Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang

Số 09 (2008) Trang: 103-112

Abstract

Survey data collected from 294 private firms in Kien Giang indicates that investment of the firms depends largely on their owned capital which is mostly created from profits in previous years. Therefore, an increase in profits is likely to induce more investment of the firms. Due to limited owned capital, firms also resort to loans from commercial banks. In addition, the firms rely on the sales growth to make the investment decision. It is obvious that sales growth mainly depends on internal capacity of the firm such as management ability and experience, financial capacity, business premises and so forth. Findings from this study also show a negative relationship between firm size and investment, that is, big firms are less likely to expand their size than the smaller ones are. Moreover, firms with higher ability to expand their business premises are less likely to invest in business expansion due to huge profits from land speculation.

Keywords: private firms, investment, owned capital, borrowed capital

Title: Determinants of investment decision of private firms in Kien Giang

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu của đề tài, dựa trên số liệu thu thập được từ 294 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) ở Kiên Giang, cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp (DN) phụ thuộc vào vốn tự có. Vốn tự có thường được tích lũy từ lợi nhuận của những năm trước. Lợi nhuận của DN càng lớn sẽ tạo điều kiện cho DN tích lũy vốn để đầu tư. Do bị giới hạn về vốn tự có, đầu tư của các DNNQD lại phụ thuộc vào số tiền vay được từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, đầu tư của các DNNQD cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ. Tăng trưởng của doanh thu của DN lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực nội tại cũng như môi trường kinh doanh. Quy mô của DN cũng có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN. Các DN có quy mô lớn hơn lại có tốc độ đầu tư mở rộng quy mô chậm hơn. Ngoài ra, khả năng mở rộng mặt bằng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đầu tư. Những DN có khả năng mở rộng mặt bằng cao lại đầu tư ít hơn những DN khác do họ có kiếm được lợi nhuận từ việc đầu cơ đất đai nên không cần đầu tư mở rộng quy mô.

Từ khóa: doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đầu tư, vốn vay, vốn tự có

-->


Tải File Word Nhờ tải bản gốc

Phân tích các yếu tó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.33 MB, 16 trang )

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.34 KB, 18 trang )

PH N T

H

U T ẢNH H
NG
N QU T NH
DO NH NGHIỆP TẠI TỈNH TIỀN GI NG

UT
Lê Bảo Lâm
Lê Văn Hưởng

N L SING DETERMIN NTS OF FIRMS’ INVESTMENT IN TIEN
GIANG PROVINCE
TÓM TẮT
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại
tỉnh Tiền Giang nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư để
khuyến nghị, đề xuất các chính sách khuyến khích, thúc đẩy đầu tư phát triển trong
khu vực doanh nghiệp. Với dữ liệu nghiên cứu thu thập từ cuộc điều tra doanh
nghiệp của Cục Thống kê Tiền Giang năm 2010 là 904 doanh nghiệp, nghiên cứu đã
sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để nghiên cứu. Kết quả cho thấy 07 yếu tố
có ý nghĩa và tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp gồm: (1) Tổng lao
động có mối quan hệ tỷ thuận với xác suất quyết định đầu tư doanh nghiệp, (2) Tổng
tài sản tỷ lệ thuận với xác suất quyết định đầu tư doanh nghiệp, (3) Tổng doanh thu
tỷ lệ nghịch với quyết định đầu tư doanh nghiệp, (4) Lợi nhuận trước thuế có ý nghĩa
trong mô hình, (5) ROA có quan hệ tỷ lệ nghịch, đây cũng là yếu tố rất quan trọng
trong quyết định đầu tư doanh nghiệp, (6) Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tích cực
đến đầu tư, và (7) Loại hình doanh nghiệp tư nhân có ý nghĩa đối với quyết định đầu
tư cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
ABSTRACT


Analysing determinants of firms’ investment in Tien Giang province is to
identidy factors influencing to firms’ investment decision in order to recommend
some policy implications to encourage and speed up firms’ investment. With a
dataset of 904 firms from survey in 2010 of Statistical Office in Tien Giang, this
research uses the Binary Logistic to study. Findings are that there are 7 statistically
significant determinants to firms’ investment, including (1) Total labour number has
positive relationship with firms’ investment, (2) Total asset is positive with firms’
investment, (3) Total sales influence negatively to firms’ investment, (4) Earnings
before tax is significant to investment, (5) ROA is negative and key factor to
investment, (6) There is a positive relationship between equity and investment, and
(7) The private ownership is positive to investment, comparing with other ownership.
1. GIỚI THIỆU
Tình hình kinh tế tỉnh Tiền Giang trong những năm qua đã có những chuyển
biến tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh có xu hướng tăng ngày càng cao,
giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân
11%/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực doanh nghiệp là
26,3%/năm, đóng góp ngày càng cao và đến năm 2010 đã đạt 20,3% trong cơ cấu
kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp của Tỉnh vẫn có những hạn chế trong
phát triển, đặc biệt là quy mô vốn đầu tư với hơn 97% doanh nghiệp tại Tỉnh có quy
1


mô vừa và nhỏ, số vốn trung bình mỗi doanh nghiệp tuy có tăng nhưng thuộc nhóm
thấp nhất các Tỉnh, Thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Sở Kế
hoạch và Đầu tư Tiền Giang, 2011). Điều này cho thấy việc thu hút doanh nghiệp
đầu tư mới, đầu tư mở rộng SXKD còn hạn chế, khu vực DNNQD của Tỉnh chủ yếu
là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa mạnh dạn đầu tư vốn phát triển doanh nghiệp. Quy
mô vốn thấp sẽ hạn chế việc đổi mới công nghệ, tận dụng cơ hội kinh doanh và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trư ng cạnh tranh ngày càng gay g t và
hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nh m tìm ra những giải pháp


khả thi, hiệu quả để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư
vốn để mở rộng quy mô, phát triển SXKD, tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm
năng, phát triển KT-XH của Tỉnh... cần phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh. Xuất phát từ
những yêu cầu trên nên việc nghiên cứu: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang” là rất thực tế nh m trước hết là
giúp các doanh nghiệp phát triển SXKD và sau đó là hướng đến mục tiêu thu hút vốn
đầu tư ngày càng nhanh hơn và nhiều hơn vào tỉnh Tiền Giang.
Nghiên cứu nh m mục tiêu xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư phát triển của các doanh nghiệp ở Tiền Giang để có giải pháp thúc
đẩy đầu tư phát triển doanh nghiệp. Ngoài phần giới thiệu, kết cấu nghiên cứu này
gồm: Phần 2 là giới thiệu lý thuyết và nghiên cứu trước, phần 3 trình bày phương
pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, phần 4 là phân tích kết quả nghiên cứu, và
cuối cùng đưa ra kết luận và khuyến nghị của nghiên cứu.
2. Ơ S

LÝ THU

T VÀ NGHIÊN ỨU TR Ớ

2.1. ác khái niệm
Doanh nghiệp: Trong nghiên cứu này sử dụng khái niệm theo Luật Doanh
nghiệp năm 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nh m mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Đầu tư của doanh nghiệp: Đầu tư là phần tài sản được tích lũy nh m để gia
tăng năng lực sản xuất tương lai của doanh nghiệp. Tài sản ở đây có thể do doanh
nghiệp tự sản xuất hay là huy động từ bên ngoài. Vốn có thể là tiền, tài sản, sức lao
động, trí tuệ. Quá trình từ tích lũy vốn đến đầu tư được thể hiện qua ba khâu: Tiết
kiệm, huy động tiết kiệm vào hệ thống tài chính, và cuối cùng là đầu tư.


