Phim lý công uẩn đường tơi thanh thăng long

Sau thời gian dài "đắp chiếu", qua 3 lần chỉnh sửa và lỡ hẹn với dịp Đại lễ, "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" sẽ chính thức ra mắt khán giả truyền hình VN vào ngày 30/6 tới.

Phim lý công uẩn đường tơi thanh thăng long
- Sau thời gian dài "đắp chiếu", qua 3 lần chỉnh sửa và lỡ hẹn với dịp Đại lễ, "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" sẽ chính thức ra mắt khán giả truyền hình VN vào ngày 30/6 tới.

"Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" đã hoàn thành cách đây 1 năm và những tưởng sẽ lên sóng vào tháng 10 năm ngoái. Hoàn thành sớm nhất trong số các bộ phim lịch sử được làm nhân dịp Đại lễ nhưng do còn một số vấn đề tồn tại gây tranh luận trên các diễn đàn nên bộ phim đã không thể ra mắt công chúng như dự kiến.

Phim lý công uẩn đường tơi thanh thăng long

Kế hoạch bị rời lại do bộ phim phải chỉnh sửa một số chi tiết theo yêu cầu của Hội đồng duyệt. Bản chỉnh sửa lần cuối được Hội đồng duyệt phim quốc gia xem xét kỹ càng với những đánh giá tích cực. Sau 3 lần chỉnh sửa, hội đồng duyệt đã chính thức phê duyệt và cấp phép phổ biến bộ phim trên sóng truyền hình.

Phim lý công uẩn đường tơi thanh thăng long

Trao đổi với phóng viên VietNamNet mới đây về bộ phim, "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long", Cục phó Cục Điện ảnh Lê Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng TW thẩm định phim truyện của Bộ VHTTDL cho hay:

"Sau khi Hội đồng liên ngành gồm đại diện Ban Tuyên giáo, các chuyên gia về lịch sử, A83 bộ Công An góp ý, nhà sản xuất đã tiến hành chỉnh sửa. Nhưng những điều còn đang gây tranh luận như vấn đề thuần Việt cách đây 1000 năm thế nào chúng ta không thể biết được. Nếu cứ bắt người ta phải thuần Việt theo cảm nhận của ngày hôm nay rất khó. Đặc biệt phim này làm rất tốt ở phần diễn xuất, Vua ra Vua, Quan ra Quan.

Dàn diễn viên vào phim đặc biệt là diễn xuất của Tiến Lộc trong vai Lý Công Uẩn, Hoàng Hải trong vai Lê Hoàn rất tốt. Nói chung là phim hấp dẫn. Chúng tôi đánh giá phim trên nhiều khía cạnh: không tổn hại đến bang giao của hai nước, giữ được giá trị của dân tộc và mặt nghề nghiệp. Khi yêu cầu họ chỉnh sửa những chi tiết quá Tàu hay các địa danh lịch sử trong phim chính xác thì họ làm rất nghiêm túc. Do vậy hội đồng duyệt đã đồng ý cho đài THVN phổ biến phim này".

19 tập phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long sẽ được phát sóng vào 21h các ngày thứ 5 và thứ 6 hàng tuần trên VTV3 từ 30/6/2011. Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long do Cận Đức Mậu, đạo diễn phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên làm tổng đạo diễn với sự góp mặt của dàn diễn viên: Tiến Lộc, Trung Hiếu, Hoàng Hải, Phan Hoà, Á hậu Thuỵ Vân...

Tóm tắt nội dung phim

Giữa thế kỷ thứ 10 sau công nguyên, 12 thế lực phong kiến cát cứ tranh giành quyền lực, tàn sát lẫn nhau. Giữa cảnh loạn lạc ấy, Đinh Bộ Lĩnh (Đại Thắng Minh hoàng đế), vốn xuất thân từ một chú bé chăn trâu, đã liên tiếp bình định 12 sứ quân, lập nên nhà nước Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư.

