Phương pháp thu thập thông tin tại hiện trường

Mục lục [Hiện]

  1. Phương pháp lắng nghe mạng xã hội
  2. Phương pháp phỏng vấn bằng thư
  3. Phương pháp thảo luận nhóm
  4. Phương pháp quan sát
  5. Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp
  6. Phương pháp thu thập dữ liệu điều tra thăm dò
  7. Phương pháp thử nghiệm
  8. Phương pháp phỏng vấn điện thoại

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động lâu dài trên thị trường kinh doanh đầy sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay thì việc thu thập các dữ liệu là vô cùng quan trọng. Bởi nó chính là yếu tố tạo ra cơ sở và sự thuận lợi cho việc nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

Tuy nhiên, việc thu thập các dữ liệu trong quá trình nghiên cứutốn rất nhiều thời gian và chi phí cần thiết. Bài viết sau Bizfly chia sẻ đến bạn top 8 phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả trong nghiên cứu Marketing.

Phương pháp lắng nghe mạng xã hội

Lắng nghe mạng xã hội là phương pháp thu thập dữ liệu mang tính hiệu quảcao. Đây là quá trình thu thập thông tin từ các diễn đàn hay nền tảng xã hội về một chủ đề cụ thể. Các dữ liệu được thu thập bởi phương pháp này sẽ được tiến hành phân tích để từ đó tìm ra được xu hướng hiện nay cùng nhiều thông tin hữu ích.

Phương pháp lắng nghe mạng xã hội

Phương pháp phỏng vấn bằng thư

Phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn qua thư hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi hiện nay. Phương pháp này sẽ được thực hiện thông qua việc gửi các bảng câu hỏi đã được soạn sẵn đến các đối tượng mà doanh nghiệp muốn nghiên cứu và nhận câu trả lời nếu mọi việc đều suôn sẻ.

Đây được xem là phương pháp hữu hiệu khi áp dụng vào các trường hợp các đối tượng nghiên cứu ở quá xa, khó đối mặt, hay các khu dành riêng khó vào. Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể điều tra được số lượng đơn vị cực lớn đồng thời tạo ra sự thuận lợi cho người hỏi.

Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là một phương pháp thu thập dữ liệu hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Cách làm này thường được nghiên cứu cố định với các đối tượng là con người, các hộ gia đình hay các doanh nghiệp thông qua một bảng câu hỏi đã được thiết lập từ trước.

Mỗi một thành viên trong nhóm sẽ được cung cấp một cuốn nhật ký hoặc một thiết bị điện tử để tự mình ghi chép lại hoặc ghi hình lại các mục liên hệ. Phương pháp này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả mà còn giúp việc phân tích được tiến hành lâu dài hơn và liên tục hơn.

Phương pháp quan sát

Bằng cách ghi chép lại những sự kiện hay các hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống hàng ngày hay trong một hoạt động bất kỳ một cách có kiểm soát, quan sát hiện đang là phương pháp thu thập dữ liệu được ứng dụng khá rộng rãi bởi nhiều doanh nghiệp. Với phương pháp quan sát, doanh nghiệp thu được chính xác những hình ảnh về hành vi tiêu dùng của khách hàng và lý giải cho các hành vi quan sát đó.

Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát thường sẽ được sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp khác để có thể chắc chắn hơn về mức độ chính xác của dữ liệu khi thực hiện các hoạt động kiểm tra chéo. Thu thập dữ liệu bằng phương phápnày có thể chia theo hai cách như sau:

Quan sát trực tiếp và gián tiếp:

Quan sát ngụy trang và công khai:

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp

Nhân viên nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu phỏng vấn cá nhân trực tiếp bằng cách gặp mặt trực tiếp các đối tượng điều tra và phỏng vấn họ bằng bảng câu hỏi đã được thiết lập sẵn. Để áp dụng được phương pháp này, bạn cần phải đưa ra cho khách hàng những câu hỏi đơn giản, ngắn gọn và dễ trả lời. Ứng dụng tốt phương pháp này, nhân viên sẽ thuyết phục được khách hàng đưa ra câu trả lời, giải thích rõ ràng về câu trả lời đó trước khi điền vào phiếu điều tra.

Phương pháp thu thập dữ liệu điều tra thăm dò

Với phương pháp điều tra thăm dò, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu thập các thông tin, dữ liệu khách hàng thông qua công cụ chủ yếu là “Bảng câu hỏi" với những câu hỏi đã được thiết lập sẵn. Và khách hàng sẽ là người tự đưa ra các câu trả lời hay các thông tin vào trong bảng.

Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp thử nghiệm sẽ được chia thành hai loại chính bao gồm:

Phương pháp phỏng vấn điện thoại

Khi thực hiện thu thậpdữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn điện thoại, nhân viên phỏng vấn sẽ trực tiếp điều tra các đối tượng cần nghiên cứu bằng một số câu hỏi đã được thiết lập sẵn.

Các đối tượng có thể áp dụng được phương pháp này đó là các cơ quan xí nghiệp, các đối tượng phân tán đều trên địa bàn hay những người có thu nhập cao để tiết kiệm chi phí. Với phương pháp này, doanh nghiệp có thể thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tượng nghiên cứu.

Việc ứng dụng các phương pháp thu thập dữ liệu đang ngày càng trở nên đa dạng, phổ biến và được dùng nhiều trong các công trình nghiên cứu của nhiều doanh nghiệp. Với những kiến thức Bizfly chia sẻtrong bài viết trênbạn đã tìm ra cho mình một phương pháp phù hợpvà có khả năng mang đến hiệu quả cao nhất.

Thu thập dữ liệu là một phần rất quan trọng khi nghiên cứu về một vấn đề hay một đề tài nào đó. Vậy có những phương pháp thu thập dữ liệu nào phù hợp với bài nghiên cứu của bạn, hãy cùng Luận Văn 24 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Thu thập dữ liệu là gì?

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc thu thập dữ liệu lại thường tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí; do đó cần phải nắm chắc các kỹ thuật thu thập dữ liệu.

2. Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu Marketing

2.1. Phương pháp quan sát [observation]

Quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu bằng cách ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử của con người. Phương pháp thu thập dữ liệu này khá tiện dụng thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác để kiểm tra chéo độ chính xác của dữ liệu thu thập.

Bao gồm:

  • Quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp: Quan sát trực tiếp là tiến hành quan sát khi sự kiện đang diễn ra. Ví dụ: Quan sát thái độ của khách hàng khi thưởng thức các món ăn của một nhà hàng
  • Quan sát ngụy trang và quan sát công khai: Quan sát ngụy trang có nghĩa là đối tượng được nghiên cứu không hề biết họ đang bị quan sát. Ví dụ: Bí mật quan sát mức độ phục vụ và thái độ đối xử của nhân viên.
  • Người quan sát hay quan sát bằng thiết bị: Quan sát do con người nghĩa là dùng giác quan con người để quan sát đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Kiểm kê hàng hóa; quan sát số người ra vào ở các trung tâm thương mại.
  • Quan sát có cấu trúc hay không cấu trúc Quan sát có cấu trúc là quan sát hành vi nào trước, hành vi nào sau. Ngược lại, quan sát không theo cấu trúc là không giới hạn hành vi quan sát.

2.2. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn là một cuộc hỏi đáp giữa một bên là phỏng vấn viên và một bên là người được phỏng vấn thông qua một hình thức tiếp xúc nào đó. Trong thực tiễn các hình thức tiếp xúc trong phỏng vấn khá đa dạng:

Các hình thức tiếp xúc trong phỏng vấn;

  • Phỏng vấn trực tiếp;
  • Phỏng vấn qua thư tín;
  • Phỏng vấn qua điện thoại;
  • Phỏng vấn qua Email…

Các kỹ thuật trong phỏng vấn

Hỏi đáp theo cấu trúc: Là việc tiến hành hỏi đáp theo một thứ tự của bảng gồm những câu hỏi đã định trước. Bảng câu hỏi được thiết lập kỹ, phỏng vấn viên không được tuỳ tiện thay đổi thứ tự câu hỏi hay sử dụng những từ ngữ khác.

Việc phỏng vấn này thích hợp cho các cuộc nghiên cứu với số lượng người được hỏi khá lớn. Mọi người chắc chắn được hỏi những câu hỏi giống nhau. Sau này, việc thống kê phân tích sẽ dễ dàng hơn.

Hỏi đáp không theo cấu trúc: Phỏng vấn viên được hỏi một cách tự nhiên như một cuộc mạn đàm, hay nói chuyện tâm tình, tùy theo sự hiểu biết của người đáp mà hỏi nhiều hay ít, hoặc đi sâu vào những điều khác lạ mới phát hiện nơi người đáp. Đồng thời đi cả vào những chi tiết mà trong Kế hoạch thông tin không đề cập do không thể tiên liệu hết tình hình cụ thể.

Hỏi đáp không theo cấu trúc đòi hỏi phỏng vấn viên phải có trình độ cao về kỹ thuật phỏng vấn, nắm vững mục đích của cuộc nghiên cứu, khía cạnh chuyên môn về marketing. trong thực tế, người ta gọi đây là phỏng vấn theo chiều sâu, và được áp dụng trong trường hợp số lượng đối tượng phỏng vấn ít, các chuyên gia, các nhà bán sỉ, lẻ có uy tín và người đáp có trình độ.

Các hình thức tổ chức phỏng vấn

Hình thức phỏng vấn nhân: Diễn ra chỉ giữa 2 người là phỏng viên và đối tượng phỏng vấn, nêu tiếp xúc với một đám động thì phải tiến hành phỏng vấn với từng người một, và chú ý hạn chế tối đa sự chúng kiến nội dung phỏng vấn nhằm hạn chế sự trả lời thiên lệch của đối tượng phỏng vấn [do bị ảnh hưởng bởi tâm lý dẫn dắt, bầy đàn]. Vì vậy, người ta thường cố gắng thực hiện phỏng vấn với không gian riêng, tránh sự góp ý nhòm ngó của những người xung quanh.

Phỏng vấn nhóm: Là việc tiến hành phỏng vấn cùng lúc với nhiều người, có 2 loại áp dụng trong phỏng vấn nhóm gồm:

  • Nhóm trọng điểm: Là nhóm tiêu biểu đại diện cho một tập hợp đám đông nào đo. Nhà nghiên cứu thường mời từ 8-10 người lập thành một nhóm. Họ sẽ trả lời những câu hỏi chung hoặc riêng do điều phối viên đưa ra, mọi người cùng nghe câu hỏi. Nhóm trọng điểm thường được mời thảo luận trong một “Phòng thí nghiệm” để có thể quan sát, ghi hình, hay ghi âm lại nội dung buổi phỏng vấn.
  • Nhóm cố định: Là nhóm từ 50-200 người được lựa chọn theo một tiêu chuẩn chọn mẫu, được huấn luyện về mục đích nghiên cứu, về phương pháp trả lời [nhiều hình thức]. Họ có thể là những thành viên có thoả thuận cộng tác nghiên cứu để làm tốt việc trả lời các câu hỏi do công ty nghiên cứu đưa ra, để theo dõi trong một thời gian dài [6T-12T] để đo lường sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

Nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình hoàn thành bài luận văn về các đề tài kinh tế, hãy liên hệ Dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 24 – Chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề của bạn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

2.3. Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp thu thập dữ liệu này gồm 2 loại:

Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm là để quan sát và đo lường các phản ứng tâm lý hoặc theo dõi các cuộc phỏng vấn, thảo luận của các nhóm trọng điểm. Phòng thí nghiệm thường được chia làm 2 ngăn: Ngăn 1 dành cho những người được phỏng vấn, hay thử nghiệm; Ngăn 2 dành cho những quan sát viên và các trang bị kỹ thuật, ở giữa 2 ngăn được trang bị 1 tấm kính 1 chiều.

Thử nghiệm tại hiện trường là việc quan sát đo lường thái độ, phản ứng của khách hàng trước những sự thay đổi của nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ như: thay đổi giá bán, thay đổi cách thức phục vụ, chăm sóc khách hàng… Việc quan sát được thực hiện tại nơi diễn ra sự giao dịch, cho nên được gọi là thử nghiệm tại hiện trường.

2.4. Phương pháp điều tra thăm dò

Điều tra là việc tìm hiểu thật kỹ ngọn nguồn các sự kiện, chú trọng tới việc thu thập thông tin cùng các nhân chứng, vật chứng. Trong nghiên cứu marketing phương pháp thu thập dữ liệu này được áp dụng khá phổ biến vì những ưu thế của nó nhằm bảo đảm 4 nguyên tắc của một nghiên cứu khoa học.

Công cụ chủ yếu được dùng để thu thập các thông tin, sự kiện trong phương pháp này là Bảng câu hỏiQuestions Form” do khách hàng tự trả lời.

Nó đặc biệt hữu dụng trong nghiên cứu định lượng bởi vì: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nghiên cứu marketing là các ý kiến, kỳ vọng của khách hàng, nhà cung cấp, người tiêu dùng… cần được đo lường, tính toán, so sánh một cách cụ thể. Vì vậy, cách thức để thu thập dữ liệu bằng “bảng câu hỏi” trong điều tra thăm dò là phù hợp hơn cả.

Trong thực tế, phương pháp phỏng vấn [theo cấu trúc] cũng sử dụng một hình thức sử dụng “bảng câu hỏi” nhưng nó mang tính chất đối thoại nhiều hơn do đó đối với những vấn đề cần có những ý kiến so sánh, đánh giá, đo lường cụ thể và chi tiết [nghiên cứu định lượng] thì phương pháp điều tra thăm dò tỏ ra có ưu thề hơn về mặt hiệu quả của việc thu thập thông tin.

2.5. Thảo luận nhóm [focus group]

Thảo luận nhóm là phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định tính. Các dữ liệu được thu thập thông qua một cuộc thảo luận giữa một nhóm đối tượng nghiên cứu [nhóm tập trung hay nhóm chuyên đề] dưới sự dẫn dắt của người điều khiển chương trình [moderator].

Thành công của buổi thảo luận phụ thuộc vào khả năng dẫn dắt và khuyến khích các thành viên tham gia vào việc trả lời của người điều khiển chương trình. Thông thường, người điều khiển cũng là nhà nghiên cứu. Yêu cầu cần có của một moderator như sau:

  • Có khả năng quan sát và kỹ năng tiếp xúc
  • Hướng mục tiêu vào dàn bài thảo luận
  • Có khả năng dẫn dắt và là người biết lắng nghe. Xóa bỏ các thành kiến, đồng cảm và khuyến khích các thành viên khác đưa ra ý kiến.

Dữ liệu cần thu thập trong cuộc thảo luận nhóm phải thỏa mãn được mục tiêu nghiên cứu. Điều này phụ thuộc vào tính khoa học và cả nghệ thuật điều khiển của nhà nghiên cứu. Thảo luận nhóm được thực hiện ở ít nhất 3 dạng sau:

  • Nhóm thực thụ [Full group]: Gồm từ 8 – 10 thành viên tham gia thảo luận;
  • Nhóm nhỏ [Mini group]: Khoảng 4 thành viên tham gia thảo luận;
  • Nhóm điện thoại [Telephone group]: Các thành viên tham gia thảo luận trực tuyến qua điện thoại hội nghị hoặc diễn đàn [forum] trên internet.

Những ứng dụng của thảo luận nhóm:

  • Khám phá thái độ, thói quen tiêu dùng;
  • Phát triển giả thuyết để kiểm nghiệm định lượng tiếp theo;
  • Phát triển dữ liệu cho việc thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng;
  • Thử khái niệm sản phẩm mới;
  • Thử khái niệm thông tin;
  • Thử bao bì, lô gô, tên của thương hiệu…

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến thường dùng trong nghiên cứu Marketing. Mong rằng kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu. Chúc các bạn thành công.

Trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp, nếu bạn gặp phải bất kì khó khăn gì cần giúp đỡ thì đừng ngần ngại liên hệ qua hotline 0988 55 2424 để dịch vụ tư vấn làm luận văn tốt nghiệp của chúng tôi giúp bạn hoàn thành bài luận văn của mình một cách tốt nhất.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ Đề