2.2. Sự cần thiết phải đầu tư của doanh nghiệp
Đầu tư phát triển có thể xem là hoạt động quan trọng nhất đối với mỗi doanh
nghiệp, vì chỉ có đầu tư phát triển mới duy trì và hơn nữa là mở rộng tiềm lực sản
xuất của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Để doanh nghiệp có thể tiến hành và phát
triển sản xuất cần phải có vốn, lao động, trong đó yếu tố vốn bao gồm tất cả các chi
phí để mua tư liệu lao động và đối tượng lao động với một trình độ công nghệ nhất
định, chi phí để bồi dưỡng lao động đủ trình độ quản lý, sử dụng các tư liệu lao động
và đối tượng lao động sản xuất ra sản phẩm với năng suất và chất lượng ngày càng
cao. Để tiến hành sản xuất với quy mô ngày càng lớn cần phải tăng các yếu tố đầu
2


vào, tức là tăng chi phí cho các yếu tố đầu vào hay nói cách khác là tăng đầu tư cho
các yếu tố này. Tăng đầu tư vốn cho phép tăng các đầu vào kể cả số lượng và chất
lượng và tất yếu đầu ra sẽ lớn hơn về số lượng và cao hơn về chất lượng. Theo
Keynes, mỗi sự gia tăng về vốn đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhân
công và nhu cầu về tư liệu sản xuất. Do đó làm tăng việc làm và tăng nhu cầu tiêu
dùng của nền kinh tế. Tất cả điều đó làm tăng thu nhập của nền kinh tế và đến lượt
mình tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới.
Đầu tư đã quyết định sự ra đ i, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để
tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đ i của bất kỳ doanh nghiệp nào đều cần
phải xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, mua s m tài sản, trang thiết bị... L p đặt
máy móc thiết bị và thực hiện các chi phí khác g n liền với sự hoạt động trong một
chu kỳ của các cơ sở vật chất – kỹ thuật đã được tạo ra. Do đó vốn đầu tư là yếu tố
đầu tiên cần phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện
cho các cơ sở này tiến hành hoạt động. Hoạt động mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh cũng cần vốn đầu tư phát triển.
2.3. Vai trò của đầu tư đối với sự hình thành và phát triển doanh nghiệp
Đầu tư là hoạt động quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của
doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vốn dài hạn nh m hình


thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Dự
án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương
pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án
đầu tư được thể hiện trong hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của dự án, là văn bản phản ánh
trung thực, chính xác về kết quả nghiên cứu thị trư ng, môi trư ng kinh tế - kỹ thuật
và môi trư ng pháp lý, về tình hình tài chính…(Bùi Xuân Phong, 2006).
Để đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp
cần có chiến lược trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án đầu tư. Nếu không có
những ý tưởng mới và dự án đầu tư mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát
triển được. Theo cơ cấu tài sản, phân loại đầu tư thành:
- Đầu tư tài sản lưu động, là khoản đầu tư nh m hình thành các tài sản lưu
động cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đầu tư tài
sản tài chính, các doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp
vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Đầu tư tài sản cố định, là các hoạt động đầu tư nh m mua s m, cải tạo, mở
rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thư ng chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng đầu tư của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất. Bao gồm đầu
tư xây l p; đầu tư mua s m máy móc thiết bị, đầu tư tài sản cố định khác.
Ngoài ra, căn cứ vào mục đích đầu tư có thể phân loại đầu tư thành: đầu tư
tăng năng lực sản xuất, đầu tư đổi mới sản phẩm, đầu tư nâng cao chất lượng sản
phẩm, đầu tư mở rộng thị trư ng… Hoạt động đầu tư là một trong những quyết định
có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp. Đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác
động lớn tới hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Những sai lầm trong việc đầu tư có
thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với
3


doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển của doanh nghiệp nên đòi hỏi các quyết định đầu tư phải được tính toán
và cân nh c kỹ lưỡng.


2.4. ác nhân tố tác động đến đầu tư của doanh nghiệp
2.4.1 Các nhân tố ngoại sinh tác động đến đầu tư doanh nghiệp
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), dựa vào chỉ số
năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư của
địa phương, chỉ số PCI được liệt kê gồm các nhân tố sau: (i) Chi phí gia nhập thị
trư ng, (ii) Tiếp cận đất đai, (iii) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, (iv) Chi phí
về th i gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, (v) Chi phí không chính thức,
(vi) Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, (vii) Dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, (viii) Đào tạo lao động , và (ix) Thiết chế pháp lý. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
xây dựng chỉ tiêu đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng cấp tỉnh, vốn được coi là một
trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư và tăng trưởng.
Nhìn chung, chỉ số PCI cấp tỉnh đã nghiên cứu khá toàn diện môi trư ng, các
yếu tố tác động đến đầu tư của doanh nghiệp, nhà đầu tư, đây là các yếu tố ngoại
sinh, bên ngoài quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần từng bước cải thiện môi trư ng đầu tư
của Tỉnh so với các địa phương cạnh tranh khác của Vùng KTTĐPN; quan tâm đến
nhu cầu của các doanh nghiệp, những điều mà doanh nghiệp cho là quan trọng trong
việc ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
2.4.2 Các nhân tố nội sinh tác động đến đầu tư của doanh nghiệp
Vốn và thông tin quyết định đầu tư của doanh nghiệp: Vốn là yếu tố rất quan
trọng đối với đầu tư của các doanh nghiệp. Nếu không có đủ vốn thì các doanh
nghiệp sẽ phải bỏ lỡ các cơ hội đầu tư, kể cả các cơ hội có khả năng sinh lợi cao. Để
có đủ vốn đầu tư, các doanh nghiệp thư ng phải đi vay vì không đủ vốn tự có. Tuy
nhiên, nếu hệ thống tài chính là không hoàn thiện thì các doanh nghiệp, nhất là các
DNVVN, khó có thể vay được vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.
Thông tin bất cân xứng và sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính: Một
doanh nghiệp có thể tài trợ cho các dự án đầu tư của mình b ng vốn tự có hay vốn
vay. Vốn tự có phần lớn xuất phát từ lợi nhuận tích lũy của doanh nghiệp. Vốn vay
có thể là từ các ngân hàng thương mại hay các nguồn khác. Nếu thị trư ng tài chính tín dụng là hoàn thiện (do không có chi phí giao dịch hay chi phí liên quan đến thông
tin tài chính) thì chi phí cơ hội của vốn tự có và vốn vay sẽ b ng nhau. Khi đó, doanh


