Phá thai xong ra máu bao lâu

Ra máu đỏ tươi sau khi hút thai là một tình huống không hề hiếm gặp. Đây là một trong những biến chứng khá phổ biến của việc hút thai. Nếu như không được xử trí kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả không lường trước được. Vậy tình trạng sau khi hút thai bị ra máu đỏ tươi là dấu hiệu của bệnh lý gì? Cần phải xử trí ra sao? Mời các bạn cùng đọc qua bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé!

1. Tình trạng ra máu đỏ tươi sau khi hút thai

Ra máu đỏ tươi sau khi hút thai là một tình trạng, một biểu hiện bất thường. Nó xảy ra sau khi người phụ nữ thực hiện các thủ thuật hủy thai. Trong đó có cả các phương pháp phá thai bằng thuốc, bằng cách nạo hút, nong cũng như gắp thai. Đây là một tai biến, biến chứng rất nguy hiểm.

Ra máu đỏ tươi có thể chảy từng giọt rỉ rả, có thể chảy liên tục không cầm được. Tình trạng ấy gọi là băng huyết. Nếu như không được xử lý kịp thời, người phụ nữ có thể bị mất máu cấp tính số lượng nhiều. Hậu quả nặng nhất là đe dọa đến tính mạng.

Xem thêm: Ợ nóng khi mang thai và những điều cần biết

Thông thường, sau khi phá thai, người phụ nữ sẽ xuất hiện tình trạng ra máu ở đường sinh dục trong khoảng 5 đến 10 ngày. Lượng máu sẽ giảm dần theo thời gian và sau cùng là sẽ ngưng chảy máu.

Nạo hút thai là một thủ thuật xâm lấn

Triệu chứng kèm theo có thể là đau bụng do tử cung co bóp để tống máu ra ngoài. Thậm chí có thể sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, xây xẩm,… Bên cạnh đó, tùy theo cơ địa của từng người mà tình trạng chảy máu có thể kéo dài thêm một vài ngày nữa.

-->-->

Sau khi nạo hút thai, tình trạng chảy máu sẽ gọi là bất thường khi:

  • Xuất huyết liên tục, kéo dài trên 7 ngày.
  • Chảy máu không thuyên giảm về số lượng qua từng ngày mà có xu hướng tăng lên.
  • Xuất huyết ồ ạt, máu có màu đỏ tươi, xuất hiện máu cục, máu đông.
  • Có cảm giác mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt, xây xẩm.
  • Môi lưỡi nhợt nhạt, uể oải, không có năng lượng.

Những triệu chứng này nói lên được người phụ nữ đang bị băng huyết sau khi nạo phá thai. Bởi vì băng huyết sẽ thường gây nên chảy máu từ trung bình đến nhiều. Mất máu cấp tính gây nên tình trạng thiếu máu ở nhiều mức độ khác nhau.

Ra máu đỏ tươi sau khi hút thai

3. Nguyên nhân của việc ra máu đỏ tươi sau khi hút thai

Thông thường, sau phá thai, tình trạng ra máu sẽ tự cầm trong vòng 1 tuần lễ đầu tiên. Nếu như hơn 7 ngày, thậm chí trên 10 ngày mà vẫn chảy máu thì những nguyên nhân sau đây có thể gặp:

3.1. Tình trạng nhiễm trùng

Nguyên nhân của tình trạng nhiễm trùng sau phá thai có thể do dụng cụ y tế không đảm bảo. Cũng có thể do người phụ nữ bị viêm nhiễm trước đó, việc phá thai sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

Nhiễm trùng sau khi phá thai.

Tình trạng nhiễm trùng sẽ gây ra chảy máu có màu đỏ, mùi hôi thối. Có thể kèm theo dịch màu vàng, sốt cao, ớn lạnh, đau bụng dưới từ ít đến nhiều. Nếu để biến chứng vòi trứng, buồng trứng bị nhiễm trùng có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh, mất khả năng có thai về sau.

-->

Dấu hiệu điển hình của tình trạng sót thai, sót nhau là đau bụng dữ dội . Cơn đau tái diễn kèm theo ra nhiều máu. Máu có thể đỏ tươi, đỏ sẫm, có nhiều máu cục.

Sót thai, sót nhau.

Nếu phá thai tại những nơi không uy tín, không an toàn, người phụ nữ rất dễ xảy ra tình trạng sót thai, sót nhau. Vì vậy, tốt hơn hết, nếu muốn nạo hút thai, chị em nên chọn những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân.

3.3. Do tổn thương trong quá trình nạo hút

Ra máu đỏ tươi sau khi hút thai có thể xuất phát từ nguyên nhân tổn thương của quá trình nạo hút. Do động tác nạo hút quá mạnh bạo, không chuyên nghiệp. Hậu quả là làm tổn thương âm đạo, cổ tử cung, tử cung. Từ đó dẫn đến chảy máu. Thậm chí có những trường hợp chảy máu nặng, đòi hỏi phải cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần.

Tổn thương đường sinh dục nữ do nạo phá thai.

