Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là gì năm 2024

Trn Minh Tnh LVThs 2018 - MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH

  • Tailieutham khao ppl - MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ, SỰ HÀI LÒNG VÀ LÒNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH
  • Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
  • PHIẾU KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÁI ĐỘ MUA HÀNG
  • 2 Interview Transcript
  • THE Important Contribution OF International Marketing Strategy TO NIKE
  • Cau hoi trac nghiem tu tuong ho chi minh
  • CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ ĐẢNG 838169
  • [123doc] - nghien-cuu-cac-nhan-to-anh-huong-den-y-dinh-su-dung-thanh-toan-dien-tu-cua-sinh-vien-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-da-nang
  • PPL-đề thi GK tham khao 1

Preview text

CHƯƠNG 2

CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỤC TIÊU

Sau khi học xong chương 2, người học có thể:

  • Nắm vững các đặc điểm và quy trình thực hiện của một số phương pháp nghiên cứu khoa học, hiểu được các cơ sở lý luận của các phương pháp nghiên cứu
  • Phân biệt được các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau
  • Lựa chọn được các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của mình và biện luận được tính phù hợp của phương pháp nghiên cứu đó

- NỘI DUNG

Nghiên cứu khoa học được tiến hành trên 2 cấp độ: cấp độ lý thuyết và cấp độ thực nghiệm. Đối với từng cấp độ, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau. Ở cấp độ lý thuyết, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Ở cấp độ thực nghiệm, nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

  1. NHÓM CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm các phương pháp thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu các văn bản tài liệu hiện có, sau đó sử dụng các thao tác tư duy logic để thực hiện các công việc như xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu, hình thành các giả thuyết khoa học, (đưa ra các dự đoán ban đầu về đối tượng nghiên cứu hoặc phát triển những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm.

Khi nghiên cứu tài liệu, nhà nghiên cứu cần thu thập và xử lý các thông tin có liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm: cơ sở lý thuyết, thành tựu lý thuyết đã đạt được, dữ liệu, số liệu thống kê, kết quả công bố của các nghiên cứu trước đó và nguồn tài liệu (Vũ Cao Đàm, 2014). Những phương pháp cụ thể trong nhóm nghiên cứu lý thuyết gồm có:

2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Thoạt nhìn phân tích và tổng hợp là hai phương pháp đối lập nhau nhưng trong nghiên cứu lý thuyết hai phương pháp này lại thống nhất biện chứng với nhau. Kết quả phân tích tạo cơ sở cho việc tổng hợp, trong khi nhờ tổng hợp tài liệu nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về lý thuyết đang nghiên cứu, từ đó giúp cho việc phân tích trở nên sâu sắc hơn (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004). Khi nghiên cứu lý thuyết nhà nghiên cứu luôn phải thực hiện cả phân tích lẫn tổng hợp lý thuyết.

Phân tích lý thuyết là phương pháp phân tích các thông tin về lý thuyết thành từng mặt, từng bộ phận, từng mối quan hệ theo lịch sử thời gian nhằm phát hiện ra các khía cạnh, cấu trúc lý thuyết, các trường phải nghiên cứu và các xu hướng phát triển của lý thuyết. Dựa trên cơ sở phân tích, nhà nghiên cứu chọn lọc ra những thông tin cần thiết phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình. Phân tích lý thuyết bao gồm việc phân tích nguồn tài liệu (chuyên khảo khoa học, tài liệu lưu trữ, thông tin đại chúng...) và phân tích tác giả (trong ngành hay ngoài ngành, trong nước hay nước ngoài...), phân tích cấu trúc logic nội dung của lý thuyết (Vũ Cao Đàm, 2014).

Tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết các khía cạnh, các bộ phận, các mối quan hệ tìm được từ các thông tin về lý thuyết đã thu thập được thành một tổng thể nhằm tạo một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ và khái quát hơn về chủ đề nghiên cứu. Khi tổng hợp lý thuyết, nhà nghiên cứu thường sẽ thực hiện các nội dung sau: bổ sung nếu phát hiện tài liệu thu thập có thiếu sót hay sai lệch; lựa chọn những tài liệu cần thiết cho việc xây dựng luận cứ; sắp xếp tài liệu theo tiến trình xuất hiện để nhận dạng động thái, theo thời điểm xuất hiện để phát hiện tương quan và theo quan hệ nhân — quả để nhận dạng tương tác; xây dựng hệ thống khái niệm, phạm trù, quy luật và sử dụng tư duy logic để giải thích quy luật, để phán đoá luật của sự vật hoặc hiện tượng tiến tới hình thành hạ thông lý thuyết mới (Vũ Cao Đàm, 2014).