nghiệp sẽ không bận tâm về việc sử dụng vốn tự có hay vốn vay để tài trợ cho các dự
án đầu tư và ngân hàng sẽ cho vay đúng theo yêu cầu của doanh nghiệp (Modigliani
và Miller, 1958). Tuy nhiên, trong thực tế, thị trư ng tài chính - tín dụng thư ng là
không hoàn thiện do ngư i cho vay (Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác) gặp
phải vấn đề thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng có ý nghĩa là ngư i cho
vay không có đầy đủ thông tin về mức độ tin cậy và rủi ro của doanh nghiệp như là
chính bản thân các doanh nghiệp (Stiglitz và Weiss 1981). Sự bất cân xứng của thông
tin gây ra sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính và hạn chế tín dụng. Chính vì
4


vậy, đầu tư của các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào vốn tự có (hay lợi nhuận tích lũy).
Doanh nghiệp nào càng chịu ảnh hưởng của sự hạn chế tín dụng thì sẽ càng bị phụ
thuộc vào vốn tự có. Nói cách khác, mức độ phụ thuộc của đầu tư vào vốn tự có phản
ánh mức độ tác động của sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính đến đầu tư của
doanh nghiệp. Stiglitz và Weiss (1981) đã chứng minh là nếu lãi suất tăng lên thì
cung vốn sẽ tăng lên. Thông tin bất đối xứng xuất hiện ở các thị trư ng tín dụng sẽ
dẫn đến sự hạn chế tín dụng ở ngân hàng. Tuy nhiên, nếu lãi suất tăng cao sẽ dẫn đến
việc chỉ các doanh nghiệp với dự án rủi ro cao mới có thể vay được vốn và vì thế sẽ
làm giảm thu nhập của ngân hàng. Nếu hạn chế tín dụng là phổ biến thì sẽ có nhiều
doanh nghiệp không vay được vốn hay chỉ vay được số vốn ít hơn nhu cầu. Vì thế,
các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có hay lợi nhuận tích lũy để tài trợ cho đầu tư.
Kết quả là đầu tư của các doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn tự có.
Đầu tư của doanh nghiệp trong trường hợp thị trường tín dụng không hoàn hảo:
Khi thị trư ng tín dụng không hoàn hảo, các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc sử
dụng nguồn vốn nào để đầu tư. Lý thuyết thứ tự ưu tiên giải thích r ng các doanh
nghiệp sẽ s p xếp thứ tự ưu tiên đối với các loại nguồn vốn đầu tư. Lý thuyết này cho
r ng các doanh nghiệp sẽ sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các dự án đầu tư vì nguồn
vốn này ít tốn kém hơn so với các nguồn vốn vay từ bên ngoài (do thông tin bất cân
xứng ở thị trường tín dụng, chi phí “đại lý”, chi phí giao dịch,…). Nếu các doanh


nghiệp cần sử dụng vốn vay bên ngoài sau khi đã sử dụng hết vốn tự có thì doanh
nghiệp sẽ ưu tiên các nguồn vốn ít tốn kém nhất như vốn vay ngân hàng và sau đó là
chứng khoán (Lê Khương Ninh và ctg, 2008).
Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư: Đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi
nhuận thực tế. Dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi
nhuận cao, thu nhập giữ lại cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Nguồn
vốn cho đầu tư có thể huy động gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay...
Vay mượn thì phải trả nợ, trư ng hợp kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, doanh
nghiệp có thể không trả được nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Vì vậy theo lý thuyết
quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thư ng chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ
các nguồn vốn nội bộ của đầu tư và các sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức
đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm tăng
lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, lợi nhuận tăng cũng có nghĩa là tăng
quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định lượng vốn đầu tư mong
muốn.
Tổng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản (ROA): Hệ số này cho biết khả
năng tạo ra lợi nhuận của tài sản, vốn, một đồng vốn đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư bởi vì
các dự án có mức sinh lợi thấp về lâu dài sẽ gặp khó khăn, đầu tư vào những ngành
có hệ số này thấp sẽ mất cơ hội cho việc sử dụng vốn vào những ngành mang lại lợi
nhuận cao, do đó giảm tốc độ tăng trưởng (Abel và Eberly, 1994).
Tổng lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu (ROE): ROE đo lư ng khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn đầu tư của cổ đông thư ng. Chỉ số này là thước đo chính
xác để đánh giá một đồng vốn đầu tư và tích lũy sẽ tạo ra bao nhiêu đồng l i. Hệ số
5


này thư ng được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành
trên thị trư ng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. ROE
càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa


công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi
thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên
ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn (Abel và Eberly,
1994).
Tổng lợi nhuận ròng chia cho tổng doanh thu (ROS): ROS thể hiện tỷ lệ thu
hồi lợi nhuận trên doanh số bán được. ROS là tỷ lệ phần trăm của mỗi đồng doanh
thu sẽ đóng góp vào lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh
doanh của từng ngành. Vì thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty phải so sánh
tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tài sản có xu hướng ngược nhau. Do đó, khi
đánh giá tỷ số này, phân tích tài chính thư ng tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số
vòng quay tài sản (Caballero, 1991).
So sánh lượng đầu tư ròng và thu nhập về vốn: Một phương pháp khác để
chứng minh tính không hiệu quả của đầu tư là so sánh giữa tổng thu nhập về vốn của
doanh nghiệp và tổng đầu tư ròng (bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao). Nếu trong một
số năm liên tục mà thu nhập về vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư ròng thì chứng tỏ là
doanh nghiệp đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư không đảm bảo do toàn bộ lợi
tức sinh ra không bù đ p được chi phí đầu tư. Trong trư ng hợp này giảm đầu tư sẽ
thu được lợi ích ròng.
Về ngành ưu tiên đầu tư: Ở một số quốc gia công nghiệp mới (NIC) như: Hàn
Quốc, Đài Loan… Nhà nước đã can thiệp mạnh vào nền kinh tế để hình thành nên
các ngành công nghiệp chiến lược. Tiêu biểu ở Hàn Quốc là chương trình phát triển
công nghiệp nặng và hoá chất vào những năm 1970, theo đó Nhà nước tạo ra nhiều
ưu đãi để phát triển sáu ngành công nghiệp chiến lược: Thép, hoá dầu, kim loại màu,
đóng tàu, điện tử, máy móc. Ở Đài Loan, vào những năm 1960, chính phủ đã thuê
Viện nghiên cứu Stanford (Hoa kỳ) xác định ngành ưu tiên phát triển. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra Đài Loan nên phát triển các ngành: Plastic, sợi tổng hợp, linh kiện điện tử,
quần áo, đồ gia dụng, đồng hồ. Sau đó, những năm 1970, Đài Loan lại thuê công ty
Tư vấn Arthur D.Little (Hoa kỳ) xác định các ngành công nghiệp để phát triển tiếp
theo. Khuyến cáo lần này là nên đầu tư vào các ngành thâm dụng vốn, công nghiệp


nặng, và công nghiệp hoá dầu. Mặc dù cũng có một số trở ngại ban đầu nhưng hầu
hết các ngành công nghiệp trên đều đã phát triển thành công ở hai nước này. Tuy
nhiên, ở nhiều nước, sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào quá trình phát triển
công nghiệp đôi khi không hiệu quả. Rất nhiều ngành công nghiệp được hình thành
theo ý chí chủ quan của các nhà lãnh đạo, không dựa trên các phân tích kỹ về kinh tế,
và không lấy tiêu chí hiệu quả làm thước đo để thực hiện dự án đầu tư. Sự can thiệp
của Nhà nước có thể tạo ra các tín hiệu thị trư ng sai lệch. Doanh nghiệp khi ra quyết
định đầu tư cần phải căn cứ vào tín hiệu thị trư ng và khi các tín hiệu này không
phản ánh trung thực nền kinh tế, thì các quyết định đầu tư sẽ mang tính rủi ro cao và
không hiệu quả (Hồ Đức Hùng, 2005).
6


