Nhiễm trùng bệnh viện là gì

Thế nào là nhiễm trùng bệnh viện? Nhiễm trùng bệnh viện [nosocomial infection ] có thể do vi khuẩn, virut, nấm hoặc ký sinh trùng lây nhiễm từ môi trường hay nhân viên bệnh viện. Dụng cụ y tế, đồ dùng cá nhân như giường, chiếu, đặc biệt môi trường chung quanh [sàn nhà, không khí] là nguồn vi sinh vật gây nhiễm. Nhiễm trùng bệnh viện xảy ra từ 2 - 10%, bệnh viện tuyến cao tỷ lệ cao hơn và mức độ bệnh cũng nặng hơn. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 1%. Ngay tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch CDC ước tính hàng năm có khoảng 1,7 triệu ca nhiễm trùng bệnh viện, trong đó có 99.000 ca tử vong. Tại châu Âu, nhiễm trùng bệnh viện gây tử vong 25.000 ca mỗi năm. Điều rất nguy hiểm là những vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thường đề kháng một hoặc nhiều loại [đa kháng] thuốc. Do đó, ngoài khó khăn còn phải chịu chi phí điều trị rất tốn kém. Bệnh do thầy thuốc là gì? Thuật ngữ bệnh do thầy thuốc [iatrogenic disease] này xuất phát từ hợp ngữ Hy lạp gồm Iatros là thầy thuốc và genic là gây ra. Như vậy bệnh do thầy thuốc là những bệnh gây ra từ những sai sót y tế, những sơ suất trong thao tác hay trong phương pháp điều trị, và các biến chứng các tác dụng không mong muốn [tác dụng phụ] của thuốc men và của thủ thuật điều trị gây ra. Các bệnh do thầy thuốc hay gặp gồm: [1] nhiễm trùng trong bệnh viện với các chủng vi khuẩn đa đề kháng thuốc do trước đó thầy thuốc đã dùng quá nhiều loại kháng sinh [2] sai lầm trong dùng thuốc ví dụ trước đây dùng an thần điều trị viêm loét dạ dày trong khi thật sự phải dùng kháng sinh để loại trừ vi khuẩn HP [3] cho thuốc quá liều ví dụ quá liều insulin trong đái tháo đường, quá liều thuốc chống đông máu khi chạy thân nhân tạo và ngay cả cho quá liều thuốc bổ…[4] bị dị ứng thuốc [5] bị tác dụng độc của thuốc như thuốc điều trị lao, thuốc kháng giáp, thuốc hạ sốt gây độc cho gan; thuốc kháng viêm gây loét dạ dày…[6] do giải thích hướng dẫn thiếu thận trọng gây hiểu nhầm, làm stress, trầm cảm cho bệnh nhân [7] chẩn đoán, đánh giá bệnh trạng cũng như tiên lượng và dự hậu sai lầm. Hội Bệnh do thầy thuốc Hoa Kỳ [American iatrogenic Association, AiA] đã ước tính hằng năm có từ 44 đến 98 ngàn người bị chết sau khi nhập viện vì bệnh do thầy thuốc và chi phí chăm sóc lên đến 29 tỷ đô la. Người ta cũng đánh giá bệnh do thầy thuốc đứng thứ ba trong các bệnh dễ gây tử vong, sau bệnh tim mạch và ung thư, và xếp hạng thứ tám trong nguyên nhân gây chết. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cũng khuyến cáo rằng ngay cả việc thăm khám, cho xét nghiệm quá mức cũng không tốt với bệnh nhân, gây tâm lý stress đặc biệt với người già. Theo cố Giáo sư Phạm Khuê, chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì hơn một phần tư các bệnh ở người già là do chính các thầy thuốc gây ra. Thay lời kết Ngành Y dù được đào tạo lâu năm hơn các ngành khác, nhưng bác sĩ khi mới ra trường thật sự “chỉ mới là bắt đầu”, như lời thề của các “tân khoa” trước ông Tổ Hải Thượng Lãn Ông và Hyppocrate. Theo lý thuyết thầy thuốc phải là người học đủ rộng, đủ sâu mới hy vọng có đủ kiến thức và kinh nghiệm chữa bệnh, nhưng oái oăm thay, trong thực tế cũng chính người thầy thuốc lại gây ra một số căn bệnh, những bệnh này nhiều khi cũng nguy hiểm, cũng gây chết người là bệnh do thầy thuốc hay “bệnh y sinh”. Nhiễm trùng bệnh viện cũng là một dạng bệnh như thế.

Theo tôi, cần có cái nhìn hai phí: [1] phía y tế đảm bảo nguyên tắc y khoa: vệ sinh môi trường, tránh lạm dụng thăm khám, lạm dụng xét nghiệm, tránh lạm dụng thuốc men đặc biệt thuốc kháng sinh, không cần thiết… và [2] phía người bệnh cần hiểu rằng Bệnh do thầy thuốc, Nhiễm trùng bệnh viện thật sự là những rủi ro, không mong muốn, “bất khả kháng”…trong quá trình điều trị bệnh, hoàn toàn không phải là sai sót chuyên môn. Cần đồng cảm với một ví von rất đau xót, thâm thúy là “Đằng sau một thầy thuốc giỏi có cả một nghĩa địa”.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tung Hoành- Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Vào năm 1880, nhà khoa học người Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được rằng chính các vi khuẩn là nguyên nhân thật sự gây ra nhiều căn bệnh. Nhiễm trùng là tình trạng sức khỏe rất phổ biến, có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi.