2.1. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Phương pháp phân loại lý thuyết là phương pháp sắp xếp một cách logic các tài liệu, văn bản đang nghiên cứu theo từng phương diện, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng xu hướng phát triển. Nhờ phân loại, các kết cấu phức tạp trong nội dung của khoa học trở nên dễ nhận biết hơn, dễ sử dụng hơn cho các mục đích nghiên cứu cụ thể. Phân loại còn giúp nhà nghiên cứu phát hiện ra quy luật phát triển của đối tượng, sự phát triển của kiến thức khoa học. Dựa trên những phát hiện này, nhà nghiên cứu có thể đưa ra các dự đoán về các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.

Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết là phương pháp sắp xếp những thông tin, dữ liệu đa dạng thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau thành một hệ thống có kết cấu chặt chẽ trên cơ sở một mô hình lý thuyết. Hệ thống hóa các tri thức khoa học giúp mở rộng và nâng cao sự hiểu biết của nhà nghiên cứu về đối tượng nghiên cứu. Dựa trên sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về đối tượng nhà nghiên cứu có thể xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh hơn.

Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong khi phân loại phải mang yếu tố hệ thống hóa thì hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại, đồng thời hệ thống hóa lại giúp cho phân loại hợp lý và chính xác hơn (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004).

2.1. Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các sự vật, quá trình, hiện tượng bằng cách xây dựng mô hình của chúng. Mô hình là một hệ thống các yếu tố vật chất hay ý niệm được xây dựng nhằm biểu diễn hay tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan. Các mô hình này tương đối giống với nguyên bản, có các tính chất cơ bản của nguyên bản, đặc biệt là các tính chất cần nghiên cứu, có thể phản ánh được các mối liên hệ cơ cấu, chức năng, nhân quả của các thành tố trong nguyên bản. Mô hình có thể ở dạng mô hình vật lý (xây dựng bằng các phần tử vật lý), mô hình toán học (xây dựng dựa trên các biểu thức và phương trình toán học) và mô hình số (xây dựng bằng các chương trình máy tính). Trong một số chuyên ngành, còn xuất hiện một số dạng mô hình khác như mô hình sinh học (sử dụng chuột bạch), mô hình sinh thái (mô hình một quần thể sinh thái) hay mô hình xã hội.

Mô hình đóng vai trò đại diện thay thế cho hiện tượng cần nghiên cứu. Các nghiên cứu sẽ được thực hiện trên mô hình thay cho đối tượng gốc. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình, nhà nghiên cứu thu thập những tri thức mới về đối tượng. Những tri thức mới này sẽ tạo nền tảng cho các nghiên cứu sâu, rộng, phức tạp hơn về đối tượng. Phương pháp mô hình hóa được sử dụng khi khó hoặc không thể nghiên cứu đối tượng gốc trong điều kiện thực tế. Thực hiện nghiên cứu trên mô hình, nhà nghiên cứu có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thu thập thông tin, dữ liệu từ thực tiễn. Các dữ liệu thu thập được từ thực tiễn sẽ giúp nhà nghiên cứu khám phá ra bản chất của sự vật, hiện tượng, phát hiện ra các quy luật, chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết khoa học...

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một tập hợp lớn và đa dạng. Các lĩnh vực khoa học khác nhau có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Ví dụ, các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phổ biến trong lĩnh vực y khoa, khoa học tự nhiên, nông nghiệp, trong khi các phương pháp điều tra, quan sát chiếm ưu thế trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế. Trong từng ngành khoa học cũng hiện diện nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Do sự đa dạng của các phương pháp nghiên cứu khoa học, giáo trình này chỉ tập trung giới thiệu các phương pháp nghiên cứu thực tiễn phổ biến được sử dụng chung trong nhiều ngành khoa học khác nhau.

Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn có thể chia thành hai nhóm: nhóm các phương pháp phi thực nghiệm và nhóm các phương pháp thực nghiệm. Khi sử dụng phương pháp phi thực nghiệm, nhà nghiên cứu không tạo ra bất kỳ tác động nào làm biến đổi trạng thái và môi trường của đối tượng khảo sát. Ngược lại, trong phương pháp thực nghiệm, nhà nghiên cứu sẽ tác động vào đối tượng có trong thực tiễn nhằm làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của nó (Vũ Cao Đàm, 2014).

2.2. Các phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm giúp nhà nghiên cứu u thông tin về đối tượng nghiên cứu nhưng không tạo ra bất kỳ tác động nào làm biến đổi trạng thái và môi trường của đối tượng khảo sát. Các phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm lại có thể chia thành 2 nhóm lớn: quan sát khoa học và điều tra.

2.2.1. Phương pháp quan sát khoa học

Khái niệm: Phương pháp quan sát khoa học là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở tri giác đối tượng (sự vật, hiện tượng, quá trình hay hành vi) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau một cách có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống. Nhà nghiên cứu chủ yếu mô tả đối tượng sát hoặc đưa ra suy luận về những gì quan sát được hay đưa ra các đánh giá cá nhân về chúng. Dữ liệu thu thập được từ quan sát sẽ cung cấp cho nhà nghiên cứu những thông tin cụ thể đặc trưng cho đối tượng. Dựa trên những thông tin ban đầu này, nhà nghiên cứu có thể thực hiện các bước tìm tòi, khám phá tiếp theo như khái quát ra các quy luật, đưa ra giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết hay xây dựng lý thuyết.

Quan sát có thể chia thành quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp. Quan sát có thể thực hiện với một cá thể hay với số đông, trong môi trường tự nhiên hay trong môi trường nhân tạo. Người quan sát (nhà nghiên cứu hay cộng tác viên) có thể quan sát đối tượng công khai hay kín đáo, có thể tham dự vào diễn tiến hay chỉ đơn thuần đóng vai trò quan sát và ghi chép.

Quan sát khoa học thực hiện ba chức năng sau: thu thập thông tin thực tiễn về đối tượng, kiểm chứng giả thuyết hay lý thuyết đã có và đối chiếu kết quả nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn nhằm phát hiện ra các mặt sai lệch, thiếu sót, từ đó bổ sung và hoàn thiện lý thuyết.

Quy trình tiến hành quan sát khoa học thường có các bước sau:

  • Xác định mục đích quan sát
  • Xác định đối tượng quan sát cũng như phương diện cụ thể cần quan sát của đối tượng.
  • Đối tượng và phương diện quan sát được xác định dựa trên mục đích của quan sát.
  • Lựa chọn phương thức quan sát (quan sát trực tiếp hay gián tiếp, một lần hay nhiều lần, phương tiện quan sát...).
  • Lập kế hoạch quan sát (thời gian, địa điểm, số lượng mẫu quan sát, người quan sát, số lần quan sát, độ dài thời gian quan sát, khoảng cách giữa các lần quan sát).
  • Tiến hành quan sát. Người quan sát sử dụng các giác quan để theo dõi các diễn biến của đối tượng bao gồm cả các ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài lên đối tượng. Kết quả quan sát cần phải được ghi nhận lại đầy đủ, cần thận để đảm bảo tính lâu dài, hệ thống của dữ liệu.
  • Kiểm tra kết quả quan sát. Để đảm bảo tính khách quan của quan sát nhà nghiên cứu có thể kiểm tra lại kết quả quan sát bằng các hình thức khác nhau như lặp lại quan sát, sử dụng người có trình độ cao hơn để sát lại, trò chuyện với những người tham gia vào tình huống, đối chiếu các tài liệu khác có liên quan đến diễn biến.
  • Xử lý dữ liệu. Các ghi nhận về đối tượng cần được phân loại, hệ thống hòa, thống kê, phân tích, khái quát để tìm ra các mối liên hệ bản chất, điển hình của các biểu hiện khác nhau của đối tượng nghiên cứu.

Ưu và nhược điểm của phương pháp quan sát khoa học

Quan sát khoa học có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Ưu điểm của quan sát là có thể cung cấp các thông tin tương đối khách quan, các số liệu cụ thể, sống động, phong phủ về đối tượng nghiên cứu. Quan sát dễ dàng thực hiện và ít tổn kém. Thế nhưng, quan sát cũng có một số nhược điểm, ví dụ như người quan sát chỉ có thể quan sát đối tượng một cách thụ động chứ không thể tác động vào đối tượng để cho nó diễn biến hay thay đổi theo ý muốn.

2.2.1. Phương pháp điều tra

Khái niệm: Điều tra là phương pháp thu thập thông tin bằng cách thự hiện khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng. Mục đích của điều tra là nhằm phát hiện ra các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về lượng và chất của các đối tượng cần nghiên cứu. Điều tra cung cấp các thông tin cần thiết về đối tượng nghiên cứu. Những thông tin này là căn cứ quan trọng để nhà nghiên cứu có thể đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn hoặc cả hai. Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học:

Điều tra cơ bản: thu thập thông tin về sự có mặt của các đối tượng trên một diện rộng. Mục đích của điều tra cơ bản là nhằm nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định lượng của đối tượng khảo sát. Ví dụ: điều tra địa hình, địa chất, điều tra dân số, trình độ văn hóa, điều tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em, điều tra khả năng tiêu thụ hàng hóa.

Điều tra xã hội: thu thập thông tin về quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, về một hiện tượng văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ, xu hưởng tiêu dùng... Một số ví dụ tiêu biểu của điều tra xã hội bao gồm điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về bản hiến pháp mới, thu thập ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về một sản phẩm hay dịch vụ...

Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng.

Điều tra có thể thực hiện qua một số hình thức: khảo sát bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn (có kết cấu chặt chẽ và không có kết cấu chặt chẽ), thảo luận/phỏng vấn nhóm...

Khái niệm: Phỏng vấn không có cấu trúc chặt chẽ là phương pháp điều tra, thu thập thông tin bằng cách giao tiếp trực tiếp với đối tượng theo một kế hoạch định trước nhằm tìm hiểu quan điểm của người được phỏng vấn về cuộc sống, về những trải nghiệm của họ hoặc ý kiến của họ về những tình huống, sự kiện mà nhà nghiên cứu quan tâm. Người được phỏng vấn sử dụng từ ngữ của chính mình để nêu ý kiến, quan điểm. Phỏng vấn có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua điện thoại.

Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn, nhà nghiên cứu cần lưu ý: (1) chọn lựa người tham gia phỏng vấn phù hợp (người có thể cung cấp thông tin cần thiết cho nghiên cứu; (2) có những hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lý của những người tham gia phỏng vấn để có cách tiếp cận tâm lý phù hợp. Trong khi đàm thoại cần chú ý đến diễn biến tâm lý của người tham gia đàm thoại để có những điều chỉnh phù hợp; (3) chú ý tránh những câu hỏi nhạy cảm, có thể gây lúng túng hay phản cảm đối với người tham gia đàm thoại.

Phỏng vấn cần được tiến hành trong một không khí thoải mái, tự do, thân thiện. Thông tin có thể thu được một cách trực tiếp (từ nội dung câu trả lời của người tham gia) hay gián tiếp (từ cử chỉ, hành vi của người tham gia).

Quy trình tiến hành phỏng vấn thường có các bước sau:

  • Xác định mục tiêu của phỏng vấn, thông tin cần thu thập.
  • Xác định đối tượng phỏng vấn và số lượng người cần phỏng vấn. - Lập kế hoạch phỏng vấn (thời gian, địa điểm, hình thức, nhân lực, thiết bi...).

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi phỏng vấn. Lưu ý, bảng câu hỏi phỏng vấn có thể thay đổi trong quá trình phỏng vấn để phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh phỏng vấn.

  • Tiến hành phỏng vấn.
  • Xử lý và phân tích dữ liệu thu được từ phỏng vấn.

Ưu và khuyết điểm của phương pháp thực nghiệm Phương pháp thực nghiệm đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu thực tiễn ở trong cả lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Thực nghiệm giúp nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghiên cứu và khả năng tư duy lý thuyết thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học, tạo ra một hướng nghiên cứu mới dựa trên phương pháp hoàn toàn chủ động trong sáng tạo khoa học. Tuy nhiên phương pháp thực nghiệm có một số hạn chế như hiện tượng diễn ra không hoàn toàn tự nhiên; đòi hỏi phải có các thiết bị kỹ thuật cao, đồi hời nhà nghiên cứu phải có các kỹ năng nghiên cứu, tổ chức, khó áp dụng vào các nghiên cứu liên quan đến những hoạt động diễn biến phức tạp trong tư tưởng, tình cảm con người (Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Đăng Bình, 2004).

Thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học lý thuyết?

3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thu thập thông tin qua các tài liệu hay văn bản. Trong phương pháp này, chủ thể nghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở các văn bản liên quan. Từ đó, bằng các tư duy logic rút ra kết luận cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu khoa học gồm những gì?

Các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản.

Phương pháp luận. ... .

Phương pháp thu thập số liệu. ... .

Phương pháp nghiên cứu định tính. ... .

Phương pháp nghiên cứu định lượng. ... .

Phương pháp toán học. ... .

Phương pháp quan sát. ... .

Phương pháp điều tra. ... .

Phương pháp thực nghiệm..

Phương pháp nghiên cứu nghĩa là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là một quá trình lặp đi lặp lại bao gồm việc tinh chỉnh và cải tiến dựa trên những phát hiện trước đó. Các nhà khoa học thường xem xét lại các lý thuyết của họ, sửa đổi các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các giả thuyết mới dựa trên kết quả nghiên cứu ban đầu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu là gì?

Phương pháp nghiên cứu tài liệu Mục đích của phương pháp là để thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của đề tài, kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, chủ trương chính sách liên quan đến đề tài và các số liệu thống kê.