2.5. ác nghiên cứu trước
Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và ctg (2007) phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Đồng b ng
sông Cửu Long. Kết quả cho thấy các biến có ý nghĩa đối với đầu tư như: Tăng
trưởng doanh thu, vốn tự có, trình độ văn hóa và chuyên môn, vốn vay, đo lư ng quy
mô doanh nghiệp, quan hệ giữa dịch vụ và thương mại.
Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và ctg (2008) phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của DNNQD ở Kiên Giang. Kết quả từ mô hình kinh tế
lượng các biến có ý nghĩa như: Doanh thu, lợi nhuận, vay, tài sản cố định và mặt
b ng. Bên cạnh đó, đầu tư của các doanh nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng của
doanh thu, lợi nhuận và nhiều yếu tố nội tại cũng như môi trư ng kinh doanh.
Budina, Garretsen và De Jong (2000) đã sử dụng dữ liệu bao gồm 1.003 doanh
nghiệp ở Bulgaria từ 1993-1996. Nghiên cứu đã tìm thấy r ng hệ số của biến vốn tự
có là dương và có ý nghĩa đối với toàn bộ mẫu. Sử dụng số lượng lao động để đo
lư ng quy mô, tác giả đã phân loại các doanh nghiệp trên thành hai loại doanh
nghiệp lớn và nhỏ. Kết quả phân tích cho thấy r ng hệ số của biến số vốn tự có là
dương và có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp nhỏ trong khi hệ số này không có ý


nghĩa đối với các doanh nghiệp lớn.
Gelos và Werner (2002) xem xét sự tác động của việc tự do hóa tài chính đến
đầu tư của các doanh nghiệp ở Mexico. Dựa vào số lao động, đã phân loại 1.046
doanh nghiệp ở Mexico thành các loại doanh nghiệp rất nhỏ, nhỏ, vừa, và lớn. Kết
quả cho thấy hệ số của biến số vốn tự có giảm đi khi quy mô của doanh nghiệp tăng
lên. Kết quả này đồng nghĩa với việc đầu tư của các doanh nghiệp lớn ít bị tác động
của sự không hoàn thiện của hệ thống tài chính hơn là đầu tư của các doanh nghiệp
nhỏ.
Nghiên cứu này có nhiều điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây như:
(i) Sử dụng mô hình logit thay cho mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất thông
thư ng (OLS) của các nghiên cứu trước; (ii) Mô hình tổng hợp hơn và đưa vào nhiều
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp như: ROA, ROE, ROS và giá trị xuất
khẩu...; (iii) Số liệu sơ cấp qua điều tra doanh nghiệp và số lượng mẫu lớn; (iv) Cách
tiếp cận chủ yếu là các yếu tố nội sinh bên trong doanh nghiệp, được khảo sát, thu
thập từ tình hình hoạt động SXKD thực tế của doanh nghiệp; (v) Địa bàn nghiên cứu
là tỉnh Tiền Giang, nơi chưa có nghiên cứu nào có liên quan đến các yếu tố nội sinh
ảnh hưởng đến đầu tư của doanh nghiệp.
3. MÔ HÌNH NGHIÊN ỨU
3.1 M h nh nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây có
liên quan và tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh, việc quyết định đầu
tư của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nội sinh như: Logarit tổng lao
động, logarit tổng tài sản, logarit tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, ROE, ROA,
ROS, vốn chủ sở hữu, giá trị xuất khẩu, ngành nghề và sở hữu, loại hình doanh
nghiệp. Mô hình có phương trình:
7


Logit Yi = o + 1*Ln_X1i + 2*Ln_X2i + 3*Ln_X3i + 4*X4i + 5*X5i + 6*X6i + 7*X7i
8*X8i + 9*X9i + 10*nn_cnxd + 11*nn_dv + 12*sohuu_mh + ei. (**)



Biến phụ thuộc: Biến nhị phân có 02 giá trị: 1 là doanh nghiệp có đầu tư và 0
là doanh nghiệp không đầu tư. Mô tả các biến độc lập và kỳ vọng dấu trong bảng sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp định nghĩa các biến
Tến
biến

Tên gọi đầy đủ của biến

Y

Tình trạng đầu tư (1: có đầu tư, 0:
không đầu tư)

Ln_X1

Logarit tổng số lao động của
doanh nghiệp

X5
X6
X7

Logarit tổng tài sản của doanh
nghiệp
Logarit tổng doanh thu của doanh
nghiệp
Lợi nhuận trước thuế của doanh
nghiệp
ROE


ROA
ROS

X8

Vốn chủ sở hữu

Ln_X2
Ln_X3
X4

Nghiên cứu có liên
quan

Bernanke và Gilchrist
(1996); Budina,
Garretsen và De Jong
(2000)
Harris, Schiantarelli và
Siregar (1994)
Eisner (1960)
Lê Khương Ninh và ctg
(2008)
Abel và Eberly (1994)
Abel và Eberly (1994)
Caballero (1991)
Budina, Garretsen và
De Jong (2000)

Xuất khẩu (USD) của doanh


Hồ Đức Hùng (2004)
nghiệp
Biến ngành kinh tế, biến định tính,
nn_cnxd chia ra 3 ngành là: (i) nông -lâm - Lê Khương Ninh và ctg
ngư nghiệp, (ii) công nghiệp - xây
(2007)
nn_dv
dựng, (iii) dịch vụ.
Biến sở hữu, biến định tính chia ra
suhuu_
2 loại: DNTN và doanh nghiệp
Besley (1995)
mh
khác.
X9

Kỳ
vọng
dấu

+

+
+/+
+
+
+
+
+
+/+/+/-



3.2. D liệu nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi điều tra: Tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, chịu
sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp (2005).
M u nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra doanh
nghiệp của Cục Thống kê Tiền Giang năm 2010. Số lượng mẫu doanh nghiệp thu
thập được 904 mẫu.
8