Thế nhưng, cuộc nội loạn tranh giành ngôi báu dẫn đến cơ nghiệp của nhà Đinh không được dài lâu. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Đại Hành Hoàng đế) từ đây mang trọng trách gánh vác giang sơn, đưa đất nước thoát khỏi cơn nguy khốn. Triều Tiền Lê theo đó được sáng lập.

Sau khi đăng cơ, Lê Hoàn trong bình nội loạn ngoài chống ngoại xâm, chỉnh đốn triều chính, khuyến khích canh nông, xã hội đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng đến khi thái tử Lê Long Việt kế thừa ngôi báu, thảm cảnh triều Đinh lại lặp lại. Hoàng tử thứ năm Lê Long Đĩnh sau khi cướp được đế vị lại thi hành nhiều chính sách tàn bạo đẩy nhân dân vào cảnh lầm than.

Thái tổ hoàng đế Lý Công Uẩn thấm nhuần trí tuệ của Đức Phật, văn võ song toàn, trong thời khắc đất nước nguy nan đã lên ngôi hoàng đế, lập nên triều Lý. Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thành Thăng Long (nay là Hà Nội), mở ra một trang sử mới cho dân tộc.

  • Hoàng Ly

Cuối cùng thì Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) cũng tiếp thu ý kiến từ dư luận xã hội, khi hủy bỏ lịch phát sóng phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vào ngày 30-6, trên VTV3.

Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long thực hiện tại Trung Quốc (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

“Việt hóa” lại phim là không tưởng

Dù giải thích theo cách nào thì các nhà chức trách và đơn vị sản xuất vẫn không thuyết phục được dư luận. Ai cũng biết bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long là phim lịch sử, lại được làm với mục đích kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội nhưng lại để người Trung Quốc thực hiện, từ khâu kịch bản đến đạo diễn, chuyên viên hóa trang, diễn viên đóng thế, diễn viên quần chúng… Bối cảnh thuê ở phim trường Hoành Điếm của Trung Quốc, phục trang, đạo cụ… tất tần tật của Trung Quốc!

Một đạo diễn phim nói: “Ai ở trong nghề cũng biết rằng khi phim đã hoàn tất, cắt sửa một phân đoạn thôi đã là việc không đơn giản, thà bỏ đi quay lại còn dễ hơn. Huống hồ ở đây cả bộ phim từ đầu đến cuối đậm đặc bản sắc Trung Hoa như thế, “Việt hóa” lại cách nào? Những người làm phim cũng chỉ có thể chỉnh sửa phần nào, ví dụ chỉnh những câu thoại không phù hợp, bỏ đi một số cảnh đông diễn viên quần chúng người Trung Quốc hoặc vài cảnh rộng cho thấy bối cảnh Trung Hoa rõ nét và quá quen thuộc, dễ nhận ra trong những phim lịch sử Trung Quốc…”.

Giáo sư Trần Luân Kim, thành viên Hội đồng Duyệt phim Quốc gia, dù không tham gia duyệt lần cuối bộ phim này nhưng cả hai lần duyệt trước ông đều có mặt, cho biết hội đồng duyệt đã yêu cầu sửa rất nhiều và chắc chắn nhà sản xuất không thể sửa được như yêu cầu của hội đồng duyệt, càng không thể làm cho “thuần Việt” được như mong muốn khi phần lớn bối cảnh quay đều thực hiện tại phim trường Trung Quốc.  

Một vài thành viên Hội đồng Duyệt phim khác cho biết phim này không thể sửa được như ý muốn, chỉ có chiếu hoặc không thể chiếu thôi.

Trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước?

 Có nhiều ý kiến cho rằng điều đáng nói ở đây là tại sao những người có trách nhiệm, những nhà quản lý chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam lại không kiểm tra và giám sát thật kỹ khâu kịch bản ngay từ đầu, nhất là khi thấy nhà sản xuất - Công ty Trường Thành - mời cả một ê kíp làm phim người Trung Quốc và kéo nhau sang Trung Quốc thuê bối cảnh thì không có ý kiến ngay.

 Báo Pháp Luật TPHCM, số ra ngày 9-6, đăng lời ông Trịnh Văn Sơn, Giám đốc Công ty Trường Thành, đơn vị sản xuất phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, cho biết năm 2006, một công ty Trung Quốc tên là Đông Minh Vệ Thị (ĐMVT) sang Việt Nam đặt vấn đề với VTV để hợp tác làm chương trình kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Kết quả của việc này là ĐMVT đã trở thành đối tác của Công ty Trường Thành trong dự án phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Kinh phí sản xuất phim là 109 tỉ đồng, trong đó TVAD (Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình, trực thuộc VTV) đầu tư khoảng 10%. Đạo diễn được chọn là ông Cận Đức Mậu. Đạo diễn phía Việt Nam là Tạ Huy Cường (chuyên ngành kỹ thuật âm thanh). Kịch bản do ông Trịnh Văn Sơn viết đứng tên chung với nhà biên kịch Kha Chương Hòa của Trung Quốc. Quay phim là người Trung Quốc. Đạo diễn hình là người Đài Loan…

 Đó là chưa kể có thông tin (chưa kiểm chứng) cho rằng trong bộ phim này, phía đối tác Trung Quốc bỏ ra 50 tỉ đồng (gồm tiền thù lao cho ê kíp thực hiện phim của phía Trung Quốc, tiền thuê phim trường, đạo cụ, trang phục…). Phía đối tác Trung Quốc sẽ nhận quyền phát hành phim này trên lãnh thổ Trung Quốc.

 Rõ ràng ở đây là một dự án hợp tác làm phim với nước ngoài. Theo quy định của luật pháp, những bộ phim sản xuất có yếu tố nước ngoài đều phải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho phép và phải được duyệt kịch bản. Trong trường hợp này, cơ quan quản lý chức năng đã thực hiện đúng trách nhiệm quản lý của mình hay chưa? Nếu kịch bản này đã được duyệt thì những nội dung sai phạm trong đó có phần trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành.

Hoãn phát sóng

Ngày 9-6, ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), xác định thông tin VTV quyết định hủy kế hoạch phát sóng phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long vào ngày 30-6 tới. Đạo diễn Đặng Tất Bình, đồng đạo diễn phim của phim Huyền sử thiên đô, cũng cho biết sáng 9-6, ông đã bàn giao nốt 5 tập phim Huyền sử thiên đô cuối cùng cho Ban Thư ký biên tập VTV để nghiệm thu phát sóng. Hai bên hiện đang thương lượng hoàn tất những điều khoản cuối cùng liên quan đến vấn đề kinh tế trong bản hợp đồng này.

Theo ông Trần Bình Minh, lịch phát bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long vào ngày 30-6 đã được VTV và nhà sản xuất thống nhất và ký kết từ năm trước. VTV sẽ cân nhắc để đưa bộ phim lên sóng vào thời điểm thích hợp.

H.L.Anh

Sao không cấm chiếu?

Thông tin từ người có trách nhiệm cao nhất của VTV, Tổng Giám đốc Trần Bình Minh, được đăng tải trên các báo ra ngày 9-6 là hoãn thời điểm phát sóng chứ không phải hủy bỏ hoàn toàn. Điều đó có nghĩa bộ phim sẽ được phát sóng trong thời điểm chưa định trước.

Nhiều người tỏ ra lo ngại, khi dư luận nguôi ngoai hoặc một thời gian sau, mọi người quên đi chuyện này, bộ phim sẽ được lôi ra phát sóng. Còn nếu không được phát sóng rộng rãi thì nhà sản xuất in thành DVD hoặc bán ra nước ngoài hoặc bán lại cho các đài truyền hình các nước để tìm cách thu hồi vốn, còn các nước khác làm sao biết được phim này không đúng với lịch sử, bản sắc văn hóa Việt hoặc nhiều khi lại tưởng văn hóa Việt giống văn hóa Trung Hoa!