Định nghĩa nhiễm khuẩn [còn gọi là nhiễm trùng] là sự tăng sinh của các vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng... đối với cơ thể, dẫn tới các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Thông thường, biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Nhiễm trùng có thể tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự nhiên sống trong cơ thể không được xem là nhiễm trùng, ví dụ: vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột. Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và thường lây lan theo những con đường giống nhau. Đây là điểm tương đồng duy nhất giữa vi khuẩn và virus. Việc phân biệt nhiễm trùng do vi khuẩn và virus rất quan trọng cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh:

  • Vi khuẩn là một thể duy nhất, chúng là tế bào rất phức tạp và có thể tự tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Hầu hết các vi khuẩn không có hại. Trong thực tế, có nhiều vi khuẩn thường trú trên da và trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn.
  • Virus có kích thước nhỏ hơn và có cấu tạo không phải là tế bào. Không giống như vi khuẩn, virus cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên. Virus gây nhiễm trùng bằng cách nhập vào nhân bên trong các tế bào khỏe mạnh của vật chủ.

Nhiễm khuẩn do vi khuẩn

Nhiễm khuẩn bệnh viện là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các bệnh nhân trong thời gian nằm viện. Các bệnh nhân này hoàn toàn không mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiềm tàng trước thời điểm nhập viện.

Những trường hợp nhiễm khuẩn trong 48 giờ đầu kể từ khi bệnh nhân vào viện thì không phải là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngược lại, một số bệnh nhân khi vào viện không mắc bệnh nhưng sau khi ra viện một thời gian thì bệnh xuất hiện, đây rất có thể là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ví dụ: bệnh viêm gan virus B hoặc C, nhiễm HIV, viêm xương khớp do đóng đinh nội tủy... những bệnh có thời gian nung bệnh dài ngày.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng [vi khuẩn và virus] là ho và hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Tất cả các phản ứng trên là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ sinh vật gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không hoàn toàn giống, hầu hết là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc. Bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng rất đa dạng cho vấn đề nhiễm trùng.

Nhiễm trùng có thể được phân loại theo vị trí giải phẫu của cơ quan bị nhiễm bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng đơn độc: nhiễm trùng do 1 loại mầm bệnh gây nên.
  • Nhiễm trùng phối hợp: nhiễm trùng do hai hoặc nhiều loại mầm bệnh gây nên.
  • Nhiễm trùng thứ phát: nhiễm trùng trên cơ thể bị suy yếu do một nhiễm trùng khác [nhiễm nấm Candida thứ phát trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS...].
  • Nhiễm trùng cục bộ: nhiễm trùng tập trung tại một vị trí nhất định.
  • Nhiễm trùng toàn thân.
  • Nhiễm trùng cấp tính [cấp diễn]: cúm, lỵ...
  • Nhiễm trùng mạn tính [trường diễn].

Các thể nhiễm trùng khác như: nhiễm trùng tái nhiễm, nhiễm trùng phôi thai [bệnh giang mai bẩm sinh], nhiễm trùng điển hình và không điển hình, nhiễm trùng chậm [nhiễm virus HIV], nhiễm trùng phân tử [do các acid nucleic. của virus xâm nhập vào cơ thể có thể gây bệnh].

Nhiễm trùng cấp tính

Các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh. Kháng sinh có thể diệt vi khuẩn hoặc ngăn chặn chúng nhân lên. Tuy nhiên, kể từ khi vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng, các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Điều trị nhiễm trùng do virus

Kiểm soát các triệu chứng bằng các loại thuốc khác nhau. Ví dụ: dùng paracetamol để giảm sốt. Sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của virus, Ví dụ: dùng thuốc chữa HIV/AIDS. Thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus.

  • Thường xuyên rửa tay thật kỹ [cách tốt nhất để tránh cảm lạnh]
  • Khi bắt tay với người bị cảm lạnh là yếu tố nguy hiểm, cần tránh dụi mắt hoặc mũi ngay sau đó. Vì vi khuẩn hoặc virus có thể truyền bệnh thông qua việc chạm hoặc bắt tay với một người khác.
  • Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt, tránh để ở nhiệt độ thường quá lâu.
  • Các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng, sử dụng các thớt khác nhau để chế biến thực phẩm sống và chín.
  • Các loại thịt nên được chế biến sạch sẽ. Một số sinh vật sẽ chết khi thức ăn được nấu chín nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại gây tiêu chảy và nôn mửa.
  • Dịch cơ thể, như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và truyền bệnh. Sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có đơn chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị: uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian quy định.
  • Phòng bệnh gây ra do virus bằng cách tiêm vắc xin như: viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản...

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Sự khác nhau giữa vi khuẩn và virus

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề