Phạt bao nhiêu tiền khi ăn trộm ăn cắp vặt năm 2024

Trộm cắp tài sản dưới 2.000.000 đồng bị xử phạt hành chính như thế nào? Trộm cắp tài sản của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự ra sao? Người dưới 16 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Chào Ban biên tập, em có vấn đề cần được giải đáp. Em là học sinh của trường THPT H, chuyện là ngày 03/11 lớp em đã bị một ai đó vào lớp trộm mất tiền quỹ, tiền quỹ lớp là 1.240.000 đồng. Cho em hỏi với trường hợp này thì người lấy trộm tiền quỹ lớp em sẽ bị xử lý như thế nào?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, em cảm ơn.

1. Trộm cắp tài sản dưới 2.000.000 đồng bị xử phạt hành chính như thế nào?

Tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
  1. Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  1. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  1. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

  1. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

Theo Khoản 2 quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên người dưới 16 tuổi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tội trộm cắp tài sản.

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  1. Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  1. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  1. Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Trong trường hợp trên giá trị trộm cắp tài sản có giá trị 4 triệu đồng, việc trộm cắp tài sản có giá trị từ hai triệu đồng trở lên là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nên có thể bị xử phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Việc gia đình bạn đã nộp phạt và đền bù được xem là tình tiết xem xét giảm nhẹ theo quy định “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” tại điểm b, khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Như vậy trong trường hợp trên tùy vào kết luận điều tra, cáo trạng và tranh tụng tại toà, cùng tình tiết giảm nhẹ và giá trị tài sản mà Tòa án có thể đưa ra mức khung hình phạt cụ thể.

Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Nhiều người có hành vi trộm cắp vẫn có suy nghĩ rằng nếu chẳng may bị bắt, nếu chỉ là ăn cắp vặt, giá trị tài sản nhỏ thì chỉ bị phạt hành chính. Vậy, điều đó có đúng không ?

Phạt bao nhiêu tiền khi ăn trộm ăn cắp vặt năm 2024
Ăn cắp vặt, bị phạt hành chính hay bị xử lý hình sự ?

MỤC LỤC

1. Trộm cắp tài sản là gì ?

Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác.

Đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội lén lút (bí mật) lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết mình bị mất tài sản, chỉ sau khi mất tài sản họ mới biết bị mất tài sản.

Về mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi (Khoản 3 và Khoản 4) có năng lực trách nhiệm hình sự.

Về mặt khách thể của tội phạm

Tội trộm cắp tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu.

Về mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là “chiếm đoạt”, nhưng chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết.

Về mặt chủ quan của tội phạm

Tội trộm cắp tài sản được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là muốn chiếm đoạt được tài sản.

Hành vi ăn cắp vặt có thể coi là hành vi trộm cắp tài sản với giá trị tài sản nhỏ, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Vì thế khi thực hiện hành vi ăn cắp vặt với giá trị nhỏ sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
  1. Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
  1. Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  1. Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”

3. Ăn cắp vặt, khi nào thì bị xử lý hình sự ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định, người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 02 – 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản:

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

– Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích nay tiếp tục vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình họ;

– Tài sản là di vật, cổ vật.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trách nhiệm hình sự đặt ra khi người phạm tội thực hiện hành vi trộm cắp với giá trị tài sản từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp nêu trên. Do đó, người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản dưới 02 triệu đồng cũng có thể bị phạt tù.

Cũng theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, hành vi trộm cắp tài sản trong trường hợp này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.

Ngoài ra, theo Công văn 64/TANDTC-PC, trường hợp một người thực hiện nhiều lần hành vi trộm cắp tài sản, nhưng mỗi lần giá trị tài sản đều dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời hành vi trộm tài sản chưa bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính thì xử lý như sau :

– Nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự : Người thực hiện hành vi phạm tội này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự : Người thực hiện hành vi tội phạm này bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo quy định trên thì để xác định một người trộm tài sản nhiều lần nhưng giá trị tài sản mỗi lần trộm dưới 02 triệu đồng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không cần xác định tổng giá trị tài sản của các lần trộm cắp có trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự không.

4. Ăn cắp vặt có thể chuyển hóa thành Tội cướp tài sản trong trường hợp nào?

Theo tinh thần của Mục 6 Phần I, Thông tư liên tịch 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP, tuy đã hết hiệu lực nhưng vẫn được sử dụng để giải thích hành vi “hành hung để tẩu thoát” của tội trộm cắp tài sản như sau:

“6.1. Phạm tội thuộc trường hợp “hành hung để tẩu thoát” là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã… nhằm tẩu thoát. 6.2. Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là “hành hung để tẩu thoát” mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.”

Như vậy, có 2 trường hợp mà tội trộm cắp tài sản chuyển hóa thành cướp tài sản:

Trường hợp do chưa chiếm đoạt được tài sản mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản cho bằng được.

Trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng do chủ tài sản hoặc người khác đã lấy lại được tài sản hoặc đang giành lại tài sản từ tay người phạm tội mà người phạm tội dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản bằng được.

Trong hai trường hợp này, hành vi dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực để chiểm đoạt được tài sản của người phạm tội đã đủ yếu tố cấu thành tội Cướp tài sản.

Tục ngữ VN có câu: “Ăn cắp quen tay ngủ ngày quen mắt”. Khi trẻ còn nhỏ không được uốn nắn dạy bảo khi lỡ ăn cắp vặt món đồ nhỏ không giá trị, thì mai sau tay lỡ nhúng chàm thì sẽ ăn cắp thứ lớn hơn.

Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề Ăn cắp vặt, bị phạt hành chính hay bị xử lý hình sự. Nếu bạn có vướng mắc, hãy nhấc máy và gọi 0904 902 429 hoặc 0913 597 479 để trao đổi trực tiếp với luật sư tư vấn hình sự.