Nội dung phim Tân Tiếu ngạo giang hồ

"Tân tiếu ngạo giang hồ" đang trên đà trở thành tác phẩm bị đánh giá là thảm họa nhất lịch ѕử phim truуền hình Trung Quốc.

Bạn đang хem: Dàn diễn ᴠiên tân tiếu ngạo giang hồ

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, bộ phim truyền hình Tân Tiếu ngạo giang hồ của đạo diễn Kim Sâm chỉ vừa đi được những chặng đầu tiên nhưng đã không mấy suôn sẻ khi vấp phải sự chỉ trích từ đông đảo khán giả về nội dung phim.

Số điểm 2,4 trên trang đánh giá phim Douban đã đưa tác phẩm trở thành một trong những bộ phim làm lại từ tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung có mức điểm tệ hại nhất từ trước tới nay.

Với độ dài 30 tập, Tân Tiếu ngạo giang hồ được dự đoán sẽ có mạch truyện nhanh và rút gọn hơn những bản khác [bản phim năm 2008 có độ dài 40 tập và bản phim mới nhất vào năm 2013 cũng có độ dài tới 55 tập]. Tuy nhiên, sau khi vừa lên sóng vào ngày 26.2 vừa qua, tác phẩm đã gây "chóng mặt" cho người xem vì những tình tiết diễn biến quá nhanh khi các chi tiết xảy ra dồn dập và trật tự thời gian so với nguyên tác cũng thay đổi ít nhiều.

Poster của Tân Tiếu ngạo giang hồ bản 2018

Ảnh: Chụp màn hình Sina

Tuy nhiên, làn sóng phản đối mạnh mẽ nhất phải kể đến những chỉ trích về phía nội dung khi đạo diễn Kim Sâm xây dựng Đông Phương Bất Bại ngược hẳn 180 độ trong tiểu thuyết gốc. Trong truyện của Kim Dung, nhân vật này vốn gây nhiều sóng gió cho Nhật Nguyệt Thần Giáo và khiến huynh đệ tương tàn thì với bản mới, Đông Phương Bất Bại do Đinh Vũ Hề thủ vai lại có lý tưởng… “thiên hạ không phân chính tà, bách tính được hưởng thái bình".

Dàn diễn viên non kinh nghiệm và tạo hình không phù hợp cũng là một điểm trừ của Tân Tiếu ngạo giang hồ. Vai diễn hảo hán Lệnh Hồ Xung được giao cho diễn viên "lạ hoắc" Đinh Quan Sâm được cho là không phù hợp bởi ngoại hình non choẹt của anh. Những phiên bản trước đây, các nam diễn viên thể hiện vai này như Lý Á Bằng, Hoắc Kiến Hoa, Châu Nhuận Phát đều đã có tuổi nghề, tuổi đời. So với những bậc tiền bối, khả năng thể hiện và khí chất của Đinh Vũ Sâm bị đánh giá thua xa.

Tiết Hạo Tịnh vào vai Thánh cô của Nhật Nguyệt Thần Giáo Nhậm Doanh Doanh cũng là một trong những gương mặt bị la ó rất nhiều khi nhan sắc ở mức độ làng nhàng, diễn xuất vụng về. Nhiều người cho rằng tạo hình của Đông Phương Bất Bại thậm chí còn được chăm chút hơn cả vai nữ chính dù Nhậm Doanh Doanh được miêu tả trong truyện gốc là có sắc đẹp tuyệt trần.

\n

Tạo hình non nớt của Lệnh Hồ Xung do Đinh Vũ Sâm đảm nhận

Ảnh: Chụp màn hình Sina

Nhan sắc bị đánh giá bình thường của Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh

Ảnh: Chụp màn hình Sina

Đối mặt với làn sóng phản đối này, đạo diễn Kim Sâm cho biết Tân Tiếu ngạo giang hồ là được xem là bản niên thiếu của Lệnh Hồ Xung, xoay quanh quá trình trưởng thành của vị thiếu hiệp trong giang hồ, nơi anh tìm thấy tình yêu và tình bạn đích thực chứ không tập trung khai khác cuộc chiến tranh giành vị trí "thiên hạ đệ nhất võ công". Ông khẳng định đây là bản remake [làm lại] với nhiều nội dung sáng tạo chứ không bám sát nguyên tác của Kim Dung.