3.4. Do rối loạn đông cầm máu

Đây không phải là nguyên nhân thường gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Thậm chí một số trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Người phụ nữ có thể đã bị các bệnh lý rối loạn đông cầm máu trước khi phá thai. Chẳng hạn như xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu, bệnh Von Willebrand,…

Rối loạn đông cầm máu.

Nếu phá thai tại những nơi không an toàn, không uy tín thì người phụ nữ sẽ không được xét nghiệm kỳ lưỡng trước khi tiến hành nạo phá. Từ đó gây ra tai biến chảy máu, thậm chí đe dọa tính mạng.

4. Những biến chứng có thể gặp sau phá thai

Bên cạnh biến chứng ra máu đỏ tươi sau khi hút thai, việc nạo hút thai có thể gây ra những hậu quả sau:

4.1. Tình trạng nhiễm trùng

Nhiễm trùng rất dễ xảy ra nếu phá thai không an toàn, không đảm bảo vô trùng. Như chúng ta đã biết, việc nạo hút thai đòi hỏi sự tiếp xúc của nhiều dụng cụ vào trong cơ thể người phụ nữ. Đặc biệt là tiếp xúc trực tiếp với máu.

Xem thêm: Mang thai khi lớn tuổi: Nguy cơ và lợi ích

Chính vì vậy, chỉ cần không cẩn thận, nhân viên nạo hút rất dễ truyền vi khuẩn từ môi trường ngoài vào. Hoặc truyền vi khuẩn đã tồn tại sãn tại cơ quan sinh dục của người phụ nữ vào máu.

Viêm cổ tử cung là biến chứng rất thường gặp.

Vi khuẩn thường gây nhiễm trùng trong tình huống này là nhóm vi khuẩn Gram âm. Vì thế, chúng gây nên các triệu chứng như: sốt cao, rét run, mệt mỏi, mặt hốc hác, lưỡi dơ.

4.2. Thủng tử cung

Bất cứ một thao tác không cẩn thận nào của nhân viên nạo hút đều có thể gây nên tai biến thủng tử cung. Đặc biệt, những dụng cụ nạo hút bằng nhựa cứng sẽ tạo nên nguy cơ cao của tình trạng thủng tử cung.

4.3. Dính buồng tử cung

Do thủ thuật không an toàn, không nhẹ nhàng gây tổn thương cơ bản ở nội mạc tử cung. Biểu hiện của tình trạng dính buồng tử cung sau khi nạo hút thai là là mất kinh hoặc ít kinh, kèm theo triệu chứng đau bụng dia dẳng.

4.4. Vô sinh

Hậu quả vô sinh do phá thai không hề hiếm gặp. Mặc dù chưa có những nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, theo khảo sát chung, hầu hết những cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn là do có tiền sử phá thai trước đó.

Vô sinh do phá thai không phải hiếm gặp.

Các bác sĩ cho biết nếu phá thai nhiều lần, niêm mạc tử cung sẽ bị bào mòn từ từ. Và hậu quả là sau này sẽ khó có em bé vì tử cung suy giảm chức năng nuôi dưỡng thai nhi.

5. Cách xử lý ra máu đỏ tươi sau khi hút thai

Các trường hợp chị em bị ra máu đỏ tươi sau khi hút thai thì cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa uy tín. Mục đích là để được các bác sĩ cầm máu và xử trí kịp thời. Nếu nơi ở cách xa các cơ sở y tế, người thân có thể sơ cứu bằng những cách sau:

  • Để thai phụ nằm ngửa, khép chéo 2 chân lại với nhau.
  • Hạn chế cử động, đồng thời kê chân lên cao hơn so với đầu.
  • Nằm đầu thấp.
  • Lấy gòn, gạc vô khuẩn có sẵn để chèn vào đường sinh dục nhằm hạn chế tình trạng chảy máu.
Chèn gạc cầm máu.

Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ chảy máu của người bệnh. Khi ấy, các bác sĩ sẽ cầm máu. Đồng thời đưa ra hướng xử trí như uống thuốc cầm máu. Một số trường hợp cần phải mổ cấp cứu để khâu lại các tổn thương.

6. Chăm sóc sức khỏe sau phá thai

Để hạn chế tình trạng chảy máu nhiều sau khi phá thai, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế cử động nhiều.
  • Không nên làm việc nặng trong vòng 1 tuần sau phá thai.
  • Ăn uống đầy đủ chất để hồi phục sức khỏe.
  • Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C để ổn định thành mạch.
  • Kiêng tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, rượu bia và các thức uống có cồn.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày. Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai như thế nào cho hợp lý?
Tăng cường vitamin C giúp ổn định thành mạch.

Phá thai là một điều không phải ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, vì những lý do nhất định mà người phụ nữ phải đưa ra quyết định này. Vì vậy, tốt hơn hết là chị em nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín. Mục đích là để hạn chế tình trạng ra máu đỏ tươi sau khi hút thai. Cũng như bảo vệ an toàn nhất cho sức khỏe của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề