Phong trào đồng khởi để lại bài học kinh nghiệm nào cho cách mạng miền nam

Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì?

A. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.

B. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao.

C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao.

D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.

Đáp án chính xác

Xem lời giải

Đáp án D

- Từ những năm 1959 đến 1960, do chính sách tố cộng, diệt cộng và đạo luật 10/59, … của Mĩ – Diệm đã làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề, nhiều nhân và cộng sản bị tàn sát => Mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền Mĩ – Diệm gay gắt => Cần một biện pháp để chấm dứt những chính sách thống trị của Mĩ – Diệm và giải quyết nguyện vọng của nhân dân miền Nam.

=> Đảng ta đã triệu tập Hội nghị lần thứ 15 (1-1959) chủ trương để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Nghị quyết 15 của Đảng giống như “cơn mưa rào” làm tan “cơn nóng oi bức” ở miền Nam => bùng nổ phong trào Đồng khởi.

- Từ đó, Đảng ta đã rút ra bài học cần đưa ra chủ trương phù hợp với từng thời kì thì mới có thể đưa cách mạng đi đến thành công. Thực tế, ở các giai đoạn sau do có sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng miền Nam đã gặt hái được nhiều thành công vượt trội, đặc biệt là thắng lợi trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân năm 1975, hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).

Trang chủ / Tin tức- Sự kiện

                                               Khoa Lý luận chính trị - Tâm lý giáo dục

Phong trào Đồng khởi năm 1960, mà đỉnh cao là cuộc Đồng khởi ở Bến Tre là sự kiện lịch sử trọng đại, là mốc son chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.

Năm 1954, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, đế quốc Mỹ lại âm mưu xâm lược đất nước ta, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới của chúng. Đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm và quân đội tay sai, ra sức thực hiện chiến dịch “tố cộng, diệt cộng” với những cuộc thảm sát đẫm máu, nhằm loại bỏ những người cộng sản và triệt phá tổ chức cách mạng của ta. Chỉ trong 4 năm, từ năm 1955 đến năm 1958, chúng đã bắt, tù đày 900.000 cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng; khoảng 70.000 người bị chúng giết hại. Đến đầu năm 1959, với việc ban hành “Luật 10/59”, Mỹ - Diệm đã tăng cường sử dụng bạo lực phát xít, lê máy chém khắp miền Nam, thẳng tay đàn áp và sát hại cán bộ, đảng viên và đồng bào ta.

Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất, nhưng đông đảo lực lượng cách mạng ở miền Nam vẫn kết thành một khối, phong trào cách mạng được giữ vững, cơ sở đảng được củng cố và phát triển. Tháng 1/1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, thống nhất ban hành Nghị quyết 15 về “tăng cường đoàn kết, kiên quyết, đấu tranh giữ gìn hòa bình, thực hiện thống nhất đất nước”. Nghị quyết yêu cầu phải lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ Mỹ - Diệm, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng, mở ra cao trào cách mạng mới, thực sự là “pháo lệnh” cho công cuộc Đồng khởi ở miền Nam.

Phong trào Đồng khởi nổ ra đầu tiên tại tỉnh Bến Tre vào sáng ngày 17/1/1960, với việc đánh chiếm Tổng đoàn dân vệ đóng tại đình Định Phước, xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày. Những ngày sau đó, phong trào lan ra toàn tỉnh Bến Tre và thu được nhiều thắng lợi to lớn. Đến cuối năm 1960, Bến Tre đã giải phóng hoàn toàn 51/115 xã, giải phóng một phần 21 xã, nhân dân làm chủ 300/500 ấp. Đảng bộ tỉnh Bến Tre có sự lớn mạnh rõ rệt với 80 xã có chi bộ và 937 đảng viên, các đoàn thể quần chúng phát triển mạnh. Tỉnh xây dựng được 2 đại đội vũ trang tập trung, cấp huyện có từ 1 đến 2 trung đội; hình thành một lực lượng đấu tranh chính trị hùng hậu, tiêu biểu là “đội quân tóc dài” nổi tiếng, ra đời ngay trong những ngày đầu Đồng khởi.

Hòa nhịp với cuộc Đồng khởi ở Bến Tre, phong trào nhanh chóng lan rộng và phát triển đồng loạt vào tháng 9/1960 trên khắp miền Nam, từ Đông Nam bộ, Tây nguyên, đến các tỉnh miền Tây đồng bằng Khu 5. Tính đến cuối năm 1960, ta đã giành quyền làm chủ ở 1.363 xã trên toàn miền Nam, giải phóng 5,6 triệu dân, huy động được hàng triệu người tham gia đấu tranh chính trị trực diện; đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở các đô thị, đặc biệt là ở Sài Gòn - Gia Định. Với thắng lợi của phong trào Đồng khởi, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Mặt trận là nơi tập hợp quần chúng đấu tranh vì hòabình, độc lập và thống nhất nước nhà.

Một số hình ảnh phong trào Đồng khởi:

Phong trào đồng khởi để lại bài học kinh nghiệm nào cho cách mạng miền nam

Phong trào đồng khởi để lại bài học kinh nghiệm nào cho cách mạng miền nam

Phong trào đồng khởi để lại bài học kinh nghiệm nào cho cách mạng miền nam

Nguyễn Thị Định - Linh hồn của phong trào Đồng khởi

Phong trào Đồng khởi đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm; là mũi đột phá, mở đầu cho cao trào cách mạng mới ở miền Nam. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi khẳng định tính đúng đắn, kịp thời của đường lối cách mạng miền Nam, thấy được sức mạnh to lớn của quần chúng, luôn bám sát vào dân, tin tưởng tuyệt đối ở dân, quy tụ đông đảo lực lượng nhân dân tham gia cách mạng. Phong trào đã được Trung ương đúc kết kinh nghiệm và phổ biến toàn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Phong trào Đồng khởi không chỉ có những đóng góp quan trọng về chiến thuật, chiến lược trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay. Đó là:

          Thứ nhất là, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và phát huy vai trò hạt nhân chính trị của cấp ủy đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, quyết liệt trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên và vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu.

          Thứ hai là, không ngừng củng cố, xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

          Thứ ba là, khơi dậy mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng  cao gắn với phát triển khoa học - công nghệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

          Thứ tư là, xây dựng thế trận quốc phòng – an ninh vững chắc; đẩy mạnh xây dựng thế trận lòng dân; nâng cao tiềm lực quốc phòng, chất lượng các khu vực phòng thủ, trong đó chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đai, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sáng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

          Thứ năm là, thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

          Thứ sáu là, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoa bình” của các thế lực thù địch, kiên quyết bảo vệ quan điểm, sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nước , toàn xã hội với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

Tài liệu:  1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20.

 2. Phong trào Đồng khởi - 50 năm nhìn lại, Nxb CTQG, Hà Nội, 2010.