hiến pháp 1946, Chủ tịch nước lúc này phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Tất cả những điều trên cho thấy ở Hiến pháp 1959, vị trí của Chủ tịch nước gắn bó hơn với Quốc hội, và điều này phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là sự phát triển của chế định Chủ tịch nước phù hợp với điều kiện chế độ xã hội chủ nghĩa.

Sự kế thừa của chế định này thể hiện ở chỗ: Theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Các cơ quan khác được Quốc hội lập ra, phân giao nhiệm vụ, quyền hạn và chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Quốc hội lẽ đương nhiên nắm cả quyền nguyên thủ. Song, khác với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu khi chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa thì cũng đồng thời xoá thiết chế nguyên thủ quốc gia cá nhân, ở nước ta thiết chế Chủ tịch nước vẫn tiếp tục tồn tại nhưng được quy định lại cho phù hợp hơn. Chủ tịch nước vẫn còn có vai trò khá lớn đối với Hội đồng Chính phủ. Chủ tịch nước đề nghị Thủ tướng để Quốc hội quyết định; căn cứ vào quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; khi thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Có thể thấy, Chủ tịch nước lúc này đóng vai trò phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ, tuy vẫn còn nghiêng nhiều về phía Chính phủ. Đây là những điểm kế thừa (lưu giữ) vị trí của Chủ tịch nước đối với Chính phủ ở Hiến pháp trước.

  1. Sự kế thừa và phát triển qua Hiến pháp 1980

Tại Hiến pháp 1980, thiết chế Chủ tịch nước cá nhân bị xoá bỏ, thay vào đó là thiết lập chế độ Chủ tịch nước tập thể dưới hình thức Hội đồng Nhà nước. “Hội đồng Nhà nước - cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 98 Hiến pháp 1980). Đây là mô hình tổ chức nguyên thủ quốc gia chung của các nhà nước xã hội chủ nghĩa mà ở đó nguyên tắc tập quyền được vận dụng triệt để. Với cách tổ chức này thì các hoạt động của nhà nước đều được trực tiếp thực hiện bởi cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội thì được thực hiện bởi Hội đồng Nhà nước. Bản thân Hội đồng Bộ trưởng (tức Chính phủ) cũng được tổ chức gắn liền với Quốc hội với tính cách là “cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” (Điều 104 Hiến pháp 1980). Đối với nước ta, đến đây có thể coi là đã hoàn thành quá trình xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa thuần tuý (tức theo kiểu Xô viết). Đó là sự phát triển lôgích.

Về kế thừa thì đến đây những điểm kế thừa mô hình tổ chức chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 còn lưu giữ ít nhiều, trong khi Hiến pháp 1959 đã hầu như bị bãi bỏ. Tuy vậy, quá trình thực hiện thể chế Hội đồng Nhà nước đã nhanh chóng bộc lộ nhiều hạn chế. Bên cạnh một số tiện lợi như các vấn đề thuộc quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia đều được phối kết hợp giữa Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số thường chắc chắn và tránh được những ngẫu nhiên; bộ máy bớt được một số khâu và đơn giản các thủ tục làm việc, thì cũng có không ít các khiếm khuyết như: mọi vấn đề phải bàn bạc tập thể và quyết định theo đa số nên chậm chạp; không phân định hoạt động tập thể của cơ quan thường trực của Quốc hội và chức trách cá nhân trong việc thực hiện các hoạt động đại diện nhà nước. Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại chế định này và đã được sửa đổi tại Hiến pháp 1992.

  1. Sự kế thừa và phát triển qua Hiến pháp 1992

Trong Hiến pháp 1992, thiết chế Chủ tịch nước được xây dựng lại. Mô hình lần này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình Chủ tịch nước của Hiến pháp 1959 và 1946, vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện các chức năng nguyên thủ quốc gia trong thể chế Hội đồng Nhà nước trong Hiến pháp 1980 (là đặc trưng của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa), đồng thời có thêm những đặc trưng mới để bảo đảm sự phân công và phối hợp giữa các cơ cấu trong bộ máy nhà nước.