Tiếu ngạo giang hồ được sáng tác bởi nhà văn kiếm hiệp đình đám Kim Dung vào năm 1967 và trở thành một trong những câu truyện đặc sắc nhất của ông. Tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh 12 lần. Thành công nhất phải kể đến phiên bản năm 1996 do Lữ Tụng Hiền đóng chính và bản năm 2001 do Lý Á Bằng vào vai Lệnh Hồ Xung. 

Tin liên quan

Tiếu ngạo giang hồ là một tiểu thuyết kiếm hiệp lần đầu tiên được phát hành trên Minh báo vào năm 1967 của Kim Dung. Tiêu đề Tiếu ngạo giang hồ được đặt theo một bản nhạc cầm tiêu hợp tấu xuất hiện xuyên suốt không gian của tác phẩm. Tiếu ngạo giang hồ được coi là một trong những tiểu thuyết đặc sắc nhất của Kim Dung.

Giới thiệu[]

Nội dung bộ truyện xoay quanh những đề tài về tình bạn, tình yêu, sự dối trá, phản bội, những âm mưu và cả ham muốn quyền lực, và trên tất cả là sự ca ngợi tự do, hòa bình.

Nhân vật chính là chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung. Xuyên suốt câu chuyện, người đọc được dẫn dắt theo hành trình trở thành một kiếm khách lẫy lừng của chàng lãng tử này, đồng thời trải nghiệm những chứng kiến của Lệnh Hồ Xung đối với nhiều âm mưu tranh quyền đoạt vị trên giang hồ.

Khác với nhiều tiểu thuyết được gắn với các giai đoạn lịch sử của Trung Hoa [ví dụ như Xạ Điêu Anh Hùng truyện vào thời Nam Tống, Thiên Long Bát Bộ vào thời Bắc Tống, Ỷ Thiên Đồ Long ký vào thời Nguyên - Minh...], tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ không chỉ rõ thời đại lịch sử của câu chuyện. Tuy nhiên, từ một số yếu tố, ta có thể suy đoán diễn biến câu chuyện xảy ra ở giữa triều đại nhà Minh.

Tóm tắt[]

Sơ tả về câu chuyện[]

Võ lâm lúc này chia ra làm hai phe : chính tà. Tuy nói chia ra chính tà hai phe, nhưng chữ chính tà ở đây khó nói lắm, chính tà khó phân, có phân ra cũng là phân tại lòng người chứ không phải tại cách gọi.

Nhân vật chính là lãng tử Lệnh Hồ Xung, là đại đệ tử của Nhạc Bất Quần, có tình thanh mai trúc mã với Nhạc Linh San, con gái của Nhạc Bất Quần và nữ hiệp Ninh Trung Tắc.

Tịch tà kiếm phổ[]

Bắt nguồn của bi kịch, tranh chấp trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, là do bộ kiếm pháp nổi danh của Lâm Viễn Đồ tên là Tịch Tà Kiếm Pháp. Lâm Viễn Đồ vốn là Độ Nguyên thiền sư, đệ tử chân truyền của Hồng Diệp thiền sư, phương trượng chùa Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến. Do cơ duyên xảo hợp, mà ông lĩnh ngộ được một phần võ công trong Quỳ Hoa Bảo Điển, sáng tác ra 72 đường Tịch Tà Kiếm Pháp. Từ đó, ông âm thầm rời Nam Thiếu Lâm, lấy tên là Lâm Viễn Đồ, lập ra Phước Oai tiêu cục. Nhờ vào 72 đường Tịch Tà Kiếm Pháp, đánh bại nhiều cao thủ của hắc bạch lưỡng đạo, uy danh vang dội [trong đó có đệ nhất kiếm thuật Trương Thanh Tử thuộc phái Thanh Thành], dẫn đến sự thèm muốn của nhiều nhân sĩ võ lâm với môn kiếm pháp này. Do biết được tác hại của việc luyện Tịch tà kiếm pháp, nên Lâm Viễn Đồ cấm con cháu luyện môn kiếm pháp này.

