Pháp luật về điều kiện vay vốn trong Ngân hàng thương mại

Căn cứ Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp;

- Có phương án sử dụng vốn khả thi;

- Có khả năng tài chính để trả nợ;

- Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này [vay ngắn hạn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…] thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.
 

6 nhu cầu vốn không được cho vay

Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

1. Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

2. Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

3. Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

4. Để mua vàng miếng.

5. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

6. Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

- Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

- Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

[Căn cứ: Điều 8 Thông tư 39, sửa đổi bởi Quyết định 312/QĐ-NHNN 2017].
 

Lãi suất vay ngân hàng

Hiện nay, Nhà nước cho phép ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa lĩnh vực phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…


Vay vốn ngân hàng: Không khó nếu đủ điều kiện! [Ảnh minh họa]
 

Vay tiền ngân hàng bắt buộc có tài sản thế chấp không?

Theo Điều 15 Thông tư 39, việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do ngân hàng và khách hàng thoả thuận.

Nếu ngân hàng không yêu cầu tài sản thế chấp, họ phải tự chịu trách nhiệm về việc cho vay.

Khách hàng phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.
 

Ngân hàng tự quyết định điều kiện, thủ tục cho vay

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng [ngân hàng] thì tổ chức tín dụng có quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cho vay của ngân hàng.

Ngoài ra, theo Điều 22, căn cứ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về cho vay, quản lý tiền vay phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Quy định nội bộ này phải có tối thiểu các nội dung cụ thể sau:

- Điều kiện cho vay; các nhu cầu vốn không được cho vay; phương thức cho vay; lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi tiền vay; hồ sơ cho vay và các tài liệu của khách hàng gửi tổ chức tín dụng phù hợp với đặc điểm của khoản vay, loại cho vay và đối tượng khách hàng; thu nợ; điều kiện, quy trình và thủ tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn;

- Quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay, trong đó quy định cụ thể thời hạn tối đa thẩm định, quyết định cho vay; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cho vay và các công việc khác thuộc quy trình hoạt động cho vay;

- Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng; phân cấp, ủy quyền và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

- Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay, thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay, việc quản lý, giám sát, theo dõi tài sản bảo đảm tiền vay phù hợp với biện pháp bảo đảm tiền vay, đặc điểm của tài sản bảo đảm tiền vay và khách hàng;

- Chấm dứt cho vay, xử lý nợ; miễn, giảm lãi tiền vay, phí;

- Nhận dạng các loại rủi ro có thể phát sinh trong quá trình cho vay; quy trình theo dõi, đánh giá và kiểm soát rủi ro; phương án xử lý rủi ro;

- Kiểm soát việc cho vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng, trả nợ khoản vay nước ngoài.
 

Thủ tục vay vốn ngân hàng

Theo quy định trên, thủ tục vay vốn cụ thể phụ thuộc vào từng ngân hàng và mục đích khoản vay. Tuy nhiên, hầu hết quy trình cho vay tại các ngân hàng đều có những bước chung như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

- Giấy tờ pháp lý [chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân/đã ly hôn theo quy định của pháp luật].

- Giấy tờ chứng minh tài chính.

- Giấy tờ kê khai mục đích sử dụng vốn vay.

- Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo dùng để vay thế chấp [sổ đỏ/sổ hồng]...

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay

Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện, nhân viên ngân hàng sẽ trả lại và giải thích rõ lý do cho khách hàng biết.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.

Bước 4: Giải ngân

Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân. Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vay vốn ngân hàng. Để biết cụ thể điều kiện, thủ tục vay vốn ngân hàng, người vay cần liên hệ trực tiếp tới ngân hàng để được tư vấn. Nếu có thắc mắc về pháp luật, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm những nội dung nào? Để tìm hiểu chi tiết về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC để tìm hiểu thêm thông tin về nguyên tắc này.

Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 

Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ…

Cho vay là một quan hệ kinh tế, trong quan hệ này người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền trong một thời gian nhất định cho người đi vay. Khi đến hạn trả nợ người đi vay có nghĩa vụ hoàn trả số tiền gốc và lãi vay.Như vậy cho vay được hiểu như sau :

Cho vay phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một bên là người cho vay [NHTM] còn bên kia là người vay [khách hàng vay vốn ]

Nguyên tắc cho vay 

Điều kiện để được Ngân hàng thương mại cho vay được quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:

1. Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.

3. Có phương án sử dụng vốn khả thi.

4. Có khả năng tài chính để trả nợ.

5. Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. 

Nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại 

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, nhiều tổ chức tín dụng ra đời, đặc biệt trong thời gian qua nhiều ngân hàng thương mại mới được thành lập. Ngành ngân hàng đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Đòi hỏi các ngân hàng nâng cao trình độ quản lý và công nghệ ngân hàng. Đồng thời chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, nó là sức mạnh nội lực giúp ngân hàng tồn tại và phát triển trong cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Do đó, hoạt động vay vốn phải dựa trên những nguyên tắc nhất định để đảm bảo sự phát triển của ngân hàng. Theo đó, hoạt động vay vốn của ngân hàng thương mại được thực hiện theo những nguyên tắc sau: 

– Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hƣớng đến mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với các tổ chức kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh  để thúc đẩy các tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

–Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng thƣơng mại tồn tại và hoạt động bình thường. Bởi nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không đƣợc hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.

–Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định của chính phủ:Quá trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế sẽ làm tăng sức mua của xã hội, làm tăng khối lượng tiền trong nền kinh tế, làm tăng áp lực đối với lượng hàng hoá ở trên thị trường. Ngoài ra do tính chất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tƣư hàng hoá, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh  của các đơn vị. Do đó cần thực hiện nguyên tắc bảo đảm giá trị vật tư hàng hoá tƣơng đƣơng cho những khoản tín dụng đang thực hiện. Bảo đảm tiền vay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba, hoặc bảo đảm bằng chính tài sản được tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo đảm bằng tín chấp.

Trên đây là một vài thông tin về nguyên tắc cho vay của ngân hàng thương mại. Hi vọng thông qua bài viết này quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về thủ tục nhập khẩu này. ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn

Video liên quan

Chủ Đề