Hiến pháp 1992 (Điều 101) xác định tính chất của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Những tính chất này, cũng giống như tại các hiến pháp trước, phần nhiều là theo thông lệ.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (trong số đại biểu Quốc hội), theo sự giới thiệu của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Điều này cho thấy tính phái sinh và gắn bó giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và cả Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Về mặt lý luận, như đã nói ở trên, trong chính thể xã hội chủ nghĩa, các chức năng đứng đầu nhà nước cũng chính thuộc về cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội). Vậy nên trước đây Hội đồng Nhà nước - Chủ tịch tập thể - là một cơ cấu nằm trong Quốc hội. Nay Hiến pháp 1992 tách Chủ tịch nước thành thiết chế riêng, song vẫn nghiêng về phía Quốc hội, gắn bó chặt chẽ với Quốc hội chứ không gắn với Chính phủ như ở Hiến pháp 1946 và 1959 hoặc thuộc về hành pháp như nguyên thủ quốc gia ở đa số các nước tư bản, là rất phù hợp.

Quan hệ giữa Chủ tịch nước và Chính phủ cũng được xác định lại theo hướng tiếp thu kinh nghiệm của các hiến pháp trước và của các nước trên thế giới: Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chấp thuận việc từ chức đối với các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; trong thời gian Quốc hội không họp theo đề nghị của Thủ tướng, quyết định tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải báo cáo trước Chủ tịch nước. Việc xác định mối quan hệ như vậy thể hiện sự tăng cường vai trò của Chủ tịch nước đối với bộ máy hành pháp và bảo đảm sự phối hợp gắn bó giữa Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ.

Quan hệ giữa Chủ tịch nước với Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng được đổi mới tương tự. Trước đây, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước (Hội đồng Nhà nước) với hai cơ quan này chưa được quy định rõ. Hiến pháp hiện hành thể hiện mối quan hệ này trên tinh thần bảo đảm cho Chủ tịch nước liên kết, phối hợp với tất cả các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương, Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Hiến pháp quy định rõ các thẩm quyền của Chủ tịch nước với tính cách là người đại diện cho quốc gia và là một cơ cấu phối hợp, giám sát các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp; phân biệt những nhiệm vụ, quyền hạn do một mình Chủ tịch nước thực hiện và những nhiệm vụ, quyền hạn trong sự phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp cao khác.

Như vậy, có thể thấy, chế định Chủ tịch nước cá nhân được tái lập và kế thừa nhiều điểm ưu việt của chế định này trong các hiến pháp trước đã bảo đảm được sự độc lập, chủ động giải quyết nhanh các nhiệm vụ, đồng thời góp phần tăng cường tính phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước - là những yếu tố góp phần tăng cường hiệu lực và hiệu quả, tính nhanh nhạy của bộ máy nhà nước trong thời kỳ đổi mới.

3. Những vấn đề đổi mới, hoàn thiện chế định Chủ tịch nước trong giai đoạn hiện nay

Nhìn chung, vị trí, vai trò của Chủ tịch nước trong bộ máy nhà nước nước ta từ khi tái lập theo Hiến pháp 1992 với những sửa đổi, bổ sung năm 2001 về cơ bản là phù hợp. Tuy nhiên, cũng có một số điểm về chức năng, nhiệm vụ cũng như quan hệ công tác của Chủ tịch nước với các cơ quan nhà nước khác chưa được quy định thành công lắm, chưa kế thừa hữu hiệu các quy định trước đây. Ví như việc bỏ quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược dẫn đến Chủ tịch nước cũng không còn tham dự gì vào đây nữa; hay việc Chủ tịch nước chỉ được quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được là quá chặt chẽ và đương nhiên cũng mất tính kịp thời. Những thẩm quyền này vẫn nên để cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước phối hợp thực hiện - vừa bảo đảm kịp thời vừa có tính long trọng - là hợp lý hơn cả.