Sau khi Lâm Viễn Đồ qua đời, con trai ông là Lâm Chấn Nam quản lý Phước Oai tiêu cục.Dư Thượng Hải, chưởng môn phái Thanh Thành lúc bấy giờ, vì thèm muốn Tịch Tà Kiếm Pháp mà cho người đồ sát Phước Oai tiêu cục, bắt cóc vợ chồng Lâm Chấn Nam, ép cung về vị trí cất giấu Tịch Tà kiếm phổ. Con trai Lâm Chấn Nam, là Lâm Bình Chi lại may mắn trốn thoát kiếp nạn, giả dạng người gù, lưu lạc thiên hạ, tìm thời cơ báo thù.

Khúc Tiếu Ngạo lần đầu vang lên[]

Lưu Chính Phong là sư đệ của Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn. Khúc Dương là trưởng lão của Nhật Nguyệt Thần Giáo. Đáng lẽ hai người không thể ở cùng 1 chỗ, nhưng vì âm nhạc, mà hai người trở thành tri kỷ, cùng sáng tác 1 bản cầm tiêu hợp tấu Tiếu Ngạo Giang Hồ. Lưu Chính Phong quyết định ở ẩn, thoái lui khỏi võ lâm, để có thể cùng Khúc Dương cầm tiêu hợp tấu, nhưng vì tham vọng của Tả Lãnh Thiền, phái Tung Sơn, mà cả nhà bị giết chết, hai người cũng bị trọng thương mà chết.

Trước khi chết, cả hai cùng nhau hòa tấu lần cuối bản Tiếu Ngạo giang hồ, đây là lần đầu tiên bản nhạc này vang lên trong tác phẩm, và đây cũng sẽ là âm thanh xuyên suốt của tác phẩm. Sau đó, họ nhờ Lệnh Hồ Xung tìm người có tài, truyền bản nhạc này lại, để bản nhạc này còn có thể vang lên lần nữa.

Sau đó, qua nhiều sự kiện, Lâm Bình Chi gia nhập phái Hoa Sơn, làm đệ tử của Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần. Lệnh Hồ Xung đồng thời được vợ chồng Lâm Chấn Nam trước khi chết, nhờ căn dặn lại cho Lâm Bình Chi về địa điểm giấu Tịch Tà kiếm phổ cùng với lời dặn không được luyện tập bí kíp.

Độc Cô Cửu Kiếm và lần đầu thất tình[]

Sau khi quay về Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần đã phạt Lệnh Hồ Xung phải lên ngọn Ngọc Nữ Phong, diện bích 1 năm. Trên ngọn núi này, Lệnh Hồ Xung vô tình tìm được một động khẩu, trong đó có thi thể của mười vị trưởng lão Ma giáo đời trước. Đồng thời còn có cả võ công được 10 vị trưởng lão này khắc lại trên vách đá, chuyên dùng để khắc chế võ công Ngũ Nhạc Kiếm Phái.

Lúc này, Vạn Lý Độc Hành Điền Bá Quang lại bất ngờ lên ngọn Ngọc Nữ Phong, dùng võ công ép Lệnh Hồ Xung xuống núi với y. Vì đang bị sư phụ phạt, lẫn vì thanh danh không tốt của Điền Bá Quang, nên Lệnh Hồ Xung nhất quyết không xuống núi. Sau khi dùng mưu kế lẫn võ công để đấu với Điền Bá Quang nhưng đều thất bại do võ công cả hai quá chênh lệch, thì bất ngờ Phong Thanh Dương xuất hiện. Phong Thanh Dương là thái sư thúc tổ của Lệnh Hồ Xung, ông vì có truyện buồn mà ẩn cư trên ngọn Ngọc Nữ Phong này. Mang trong mình võ công vô địch thiên hạ là Độc Cô Cửu Kiếm, vì sợ môn võ này thất truyền, lại thấy Lệnh Hồ Xung vừa mắt, nên đã đi ra truyền môn này cho Lệnh Hồ Xung. Nhờ có Độc Cô Cửu Kiếm, Lệnh Hồ Xung dễ dàng đánh bại Điền Bá Quang. Sau đó Lệnh Hồ Xung còn theo Phong Thanh Dương vài tháng để học môn kiếm pháp vô địch này.

Cũng trong thời gian này, dưới sự sắp xếp khôn khéo của Nhạc Bất Quần, mà Nhạc Linh San thay đổi, chuyển sang yêu Lâm Bình Chi. Điều này từng khiến cho Lệnh Hồ Xung ngã bệnh một thời gian trên ngọn Ngọc Nữ Phong.

Trọng thương[]

Phe Kiếm tông của phái Hoa Sơn do Phong Bất Bình dẫn đầu, được sự trợ giúp của Tả Lãnh Thiền, đến gây khó dễ cho Nhạc Bất Quần, đòi ông trả lại quyền cho phe Kiếm Tông.

Lệnh Hồ Xung thấy có người vũ nhục sư phụ mình, liền nổi giận đứng ra, dùng võ công trên núi của các vị trưởng lão Ma giáo ghi lại, đánh bại người bên phe Phong Bất Bình. Nhưng do bất cẩn, nên bị đánh lén trọng thương. Lúc này, Đào Cốc Lục Tiên, 6 anh em được Bất Giới hòa thượng nhờ đến, lại mang Lệnh Hồ Xung đi đòi chữa thương cho chàng, khiến cho nội thương càng trầm trọng.

Ngõ Lục Trúc , khúc Tiếu Ngạo lại vang lên[]

Nhạc Bất Quần cùng vợ dẫn đệ tử Hoa Sơn lên Tung Sơn, để vấn hỏi hành động vừa rồi phải phái Tung Sơn. Nhưng do có việc trên đường đi, mọi người chuyển hướng sang Lạc Dương thành, ở nhờ nhà ông ngoại của Lâm Bình Chi.

Ở đây, do cơ duyên, Lệnh Hồ Xung làm quen với Lục Trúc Ông cùng với cô cô của y ở ngõ Lục Trúc. Chàng đưa bản nhạc Tiếu Ngạo giang hồ cho cô cô của Lục Trúc Ông, nhờ đó chàng lại được nghe khúc Tiếu Ngạo Giang hồ một lần nữa. Lệnh Hồ Xung không biết rằng, người mà chàng gọi là bà bà ấy, là một cô nương còn trẻ, là Thánh Cô của Nhật Nguyệt thần giáo, cũng là người sẽ cùng chàng chung sống sau này.

Giang hồ phong vân[]

Vì Lệnh Hồ Xung kết bạn bè rộng rãi, phóng khoáng, không chú ý quy củ. Nhạc Bất Quần đuổi chàng khỏi phái Hoa Sơn. Đồng thời vì có lời hứa với Thánh Cô, nên phương trượng chùa Thiếu Lâm là Phương Chứng đại sư định nhận Lệnh Hồ Xung vào Thiếu Lâm Tự, truyền cho Dịch Cân Kinh chữa nội thương trong người. Nhưng Lệnh Hồ Xung không đồng ý bỏ đi.

Chàng gặp Hướng Vấn Thiên, kết nghĩa huynh đệ, giúp Nhậm Ngã Hành, giáo chủ tiền nhiệm Nhật Nguyệt thần giáo, thoát khỏi lao tù ở đáy Tây Hồ.

Sau khi chia tay, vô tình giúp phải Hằng Sơn khỏi âm mưu của Tung Sơn phái. Lại cản được người phái Tung Sơn đến cướp Tịch Tà kiếm phổ, chàng định đem kiếm phổ trả cho Lâm Bình Chi để rửa nỗi oan, mong quay trở về được sư môn. Nhưng do bị thương, nên ngất xỉu, bị Nhạc Bất Quần lục soát, lấy Tịch Tà Kiếm Phổ rồi đổ oan cho chàng.

Sau đó, chàng còn dẫn quần hùng lên Thiếu Lâm cứu Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh, lên làm chưởng môn nhân phái Hằng Sơn. Rồi chàng lại theo bọn Nhậm Ngã Hành, Hướng Vấn Thiên tiến vào Nhật Nguyệt Thần Giáo, tiêu diệt Đông Phương Bất Bại.

Trong thời gian này, Nhạc Bất Quần bị vợ mình, là Ninh Trung Tắc nữ hiệp phát hiện luyện Tịch Tà Kiếm pháp, y hứa không luyện này nữa, ném kiếm phổ ra ngoài, bị Lâm Bình Chi rình rập lấy lại được. Sau đó y vì luyện môn võ công này, đã tự thiến, dù lúc đó chuẩn bị cưới Nhạc Linh San.

Trong đại hội Ngũ Nhạc Kiếm phái, Nhạc Bất Quần lộ rõ bộ mặt Ngụy quân tử, dùng Tịch tà kiếm pháp đâm mù mắt Tả Lãnh Thiền, lên làm chưởng môn Ngũ Nhạc Phái [gom cả 5 phái lại].

Lâm Bình Chi luyện thành võ công thì đi tìm Dư Thượng Hải, Mộc Cao Phong trả thù, tuy trả được thù nhưng bị mù mắt. Y vì muốn giữ mạng sống, đi theo Tả Lãnh Thiền, nên đã nhẫn tâm tự tay hạ sát Nhạc Linh San.

Nhạc Bất Quần dùng võ công trong động khẩu trên ngọn Ngọc Nữ Phong, dụ dỗ những kẻ chống đối y vào đó, dụ bọn Tả Lãnh Thiền, Lâm Bình Chi vào tàn sát võ lâm đồng đạo. Đến cuối cùng, chỉ còn lại Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh là còn sống, Nhạc Bất Quần cũng bị Nghi Lâm đánh lén từ phía sau mà chết.

Lúc này Nhậm Ngã Hành xuất hiện, thu mộ Lệnh Hồ Xung, chàng không chấp nhận, khiến Nhậm Ngã Hành nổi giận, nói sẽ đem phái Hằng Sơn là phái đầu tiên bị diệt trên con đường thống nhất võ lâm của y. Phái Thiếu Lâm và Võ Đang tập hơn lại trên Hằng Sơn bày kế giết Nhậm Ngã Hành. Mọi người đều không biết đây là cái bẫy của Nhậm Ngã Hành, nơi y thật sự muốn đánh đầu tiên là Thiếu Lâm và Võ Đang.

Đại kết cục, khúc Tiếu ngạo lại vang lên[]

Nhậm Ngã Hành bị nội công dở chứng, cắn ngược, chết bất đắc kỳ tử. Nhậm Doanh Doanh lên thay, làm hòa với chính phái, cùng chung sống hòa bình. Sau đó truyền chức cho Hướng Vấn Thiên.

Lệnh Hồ Xung truyền chức chưởng môn cho Nghi Thanh. Đem Lâm Bình Chi nhốt dưới đáy Tây Hồ, đem Lao Đức Nặc cột với con khỉ của Lục Đại Hữu.

Lệnh Hồ Xung cùng Nhậm Doanh Doanh ẩn cư giang hồ, cầm tiêu khúc Tiếu Ngạo giang hồ.

Những phân tích về Tiếu Ngạo Giang Hồ [made in LHX28 ^^, cái này viết thêm, mỗi người một ý][]

Tiếu Ngạo Giang Hồ luôn có một ảnh hưởng to lớn nhất định trong lòng độc giả kiếm hiệp, đặc biệt là những người say mê kiếm hiệp Kim Dung. Khi nói về tác phẩm kiếm hiệp, người ta thường nhắc đến 4 chữ: kiếm hiệp kỳ tình, đem 4 chữ này gán luôn cho thể loại tác phẩm kiếm hiệp. Bởi vì 4 chữ này chính là 4 tiêu chuẩn lớn nhất, 4 tiêu chuẩn căn bản nhất cho 1 tác phẩm kiếm hiệp vĩ đại. Nhưng đó chưa phải là tất cả cho một tuyệt phẩm kiếm hiệp, một tác phẩm kiếm hiệp nếu không có 4 tiêu chuẩn trên thì chính là mộ thứ đồ bỏ thật sự, nhưng mà tác phẩm kiếm hiệp mà thiếu cái hồn, cái chất bay bổng xuyên suốt câu truyện thì tác phẩm ấy vẫn chỉ là tác phẩm hạng hai mà thôi.

Vậy cái hồn của Tiếu Ngạo Giang Hồ là ở đâu đây? Xin thưa, nó ngay trong chính tựa đề đó. Cái xuyên suốt câu truyện, không phải là cuộc đời của chàng Lệnh Hồ Xung, không phải là mối tình phá vỡ ngăn cách của chàng và Thánh Cô Ma giáo, không phải là thanh kiếm đả phá mọi khuôn khổ. Những thứ ấy chỉ là một phần, là hình tượng được cụ thể hóa của cái hồn trong tác phẩm mà thôi. Nếu bạn chú ý sẽ thấy, nào là khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ, nào là Khúc Dương , Lưu Chính Phong, nào là Lệnh Hồ Xung, Nhậm Doanh Doanh, nào là Độc Cô Cửu kiếm. Tất cả đến cuối cùng rồi vẫn hướng về một thứ, đó là sự tự do, giải thoát khỏi xiềng xích của khuôn khổ, lề lối. Đó cũng chính là cái hồn của tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Trong các tác phẩm khác của mình, Kim Dung cũng rất đề cao tinh thần tự do này, như Đông tà trong Anh Hùng Xạ Điêu, như giấc mơ chăn cừu ở thảo nguyên của Tiêu Phong - A Châu, nhưng rồi, những thứ đó vẫn chỉ là giấc mơ, vẫn bị chèn ép, vẫn bị chê bai. Ngay cả Đông tà, một trong Ngũ bá đứng đầu thiên hạ, cũng phải có lúc thốt lên một câu cay đắng:

"Hoàng lão tà làm việc mình cho là đúng, mấy mươi năm nay bọn người đời vô tri đã đem hết tội nghiệt trong thiên hạ đổ lên đầu cha ngươi, thêm vài chuyện nữa cũng có gì là nhiều?"

Chỉ riêng đến tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ, thì cái tinh thần tự do, cái hồn bay bổng lãng tử ấy mới thật sự được bay bổng, thăng hoa, mới thật sự được công nhận. Tất nhiên Kim Dung không đơn giản để cho cái tinh thần tự do ấy thành công một cách dễ dàng, thứ gì càng khó đạt được thì càng trân quý. Con đường đến với tự do ấy, rất chông gai, gian khổ. Bắt đầu từ khúc Quảng Lăng Tán, rồi đến Khúc Dương, Lưu Chính Phong, bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu nước mắt đã chảy. Cuối cùng thì cái tinh thần tự do bay bổng ấy cũng được công nhận với khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ vang lên xuyên suốt câu truyện, xuyên suốt cả võ lâm.

Xin ghi lại một câu nói của ai không nhớ rõ, " Tiếu ngạo giang hồ là một bản hùng ca, ca ngợi tự do"

Video liên quan

Chủ Đề