Cách lọc dữ liệu: Các doanh nghiệp được loại ra khỏi mẫu nghiên cứu do các
đặc tính sau: Dữ liệu điều tra không phải năm 2010 hoặc không có dữ liệu trong năm
2010 hoặc một số trư ng hợp bị outlier.
Mô tả m u nghiên cứu: Trong tổng số 904 doanh nghiệp đang hoạt động được
thu thập thông tin, có 606 doanh nghiệp có đầu tư, chiếm tỷ lệ 67% và có 298 doanh
nghiệp không đầu tư, chiếm tỷ lệ 33,0%. Số lượng mẫu hợp lệ là 864 doanh nghiệp,
trong mẫu 864 doanh nghiệp này thì doanh nghiệp có đầu tư là 584 doanh nghiệp đạt tỷ
lệ 67,6% và doanh nghiệp không có đầu tư là 280 doanh nghiệp đạt tỷ lệ 32,4% nên vẫn
đảm bảo tỷ lệ giữa hai trư ng hợp có đầu tư và không có đầu tư (trong biến phụ thuộc
nhị phân – mô hình logit) đạt tỷ lệ tối thiểu xấp xĩ 7:3 sẽ làm mô hình trở nên chính xác
hơn (Agresti, 2002).
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 b ng phương pháp phân tích thống kê mô tả,
thống kê suy luận và các kiểm định ý nghĩa các hệ số, kiểm định sự phù hợp mô hình
để có được mô hình hiệu quả nhất.
4. PHÂN TÍ H K T QUẢ
4.1. Phân tích kết quả thống kê
Kết quả trong bảng 2 cho thấy r ng biến số tình trạng đầu tư (Y) có khoảng
67,6% doanh nghiệp có đầu tư trong năm 2010, vì vậy xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến tình trạng đầu tư có nhiều ý nghĩa, độ chính xác cao.


Bảng 2 : Bảng thống kê m tả các biến số
Giá trị
Số
Giá trị Giá trị
Số
Số
ộ lệch
Mã biến - Tên biến
trung trung
nhỏ
lớn
mẫu
Mode chuẩn
bình
vị
nhất nhất
Y : Tình trạng đầu tư

864 0,6759

1,000 1,000

0,468

0,00

1,00

862


3,053

3,157 1,098

1,264

0,00

6,909

ln_X2 : Logarit tổng Tài sản 864

7,937

7,783 5,908

1,628 3,6109 12,511

7,857

7,976 2,773

2,378

ln_X1 : Logarit tổng lao
động
ln_X3 : Logarit tổng doanh
thu

864



1,098 13,454

X4 : Lợi nhuận trước thuế

864 409,486 58,000 1,000 1526,67 -7688 17416

X5 : ROE

864

0,080

0,04

0,01

0,178

-0,89

1,47

X6 : ROA

864 0,0586

0,02

0,01



0,122

-0,38

0,99

X7 : ROS

864

0,02

0,01

0,152

-1,07

0,69

X8 : Vốn chủ sở hữu

864 5301,544 1710,5 214 12415,6 -5220 136136

X9 : giá trị xuất khẩu

864 173,024

0,00



0,00 1282,11 0,00 16949,3

nn_cnxd: ngành CNXD

864

0,528

1,00

1,00

0,499

0,00

1,00

nn_dv: ngành dịch vụ

864

0,357

0,00

0,00

0,479



0,00

1,00

0,027

9


Mã biến - Tên biến
sohuu_mh: DNTN

Giá trị
Số
Giá trị Giá trị
Số
Số
ộ lệch
trung trung
nhỏ
lớn
mẫu
Mode chuẩn
bình
vị
nhất nhất
864

0,642



1,00

1,00

0,479

0,00

1,00

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp năm 2010 và xử lý SPSS.
Biến ln_X1 có giá trị nhỏ nhất là 0% và giá trị lớn nhất là 6,9% và giá trị trung
bình là 3,1%, cho thấy không có sự biến động lớn giữa các mẫu. Biến ln_X2 tuy có
chênh lệch lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất nhưng số trung bình và số trung vị
khá gần nhau. Biến số Ln_X3 có giá trị chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất,
tuy nhiên giữa số trung bình và trung vị khá gần nhau (khoảng 7,8 -7,9%), nhưng giá
trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất khoảng 2,77% và có độ lệch chuẩn khá lớn. Biến
X4 cho thấy khoảng cách giữa các doanh nghiệp là rất lớn, giá trị trung bình lớn hơn
rất nhiều so với số trung vị, giá trị nhỏ nhất có giá trị âm (-) và giá trị lặp lại nhiều
nhất là 1 triệu đồng, điều này cho thấy những doanh nghiệp bị lỗ hoặc có lợi nhuận
thấp chiếm tỷ lệ đa số các doanh nghiệp được điều tra. Tương tự các biến số X5, X6,
X7 có giá trị lặp lại nhiều nhất là 0,01%, các giá trị trung bình đều lớn hơn số trung
vị, độ lệch chuẩn khá lớn cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có các chỉ số trên chiếm đa số
các doanh nghiệp được khảo sát. Biến số X8 và X9 có giá trị của các doanh nghiệp là
rất chênh lệch nhau, độ lệch chuẩn lớn.
Tỷ trọng của số doanh nghiệp trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng là
cao nhất chiếm 52,8% trong tổng số mẫu, tỷ trọng doanh nghiệp trong nhóm ngành
dịch vụ là 35,7% trong tổng số mẫu và còn lại là 11,5% doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tương tự biến sohuu_mh có giá trị trung bình


là 64,2%, cho biết tỷ trọng số DNTN chiếm tỷ trọng 64,2% trong tổng số mẫu.
4.2. Kiểm định sự tư ng quan và đa cộng tuyến của m h nh
Kiểm định sự tương quan: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập được thể
hiện trong bảng 3. Ma trận tương quan riêng phần, cho thấy đa số các hệ số tương
quan đều có giá trị tiến gần đến 0 nên có thể kết luận các biến độc lập không có mối
quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau. Riêng hệ số tương quan của 3 cặp biến: (i)
ln_x2 và ln_x3 (ii) X5 và X6và (iii) nn_cnxd và nn_dv có giá trị lần lượt là -0,649; 0,664 và 0,819, nên cần phải kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình.
Bảng 3: Ma trận tư ng quan
ln_x1 ln_x2 ln_x3 X4
ln_x1
ln_x2
ln_x3

X5

X6

1,000
1,000
0,009
1,000
0,410 0,649

10

X7

X8

X9



nn_c
sohu
nn_dv
nxd
u_mh


X4

0,032 1,000
0,066 0,029
X5
1,000
0,080 0,136 0,003 0,132
X6
0,055 0,318
1,000
0,196 0,128 0,664
X7
0,021
0,020
1,000
0,022 0,028
0,009 0,259
X8
0,130
0,172
1,000
0,085 0,393


0,372
0,091 0,019
X9
0,002
0,028 0,020 0,000
1,000
0,010 0,003 0,263
0,050
nn_cnxd 0,042 0,007
0,346
1,000
0,078
0,017 0,087
0,045 0,017 0,033
nn_dv
0,233
0,015
0,346
0,012 0,819 10,000
0,038
0,048 0,143
0,034 0,030
sohuu_m
0,213 0,153 0,021
0,025
0,037 0,066 0,075 0,138 1,000
h
0,027 0,079
0,074
Kiểm định đa cộng tuyến của mô hình: Như phân tích ở trên hệ số tương quan


giữa các cặp biến số: Tốc độ tăng tổng tài sản và tốc độ tăng tổng doanh số; ROE và
ROA; giữa khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có giá trị lớn tiến về gần 1,
để xem có mối quan hệ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập hay không thì cần xem
xét bảng Hệ số phóng đại phương sai (VIF). Nếu VIF >10 thì kết luận có hiện tượng
đa cộng tuyến và VIF <10 thì không có hiện tượng đa cộng tuyến. Qua xem xét VIF
thấy r ng đa số hệ số VIF xoay quanh giá trị 1 đến gần 1,8 chỉ riêng hệ số VIF giữa
02 khu vực nn_cnxd và nn_dv là 3,04 tuy nhiên hệ số này vẫn nhỏ hơn 10. Kết luận
không có hiện tượng đa cộng tuyến.
4.3. Phân tích kết quả h i quy
Bảng 4 cho thấy mức ý nghĩa P-value (sig.) của các biến số lần lượt là ln_X1,
ln_X2, ln_X3, X4, X6, X8 và sohuu_mh đều nhỏ hơn 10%, nên kết luận các biến trên
đều có ý nghĩa trong mô hình. Còn lại các biến số như: X5, X7, X9, nn_cnxd, nn_dv
không có ý nghĩa trong mô hình với mức ý nghĩa 10%. Nên các biến số: Tổng lao
động (ln_x1), Tổng tài sản (ln_x2), Tổng doanh thu (ln_x3), lợi nhuận trước thuế
(X4), ROA(X6), vốn chủ sở hữu (X8), loại hình sở hữu doanh nghiệp (sohuu_mh) đều
có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Cụ thể như sau:
(i) Biến tổng số lao động (ln_X1): có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở
mức 1%, là phù hợp lý thuyết, phù hợp các nghiên cứu của Bernanke và Gilchrist
(1996); Budina, Garretsen và De Jong (2000), tức là tổng lao động tăng càng cao, xác
suất đầu tư của doanh nghiệp càng tăng. Điều này phù hợp với điều kiện thực tế của
Tiền Giang và Việt Nam, doanh nghiệp có quy mô lao động tăng càng cao thì càng
có nhu cầu đầu tư mở rộng phát triển SXKD.
11


ác biến số

Bảng 4: Kết quả h i quy trong mô hình
Sai số


Hệ số
Wald
Sig.
chuẩn (S.E)

Exp(B)

ln_x1

0,324***

0,106

9,329

0,002

1,383

ln_x2

0,453***

0,096

22,270

0,000

1,573



ln_x3

-0,176***

0,063

7,931

0,005

0,838

X4

0,000*

0,000

2,824

0,093

1,000

X5

-0,702

0,746



0,886

0,347

0,496

X6

2,483*

1,324

3,520

0,061

11,982

X7

0,708

0,538

1,733

0,188

2,031



X8

-0,00002**

0,000

4,033

0,045

1,000

X9

0,000

0,000

1,572

0,210

1,000

nn_cnxd

-0,325

0,324



1,009

0,315

0,722

nn_dv

-0,447

0,339

1,736

0,188

0,640

Sohuu_mh

0,498***

0,190

6,895

0,009

1,645



H ng số

-2,421***

0,678

12,740

0,000

0,089

Ghi chú: ***, ** và *: Có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5%; và 10%.
(ii) Biến tổng tài sản (ln_X2) có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức
1%, là phù hợp kỳ vọng lý thuyết và phù hợp với nghiên cứu của Harris, Schiantarelli
và Siregar (1994), tức là khi biến số này càng cao thì xác suất đầu tư của doanh
nghiệp càng tăng. Tăng tổng tài sản doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động, tài sản
cố định càng cao thì doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động SXKD càng
cao, khi đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng thực hiện ý tưởng đầu tư.
(iii) Biến tổng doanh thu (ln_X3) có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê ở mức
1%, cho thấy trên địa bàn Tiền Giang khi doanh thu của doanh nghiệp càng lớn thì
lại không có xu hướng đầu tư mở rộng sản SXKD, điều này phù hợp với kỳ vọng lý
thuyết cũng như nghiên cứu của Caballero (1991) và Eisner (1960). Doanh nghiệp
càng lớn thì khả năng tăng trưởng thấp hơn doanh nghiệp nhỏ (tăng trưởng thấp
nghĩa là ít đầu tư thêm) và tăng doanh nghiệp có nghĩa là tăng thị phần, doanh nghiệp
đã có thị phần lớn thì ít mở rộng thêm thị phần. Có mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa
tăng doanh thu và quyết định đầu tư của doanh nghiệp, khi doanh thu tăng thì xác
suất để doanh nghiệp quyết định đầu tư thấp hơn không đầu tư và ngược lại khi
doanh thu giảm thì lại kích thích doanh nghiệp đầu tư, xác suất quyết định đầu tư cao


hơn quyết định không đầu tư. Đối với kết quả này, được chứng minh qua dữ liệu trên
địa bàn tỉnh Tiền Giang là năm 2010 dù doanh thu không tăng nhưng doanh nghiệp
vẫn tăng cư ng đầu tư chủ yếu do sau năm 2009 bị ảnh hưởng của suy giảm kinh tế,
sang năm 2010 với chính sách kích cầu đầu tư của Trung ương cùng với lãi suất cho
12


vay giảm nên đã tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng cư ng đầu tư nh m
phục hồi hoạt động SXKD trong những năm tiếp theo.
(iv) Biến lợi nhuận trước thuế (X4) có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 10%, dấu của hệ số là phù hợp kỳ vọng lý thuyết và phù hợp với nghiên
cứu của Eklund (2008), tức là doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế càng cao thì xác
suất đầu tư càng cao. Với kết quả này, dựa trên điều kiện thực tế của tỉnh Tiền Giang
nói riêng và Việt Nam nói chung thì có nhiều ý nghĩa, do các doanh nghiệp trong
nước chủ yếu là các DNVVN, chưa có hệ thống sổ sách kế toán theo dõi đầy đủ hoạt
động SXKD cũng như những thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp thư ng rất
không chính xác do nhiều vấn đề nhạy cảm và không loại trừ khả năng trốn thuế, nên
thư ng kê khai lợi nhuận trước thuế thấp hơn so với thực tế.
(v) Biến X6 : ROA có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa
10%, dấu của hệ số là phù hợp kỳ vọng lý thuyết và phù hợp với nghiên cứu của
Abel và Eberly (1994), nghĩa là doanh nghiệp có ROA càng cao, xác suất đầu tư
càng tăng so với doanh nghiệp có ROA thấp. Tác động của ROA là rất lớn đối với
quyết định đầu tư doanh nghiệp. ROA là chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh quan
trọng, với kết quả trên cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Tiền Giang có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư của doanh nghiệp và thực tế
cũng cho thấy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả luôn có xu hướng đầu tư mở
rộng SXKD.
(vi) Biến vốn chủ sở hữu (X8) có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%,
trong khi dấu của kỳ vọng và theo nghiên cứu của Budina, Garretsen và De Jong
(2000) là dương (+). Mặc dù biến số vốn chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê nhưng hầu


như không có ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Điều này
cũng phản ánh thực tế trên địa bàn Tỉnh, nguồn vốn để đầu tư mở rộng SXKD chủ yếu
là từ nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chủ sở hữu thư ng là góp vốn ban
đầu b ng tài sản, đất đai, đánh giá lại tài sản...và cũng có thể có đầu tư b ng vốn tự có
của doanh nghiệp nhưng số lượng không đáng kể nên việc ảnh hưởng đến đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh không nhiều. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của
doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh với đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ thậm chí rất nhỏ,
tích lũy thấp nên vốn tự có không đáp ứng đủ cho đầu tư. Mặt khác, vốn chủ sở hữu
càng lớn thì chủ doanh nghiệp càng muốn thu hồi vốn nhiều và nhanh nên lợi nhuận
dành cho đầu tư không nhiều.
(vii) Biến sohuu_mh: Hệ số hồi quy ước lượng của biến sohuu_mh là dương;
dấu của tham số phù hợp với kỳ vọng lý thuyết và nghiên cứu của Besley (1995).
Một trong những đặc điểm của DNTN là linh hoạt, nhanh nhạy và ít khi đánh mất cơ
hội đầu tư, nên so với các loại hình doanh nghiệp khác thì DNTN đầu tư nhiều hơn.
Kết quả ước lượng cho thấy phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Tiền Giang, với
số lượng chiếm đại đa số là ”doanh nghiệp trẻ” nên trong cùng điều kiện thì DNTN
có xác suất để quyết định đầu tư cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Các biến không có ý nghĩa trong mô hình: Nhóm các yếu tố ảnh hưởng kém
hoặc không ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:
ROE, ROS, giá trị xuất khẩu, ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp. Trong
13


đó, các biến số ROE, ROS, do thông tin về lợi nhuận, doanh số như giải thích ở trên
nên kết quả không có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư; biến số giá trị xuất khẩu do giá
trị xuất khẩu chỉ tập trung một số ít doanh nghiệp, không đại diện, lại biến động nhiều
nên kết quả không ảnh hưởng nhiều đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp; ngành
nghề kinh doanh chính không có tác động nhiều đến quyết định đầu tư của doanh
nghiệp do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều kinh doanh tổng hợp bao gồm nhiều
ngành nghề cả sản xuất và dịch vụ... Những thông tin liên quan đến các yếu tố này có


thể được xem như giải pháp hỗ trợ cho quá trình ra quyết định đầu tư của doanh
nghiệp.
5. K T LUẬN VÀ KHU

N NGH

5.1. Kết luận
Với cơ sở bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp Tiền Giang năm 2010, sử dụng mô
hình hồi quy logistic đã xác định có 07 yếu tố có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư của doanh nghiệp, như: (1) Tổng lao động có mối quan hệ tỷ lệ
thuận với xác suất quyết định đầu tư doanh nghiệp, (2) Tổng tài sản tỷ lệ thuận với
xác suất quyết định đầu tư doanh nghiệp, (3) Tổng doanh thu tỷ lệ nghịch với quyết
định đầu tư doanh nghiệp, (4) Lợi nhuận trước thuế có ý nghĩa trong mô hình và
được lý giải trong tình hình thực tế của Tiền Giang, (5) ROA có quan hệ tỷ lệ nghịch,
đây cũng là yếu tố rất quan trọng trong quyết định đầu tư doanh nghiệp, (6) Vốn chủ
sở hữu và (7) Loại hình doanh nghiệp tư nhân có ý nghĩa đối với quyết định đầu tư
cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Ngoài 07 biến số trên thực sự có ý nghĩa và tác động đến quyết định đầu tư của
doanh nghiệp, còn các yếu tố như: ROE, ROS, giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp và
ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp không có ý nghĩa thống kê nên
không có, hoặc không ảnh hưởng rõ rệt đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp trên
địa bàn Tỉnh.
5.2. Khuyến nghị giải pháp, chính sách
Trên cơ sở kết quả tìm thấy của nghiên cứu, để tăng cư ng thu hút được nhiều
hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp góp phần quan trọng trong việc
tạo nguồn lực phát triển KT-XH trên địa bàn Tỉnh, khuyến nghị các nhóm giải pháp cụ
thể sau:
Nhóm giải pháp 1: Xây dựng môi trường đầu tư, môi trường SXKD thuận lợi,
thân thiện, bình đẳng; hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nâng cao hiệu
quả SXKD như:


i) Xây dựng môi trư ng đầu tư, môi trư ng SXKD thông thoáng, minh bạch,
giảm chi phí không chính thức để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện tốt các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như đăng ký kinh doanh,
thanh tra thuế,... Ứng dụng tin học vào đăng ký kinh doanh nhất là đăng ký kinh
doanh qua mạng để giảm th i gian và chi phí tham gia thị trư ng của doanh nghiệp.
ii) Thực hiện khảo sát, lấy ý kiến đóng góp và gặp gỡ doanh nghiệp nh m n m
b t tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tháo gỡ kịp th i những khó khăn,
14


vướng m c của doanh nghiệp, cũng như tăng cư ng vận động các doanh nghiệp hiện
có giúp Tỉnh kêu gọi các doanh nghiệp có quan hệ, quen biết trong nước và nước
ngoài đầu tư thêm dự án mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư vào
Tỉnh.
iii) Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công chức có liên quan đến hoạt động đầu
tư, từ giai đoạn tìm hiểu đến quá trình hoạt động nh m tạo sự thân thiện, bình đẳng
giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.
iv) Hoàn thiện và nhất quán các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền địa
phương như: Ưu đãi đầu tư, chế độ thuê đất, đấu giá đất, cách xác định giá đất... tính
khả thi các dự án đầu tư, cơ chế, chính sách giải phóng mặt b ng. Lập quy hoạch, kế
hoạch chi tiết sử dụng đất và công khai các quy hoạch làm cơ sở cho việc giao đất,
cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
v) Tiếp tục cải cách hành chính mạnh hơn nữa đặc biệt trong các lĩnh vực:
Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, đầu tư... tư vấn cho doanh nghiệp về
pháp luật đầu tư, các chính sách có liên quan.
Nhóm giải pháp 2: Phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu lao động của
doanh nghiệp:
i) Khảo sát nhu cầu lao động của doanh nghiệp về số lượng, trình độ chuyên
môn, cũng như căn cứ vào định hướng khuyến khích phát triển các lĩnh vực SXKD
để có kế hoạch đào tạo đáp ứng kịp th i nhu cầu của doanh nghiệp về số lượng và


chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Tăng cư ng đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ
cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cho ngư i lao động đáp ứng yêu cầu của doanh
nghiệp. Liên kết nhà đầu tư, doanh nghiệp, Trung tâm xúc tiến việc làm, các cơ sở
đào tạo nghề để khuyến khích các trư ng Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề và các
cơ sở đào tạo hợp tác, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp kể cả gửi học viên thực tập
ở các doanh nghiệp, hoặc đào tạo theo đơn đặt hàng...
ii) Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư về tuyển dụng lao động. Tăng cư ng năng
lực hoạt động của các trung tâm xúc tiến việc làm, nhất là việc tuyển lao động đáp
ứng nhu cầu các doanh nghiệp ở KCN, CCN. Lựa chọn một trung tâm xúc tiến việc
làm đã có kinh nghiệm, năng lực và giao cho trung tâm này thực hiện nhiệm vụ tuyển
dụng lao động trước tiên là cho các doanh nghiệp trong KCN, CCN. G n kết chặt chẽ
và thư ng xuyên giữa trung tâm xúc tiến việc làm và doanh nghiệp.
iii) Nghiên cứu hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho doanh nghiệp để khuyến
khích các doanh nghiệp mạnh dạn chi tiền đào tạo cho ngư i lao động, về phía ngư i
lao động vừa được nâng cao trình độ, vừa được làm việc lâu dài hơn.
iv) Tạo một môi trư ng làm việc tốt đối với ngư i lao động, có chính sách vận
động những sinh viên mới ra trư ng có năng lực về Tỉnh làm việc.
Nhóm giải pháp 3: Tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng hơn nữa để doanh
nghiệp được tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng và đa dạng các nguồn vốn nhất là nguồn
vốn tín dụng để đầu tư, phát triển SXKD:

15


Qua kết quả nghiên cứu vốn chủ sở hữu cho thấy th i gian qua hệ thống tín
dụng, ngân hàng của Tỉnh đã có bước chuyển biến, đáp ứng được phần nào nhu cầu
vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đa số
các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng với chi phí hợp lý thì phải
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống tín dụng, ngân hàng; minh bạch
hóa các thủ tục vay vốn, thẩm định, thế chấp; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ


để kịp th i đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp; cải thiện các điều kiện để được vay
vốn, chú ý đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp là điều kiện quan trọng.
Ngoài ra, tăng cư ng tìm kiếm và giải ngân theo đúng mục tiêu, đối tượng đối với
các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Phát triển, Quỹ Đầu tư của Tỉnh... cho
các doanh nghiệp.
Nhóm giải pháp 4: Tiếp tục thực hiện các giải pháp hiệu quả nhằm phát triển
DNTN:
i) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNTN nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng cơ
cấu tổ chức hoàn chỉnh, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển SXKD trong
điều kiện cạnh tranh, hội nhập ngày càng sâu, rộng; tăng cư ng công tác tư vấn cho
doanh nghiệp.
ii) Tạo lập môi trư ng tâm lý xã hội thuận lợi đối với phát triển DNTN. Tuyên
truyền vai trò, đóng góp và tuyên dương gương điển hình doanh nhân có thành tích
để nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư đối với DNTN.
Nghiên cứu thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhất là đối với DNVVN. Tăng
cư ng hệ thống cung cấp thông tin cho doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn và
trả l i kịp th i yêu cầu của doanh nghiệp...
5.3. Hạn chế của đề tài
Trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào những yếu tố bên trong của doanh
nghiệp, chưa tập trung các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. Các yếu tố tác động
đến đầu tư rất rộng nhưng do điều kiện khách quan về th i gian, thông tin và chi phí
nên đề tài chỉ nêu ra một số các yếu tố nội sinh và số liệu thu thập sử dụng để phân
tích chủ yếu là năm 2010. Để có thể đánh giá toàn diện những yếu tố tác động đến
quyết định đầu tư của doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tình trạng đầu tư của doanh
nghiệp trong một khoảng th i gian thích hợp, kết hợp cả những yếu tố ngoại sinh và
nội sinh ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Có thể đó là hướng
nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
_______________________
Lê Bảo Lâm - Hiệu trưởng Trư ng ĐH Mở TP.HCM.
Lê Văn Hưởng - Học viên cao học chuyên ngành Kinh tế học, Khóa 3, Trư ng ĐH


Mở TP.HCM.

16


TÀI LIỆU TH M KHẢO
1. Abel and Eberly (1994), A United Model of Invesment Under Uncertainty,
American Economic Review.
2. Agresti, A. (2002), Categorical Data Analysis, 2nd ed. New York: John Wiley
and Sons.
3. Bernanke M, S. Gilchrist (1996), The Financial Accelerator and the Flight to
Quality, Review of Economics and Statistics.
4. Besley, (1995), Property rights and investment incentives: Thoery and
evidence from Ghana, Journal of Political Economy.
5. Budina, Garretsen, and E. De Jong (2000), Liquidity constrains and investment
in transition economics: the case of Bulgaria, Economics of Transition.
6. Bùi Xuân Phong (2006), Quản trị dự án đầu tư, Học viện công nghệ Bưu
chính – Viễn Thông.
7. Caballero, Ricardo (1991), Competition and the Non-Robustness of Investment
Uncertainty Relationship, American Economic Review.
8. Eisner, R.(1960), A Distributed Lag Invesment Function, Econometrica 28 (1).
9. Gelos and Werner (2002), Financial Liberalization, Credit Constraints, and
Collateral: Investment in the Mexican Manufacturing Sector, Journal of
Development Economics.
10. Harris, J.R, Fabio Schiantarelli, and M.G.Siregar, 1994, The Effect of
Financial Liberalization on the Capital Structure and Investment Decisions of
Indonesian Manufacturing Establishments, The World Bank Economic Review.
11. Hồ Đức Hùng và Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Tấn Khuyên, Nguyễn Đông
Phong, Nguyễn Trọng Hoài, Bùi Văn, Nguyễn Thanh Triều, Phan Thái Sơn,
Nguyễn Thanh Sử (2004), Marketing địa phương của thành phố Hồ Chí Minh,


đề tài nghiên cứu khoa học.
12. Hồ Đức Hùng và Nguyễn Tấn Khuyên, Nguyễn Văn Ngãi, Lê Thanh Loan,
Trần Quang Văn, Nguyễn Khánh Duy (2005), Nghiên cứu cơ cấu đầu tư từ
các nguồn vốn trong xã hội ở tỉnh Tiền Giang - hiện trạng và giải pháp, đề tài
nghiên cứu cấp tỉnh.
13. Jeffrey D.Sachs and Felipe B. Larrain (1993), Macroeconomics in the Global
Economy, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
14. Lê Khương Ninh và Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú, Huỳnh
Việt Khải (2007), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí
Nghiên cứu kinh tế số 4/2007.
15. Lê Khương Ninh và Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú, Huỳnh
Việt Khải (2008), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Kiên Giang, Tạp chí Khoa học 2008:9,
Đại học Cần Thơ.
16. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh PCI năm 2011.
17


17. Sở Kế hoạch và Đầu tư Tiền Giang (2011), Báo cáo tình hình phát triển kinh

tế tư nhân giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển 5 năm 2011-2015.
18. Stiglitz, J.E. and Weiss, A.(1981), Credit Rationing in Markets with Imperct
Information, Amerrican Economic Review.

18