Để hoàn thiện hơn nữa vị trí của Chủ tịch nước trong cơ chế quyền lực nhà nước đang tiếp tục đổi mới hiện nay, theo chúng tôi cần sửa đổi, bổ sung thêm một số điểm sau đây:

Chủ tịch nước trong điều kiện nước ta, mặc dầu được xác định là người đứng đầu Nhà nước, song về chức năng nhiệm vụ không hoàn toàn giống như nguyên thủ quốc gia ở các nước khác. Trên bình diện quan hệ quốc tế thì với vị trí như của Chủ tịch nước nước ta sẽ có những khó khăn nhất định trong việc tham gia vào các cơ cấu phối hợp giữa các quốc gia. Có lẽ cần nghiên cứu tăng cường hơn nữa quyền hạn của Chủ tịch nước về mặt này như: mở rộng phạm vi tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế và các thoả thuận quốc tế nhân danh Nhà nước Việt Nam không chỉ “với người đứng đầu Nhà nước khác” như Hiến pháp hiện hành quy định để tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đối ngoại mềm dẻo của Nhà nước theo hướng đổi mới, mở cửa và hội nhập với thế giới; tăng cường hơn nữa quyền của Chủ tịch nước trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế. Chỉ những điều ước quốc tế có quan hệ trực tiếp tới chủ quyền, an ninh quốc gia, lãnh thổ, vị thế, chính sách của Nhà nước khi tham gia các tổ chức quốc tế quan trọng... mới cần phải để Quốc hội phê chuẩn.

Khắc phục những khiếm khuyết trong các chỉnh sửa về mối quan hệ giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước tại lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vừa qua (năm 2001), cũng như để tăng cường hơn nữa vai trò, vị trí của Chủ tịch nước, cần xem xét giao cho Chủ tịch nước quyền quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược (trong thời gian Quốc hội không họp), quyết định tổng động viên, quyết định tình trạng khẩn cấp, quyết định đặc xá... là những quyền hiện thuộc Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vì như vậy sẽ phù hợp hơn với vị trí của nguyên thủ quốc gia, và cũng phù hợp với xu thế giảm dần vai trò của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong tương lai khi Quốc hội trở thành cơ quan hoạt động thường xuyên. Và như đã nói ở trên, việc phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về miễn nhiệm, cách chức các thành viên khác của Chính phủ vẫn nên để cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định (có sự tham gia của Chủ tịch nước như giai đoạn đầu của Hiến pháp 1992) hoặc giao cho Chủ tịch nước thực hiện chứ không nên để Quốc hội thực hiện như hiện nay.

Nghiên cứu giao cho Chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại các đạo luật đã được thông qua, quyền phủ quyết các bản án của Toà án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật (dưới hình thức ân xá và đặc xá đặc biệt không cần phải theo các thủ tục quá chặt chẽ như phải có đơn xin của tử từ, có các ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hay của Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương như hiện nay) với mục đích để các cơ quan đó xem xét lại một cách cẩn trọng hơn khi thông qua luật (đối với Quốc hội) và ra các bản án (đối với Toà án nhân dân tối cao) và cũng như là một hình thức sửa chữa những sai lầm mà các cơ quan đó rất có thể cũng mắc phải. Từ trong cội nguồn tổ chức nhà nước, chế định nguyên thủ quốc gia luôn luôn là một chế định tiềm tàng để xử lý các tình huống cần kíp phòng khi các chế định dân chủ khác đã không còn tác dụng.

Hiến pháp và pháp luật quy định cho Chủ tịch nước trong việc công bố pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh (kể cả một số nghị quyết) trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế hầu như không thấy Chủ tịch nước thực hiện quyền này. Điều này được giải thích bằng việc các dự án đã được chuẩn bị tốt. Nhưng theo chúng tôi có lẽ là do trong việc ban hành pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng như khi Uỷ ban thường vụ Quốc hội họp thì theo quy định, Chủ tịch nước đã tham dự và nếu có ý kiến gì thì đã trao đổi rồi. Vậy có cần quy định như trên đây nữa không?

Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chủ tịch nước còn công bố nghị quyết của Quốc hội tương tự như đối với luật; công bố hoặc đề nghị xem xét lại nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tương tự như đối với pháp lệnh. Tuy nhiên, quyền này của Chủ tịch nước phải được quy định trong Hiến pháp để tạo sự đầy đủ và thống nhất chứ không phải quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 105 Hiến pháp 1992 quy định Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và khi xét thấy cần thiết thì có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ. Đối với các phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì Chủ tịch nước tham dự để nắm bắt và có ý kiến về các vấn đề có liên quan (nhất là khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng được Quốc hội giao hay khi thông qua các nghị quyết, pháp lệnh). Điều này là phù hợp và cần thiết, thể hiện sự gắn bó giữa Chủ tịch nước với Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Riêng đối với phiên họp của Chính phủ mà Chủ tịch nước chỉ “tham dự” e rằng không thích hợp lắm. Trong cơ chế quyền lực nhà nước nói chung, nguyên thủ quốc gia, thực tế cũng như hình thức, đều được coi là người đứng đầu hành pháp. Điều đó thể hiện ở quyền của nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm Thủ tướng, quyết định chấp nhận hoặc giải tán Chính phủ. Bình thường, mọi việc của Chính phủ đều do Thủ tướng điều hành, nhưng khi có vấn đề phát sinh cần có sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia thì nguyên thủ quốc gia sẽ nắm quyền điều hành đối với Chính phủ. Đối với Chính phủ nước ta, mặc dù có những nét đặc thù, nhưng cơ bản vẫn mang những đặc điểm chung đó thể hiện qua việc Chủ tịch nước giới thiệu Thủ tướng để Quốc hội bầu, căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ…Vậy, cần thể hiện nội dung này theo hướng: Chủ tịch nước chỉ tham dự phiên họp của Chính phủ trong các trường hợp thật cần thiết và khi đó Chủ tịch nước sẽ là người chủ toạ phiên họp.


. Xem: Trường Chinh: Tuyển tập (1937 – 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, tr. 161.

. Nhiều tác giả: “Lời tuyên cáo của Chính phủ”, Chặt xiềng, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1955, tr. 86.

. Lời chào mừng Chính phủ mới tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 2-3-1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khoá họp thứ nhất, Hồ sơ số 1, lưu tại Văn phòng Quốc hội.

. Do điều kiện kháng chiến nên Quốc hội quyết định chưa tổ chức bầu Nghị viện nhân dân ngay mà Quốc hội tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu được Nghị viện, thực chất là đã thay thế Nghị viện (TG).

. Trong điều kiện đổi mới ngày nay, Hiến pháp 1992 thiết lập trở lại thiết chế Chủ tịch nước theo kiểu này - tất nhiên không phải là giống hoàn toàn - cho thấy tính hợp lý của mô hình Chủ tịch nước với vai trò cá nhân mà trước đây chúng ta đã có lúc xoá bỏ (TG).

. Thời kỳ này Chủ tịch nước Hồ Chí Minh kiêm luôn chức Thủ tướng. Từ năm 1955 chức Thủ tướng mới do Phạm Văn Đồng giữ . (Theo: Danh sách Chính phủ qua các thời kỳ (từ 1945 đến 2000). Trong cuốn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “57 năm tổ chức bộ máy Chính phủ Việt Nam (1945-2002)” do Ban Chỉ đạo biên soạn lịch sử Chính phủ Việt Nam tổ chức tại Lạng Sơn ngày 25-3-2004.

. Theo tính chất nhà nước xã hội chủ nghĩa, đúng ra phải chọn Chủ tịch nước trong Quốc hội, nhưng có lẽ do hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, miền Nam không tham gia bầu cử Quốc hội mà chỉ lưu nhiệm đại biểu cũ, đề phòng có người xứng đáng ở hai miền nhưng không phải đại biểu Quốc hội, Hiến pháp quy định chọn trong công dân chăng? (TG).