Những khó khăn tâm lý khi học trực tuyến

Xử lý khủng hoảng tâm lý do học trực tuyến

Học trực tuyến kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, tăng lo âu, giảm tương tác, những sang chấn tâm lý đối với các em là không thể tránh khỏi

  • Học trực tuyến sẽ kéo dài đến bao giờ?

  • Giữ an toàn khi trẻ học trực tuyến

  • Thời khóa biểu học trực tuyến: Thấy mà ngợp!

  • Học sinh 23 tỉnh, thành học trực tiếp, 31 địa phương học trực tuyến

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] Ngô Thị Minh nhận định dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tâm lý các học sinh trong thời gian không thể đến trường.

Lo học sinh trầm cảm

"Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý lại vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp. Nhiều em điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, chưa kể những yếu tố rủi ro, có những học sinh mồ côi cha mẹ, mất đi người thân và những sang chấn tâm lý đối với các em là không thể tránh khỏi. Có một số em bị khủng hoảng tâm lý" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh cho biết.

Thạc sĩ Tô Thị Hoan, chuyên viên tâm lý học trường học, nêu lên nhiều vấn đề về tâm lý học sinh khi học trực tuyến. Đó là tình trạng học sinh rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu tương tác và cô lập xã hội. Việc thiếu tương tác xã hội, đặc biệt là với bạn đồng lứa, có thể dẫn trẻ đến cảm giác cô đơn, thiếu động lực và bị cô lập. Nhiều học sinh cũng có thể rơi vào tình trạng tăng lo âu và căng thẳng khi học trực tuyến.

Nhiều chuyên gia lo lắng học trực tuyến kéo dài sẽ khiến học sinh bị ảnh hưởng tâm lý. [Ảnh ĐẶNG TRINH]

Cô Nguyễn Hương Thảo, giáo viên Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành [TP Hà Nội], cho rằng vấn đề khiến cô cùng các đồng nghiệp lo lắng hiện nay chính là sức khỏe tâm thần của học sinh. Việc học sinh ngồi bên máy tính, không có bạn bè bên cạnh để giao tiếp, vận động trong thời gian dài dễ khiến sức khỏe tâm thần của các em bị ảnh hưởng lớn. Chính vì vậy, theo giáo viên này, trước khi học sinh quay lại trường học, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm thú vị tại trường. "Đúng như chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, cần hỗ trợ tâm lý cho học sinh, không vì áp lực chất lượng học tập mà gây thêm sức ép cho các em" - cô Thảo nói.

1.000 giáo viên tham gia lớp học về tư vấn tâm lý

Cảnh báo khủng hoảng tâm lý học đường vì Covid-19 là vấn đề được nhiều chuyên gia giáo dục đặt ra. Những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên có kiến thức sâu về tâm lý, tư vấn tâm lý học đường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, đội.

Tuy nhiên, như thừa nhận của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, việc triển khai tư vấn tâm lý học đường hiện còn nhiều khó khăn trong bối cảnh ngành giáo dục chưa có đội ngũ chuyên trách. Đây là vấn đề khó mà ngành giáo dục đang phải tháo gỡ. Trên thực tế, dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến các học sinh mà cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của các thầy cô giáo. Trước mắt, chính các thầy cô cũng phải biết cách cân bằng công việc gia đình và công việc của trường lớp để có quỹ thời gian phù hợp, làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các học sinh.

Để khắc phục phần nào thực trạng này, Bộ GD-ĐT vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam [UNICEF] tổ chức tập huấn trực tuyến cho 1.000 cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19. Các chuyên gia tâm lý Việt Nam và quốc tế đã chia sẻ với các thầy cô về kinh nghiệm và kiến thức của 4 chuyên đề quan trọng. Đó là nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch Covid-19; hướng dẫn kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học; nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và những phương thức giáo viên, phụ huynh tư vấn hỗ trợ và cuối cùng là hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng công việc và gia đình cho cán bộ, giáo viên.

Chương trình cũng trang bị cho cán bộ tư vấn tâm lý, giáo viên những kỹ năng về tư vấn, hỗ trợ học sinh khi gặp những khó khăn tâm lý, kỹ năng giúp học sinh bảo đảm an toàn, phòng chống bạo lực, xâm hại và các kỹ thuật giúp cán bộ, giáo viên cân bằng giữa công việc và gia đình.

Thực hành bài tập thư giãn

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng để đánh giá đúng thực trạng, hậu quả do dịch Covid-19 gây ra ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, cũng như tập trung kỹ năng nhận diện được sự căng thẳng, khó khăn của mỗi em, các cán bộ, giáo viên cần được hướng dẫn thực hành kỹ năng tư vấn, hỗ trợ học sinh thực hiện những bài tập thư giãn, giảm căng thẳng trong và sau thời gian dịch Covid-19, chuẩn bị cho các em quay lại trường một cách tốt nhất.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Yến Anh

Đại dịch Covid-19 đang làm chao đảo không chỉ nước Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chính việc dịch bệnh hoành hành ngày càng nghiêm trọng nên để đảm bảo cho an toàn của toàn cho học sinh, sinh viên, nhà nước đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. Việc dạy học theo hình thức này còn rất mới lạ với tất cả mọi người vì là lần đầu tiên tiếp xúc. Vì thế, không thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập cho cả giáo viên và học trò. Vậy, cách khó khăn khi học trực tuyến là gì? 

Do giảng dạy trực tuyến, việc học trực tuyến không thường xuyên ở đất nước chúng ta. Vì vậy, trước tình hình phức tạp của dịch COVID-19, các trường đã triển khai dạy học trực tuyến vừa để học sinh tiếp tục học, vừa đảm bảo kiến ​​thức, kĩ năng môn học cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, khi bắt tay vào kế hoạch này, đa số giáo viên đều lúng túng và không thể bắt kịp được các kĩ thuật thực hiện.

Nguyên nhân chủ yếu chính là là do khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của nhiều giáo viên còn rất hạn chế, việc sử dụng phần mềm học trực tuyến chưa nhuần nhuyễn dẫn đến việc triển khai chưa tốt. Hơn nữa, hầu hết giáo viên đã quen với giảng dạy trực tiếp trước mặt học sinh, giờ lại giảng dạy trên không gian mạng, nhiều giáo viên sẽ lúng túng hoặc không tự tin vào bài giảng.

Mặc dù các em rất tích cực trong việc ứng dụng công nghệ để cố gắng tiếp thu bài học từ giáo viên. Nhưng trên thực tế, môi trường và điều kiện vật chất ở nhà học sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động học tập của các em. Bởi không phải gia đình nào cũng trang bị internet, máy tính, điện thoại thông minh để học học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Hơn nữa, do đặc thù của hình thức học trực tuyến nên không trực tiếp quản lý trật tự học tập và ý thức học tập của các em nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Trong quá trình dạy và học, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng.

Nếu tính tương tác được phát huy hiệu quả trong các bài giảng trên lớp, thì trong học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là giảng một chiều, học sinh tiếp nhận trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông, tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi rồi thực hành chứ không phải trực tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của khóa học.

Nhà trường và giáo viên cần phối hợp xây dựng kế hoạch trao đổi với cha mẹ học sinh, thống nhất cách làm, tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh khi học sinh học ở nhà. Giáo viên cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp theo đặc điểm vùng miền và điều kiện hiện có.

Có thể chọn hình thức dạy trực tuyến qua nhóm zoom, google meet, facebook, email và các hình thức khác … ở những nơi không có mạng, điều kiện kỹ thuật cần tìm giải pháp dạy và giao nhiệm vụ cho học sinh, chẳng hạn như chuẩn bị bài tập, in ra và thông báo để phụ huynh nhận bài cho con em.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tăng cường tương tác với học sinh thông qua các kênh, đồng thời nắm bắt ý thức học tập, chất lượng học tập và những khó khăn trong học tập của học sinh qua bài giảng trực tuyến. Thường xuyên nhắc nhở, gửi lịch báo giảng trực tuyến của các đài truyền hình trung ương và địa phương, để học sinh tham gia học tập, từ đó đánh giá hiệu quả học tập thông qua trao đổi câu hỏi, bài tập.

Luôn luôn nhắc nhở con em học tập nghiêm túc và làm bài tập đầy đủ như những ngày học trực tiếp bình thường. Cố gắng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để các em có thể học tập, tiếp thu kiến thức không để thua bạn bè. Quan tâm, theo sát hỗ trợ các em nếu gặp bất kỳ khó khăn trong học tập. Đặc biệt, đối với các em ở lứa tuổi cấp 1, cấp 2 rất dễ bị lôi cuốn bởi một vài trang web trên mạng nên phụ huynh phải hết sức sát sao.

Nhận thức đúng về việc học online và tầm quan trọng của việc học. Nghiêm túc học tập và làm bài tập để tích lũy kiến thức chuẩn bị cho việc học cao hơn trong tương lai. Không lợi dụng việc học trực tuyến để truy cập vào các web không chính thống gây ảnh hưởng đến tâm lý bản thân.

Kết luận

Việc học trực tuyến vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cho cả giáo viên và học sinh. Nhưng trên tất cả, mọi người cần phải đồng lòng, cùng nhau cố gắng để vượt qua thách thức này. Các giải pháp trên chỉ mang tính tham khảo hi vọng mọi người sẽ nỗ lực để vượt qua đại dịch một cách nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề