Quá trình không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đó vào những thời điểm cần thiết gọi là gì

Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo. Vậy quy luật của sự quên và cách rèn luyện trí nhớ tại nhà như thế nào?

Một nhà sinh lý học người Nga I.M.Sechenov đã nói rằng: “Nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở tình trạng của một đứa trẻ sơ sinh”

Thực tế, trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã có của kinh nghiệm cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm ghi nhớ, gìn giữ và tái tạo.

Trí nhớ phản ánh những đặc điểm đã từng tác động vào giác quan của cá nhân. Chúng phản ánh vốn kinh nghiệm sống mang tính chủ thể, đồng thời cải biến do chi phối bởi nhu cầu, động cơ, hứng thú... của chủ thể. Trí nhớ là quá trình phức tạp gồm quá trình ghi nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ lại.

Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để con người có được đời sống tâm lý bình thường, ổn định và lành mạnh. Đây là điều kiện để con người phát triển các chức năng tâm lý cấp cao, tích lũy kinh nghiệm và sử dụng vào đời sống, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Nếu không có quá trình trí nhớ, con người không thể có quá khứ, không biết được mình là ai và không thể định hướng được không gian, thời gian.

Đối với nhận thức, trí nhớ lưu giữ lại kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển được trí tuệ của mình.

XEM THÊM: Thang đánh giá trí nhớ Wechsler [WMS]

Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết. Quên diễn ra ở nhiều mức độ:

  • Quên hoàn toàn tức là không nhớ lại được, không nhận lại được những hình ảnh đã được ghi nhớ.
  • Quên cục bộ tức là không nhớ lại được nhưng nhận lại được những hình ảnh đã được ghi nhớ.
  • Hiện tượng sực nhớ tức là trong một thời gian dài không thể nhớ lại được nhưng trong một lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại được.

>>> Các xét nghiệm và điều trị chứng mất trí nhớ

Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết

Sự quên cũng diễn ra theo quy luật nhất định: Người ta thường quên những gì không liên quan đến đời sống hoặc ít liên quan, những cái gì không phù hợp với hứng thú, sở thích của cá nhân.

Những vật dụng không được sử dụng thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của cá nhân thì cũng dễ quên. Bên cạnh đó, bạn cũng hay quên khi gặp những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh

Sự quên diễn ra theo một thứ tự xác định: quên cái tiểu tiết, vụn vặt truước đến quên cái đại thể, chính yếu sau. Theo đó, chúng cũng diễn ra với tốc độ không đồng đều: ở giai đoạn đầu tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ quên càng giảm dần. [Quy luật Enbinghau]

  • Luyện tập não bộ thường xuyên như: thực hiện các sinh hoạt hằng ngày bằng tay không thuận, các bài tập Brain gym, luyện tập BalavisX, thể dục thể thao hằng ngày...
  • Gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu học tập của học sinh, làm cho nội dung đó trở thành mục đích của hành động, hình thành được nhu cầu, hứng thú của học sinh đối với tài liệu đó.
  • Tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học như học sinh giải lao khi chuyển từ tài liệu này sang tài liệu khác, không nên dạy học kế tiếp nhau hai bộ môn có nội dung tương tự.

Ngoài ra, việc tổ chức cho học sinh tái hiện tài liệu học tập, làm bài tập ứng dụng ngay sau khi ở trường về nhà, ôn tập ngay sau khi học tài liệu mới, sau đó việc ôn tập có thể thưa dần cũng là biện pháp giúp học sinh để ghi nhớ và tránh quên.

Các phương pháp rèn luyện trí nhớ rất quan trọng, giúp chúng ta có thể ghi nhớ sự việc, đảm bảo các hoạt động, công việc, cuộc sống học tập tốt nhất. Việc bảo vệ và tăng cường trí nhớ là việc làm cần thiết.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

TRƯỜNG ĐH THÁI BÌNHMÔN: TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNGLớp: ĐHQLKT5A1GVHD: Nguyễn Như HoaĐề tài: Phân tích và cho ví dụ minh họa về Trí Nhớ.Thành viên nhómTrương Thị Thùy LinhPhạm Huyền TrangĐặng Thị ThủyBùi Thị Ngọc YếnPhùng Vũ Hoàng LongNội dung chínhI. Phân tích Trí Nhớ1. Khái niệm trí nhớ2. Đặc điểm của trí nhớ3. Vai trò của trí nhớ4. Các loại trí nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ6. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớ7. Rèn luyện trí nhớII. Kết luậnI. Trí Nhớ1. Khái niệmTrí nhớ là một quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sựghi nhớ, giữ gìn và tái tạo lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suynghĩ trước đâyI. Trí Nhớ2. Đặc điểm của trí nhớTrí nhớ phản ánh kinh nghiệm của conSản phẩm của trí nhớ là những biểu tượngngười- Kinh nghiệm: Có thể là những hình ảnh cụ thể, là những hànhđộng nào đó, có thể là những rung động trải nghiệm, là những ýnghĩ, tư tưởng.- Biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng nảy sinh trong ócchúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan.- Ở góc độ hoạt động nhận thức, trí nhớ thường được xem là giai đoạnchuyển tiếp từ nhận thức cảm tính lên nhận thức lí tính.Ví dụ: Chẳng hạn những người bị khiếm thị, họ học chữ bằng cách dùng tay ghi nhớ các biểu tượng chữ cái.I. Trí Nhớ3. Vai trò của trí nhớKhông có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thìkhông có bất cứ hoạt động nào, cũng như không thể hình thành đượcnhân cáchTrí nhớ có vai trò tolớn trong đời sống conngười.Những người bị bệnh hỏng trí nhớ cuộc sống sẽ trở lên rối loạn, conVí dụ: Quá trình hình thành nhân cách của 1 đứa trẻ phụ thuộc vào rất nhiều vào trí nhớ của nó về nhưng việc làm nói lên nhân cách của cha mẹ.người không còn là một nhân cách nữaI. Trí Nhớ4. Các loại trí nhớNgười ta phân loại trí nhớ theo các tiêu chuẩn sau:- Nguồn gốc hình ảnh- Nội dung được phản ánh trong trí nhớ- Tính mục đích của trí nhớ- Thời gian củng cố và gìn giữ tài liệu- Giác quan chủ đạo trong trí nhớI. Trí Nhớ4. Các loại trí nhớ* Trí nhớ giống loài và trí nhớ cá thể- Trí nhớ giống loài là loại trí nhớ được hình thành trong quá trình phát triển chủng loại, mang tính chung cho cả giống loài và được biểuhiện dưới hình thức những bản năng, những phản xã không điều kiện .- Trí nhớ cá thể được hình thành trong đời sống cá thể, được biểu hiện ở những kĩ xảo, phản xạ có điều kiện và mang tính cá thểVí dụ như các loài chim hàng năm vẫn vượt hàng ngàn cây số bay từ phương Bắc về phương Nam tránh rét, đàn voi khi sống trong môi trườnghạn hán vẫn nhớ và tìm tới nơi dồi dào thức ăn và nước uống,….I. Trí Nhớ4. Các loại trí nhớ* Trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí nhớ từ ngữ - logic- Trí nhớ vận động: loại trí nhớ này phản ánh những cử động và những hệ thống cử động.- Trí nhớ cảm xúc: loại trí nhớ này phản ánh những rung cảm, trải nghiệm của con người.- Trí nhớ hình ảnh: đó là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh của cảm giác, tri giác.- Trí nhớ từ ngữ - logic: loại trí nhớ phản ánh những ý nghĩ, tư tưởng của con người.Ví dụ: Nhớ bài tập thể dục buổi sáng [Trí nhớ vận động]Nhớ con đường đến trường [Trí nhớ hình ảnh]I. Trí Nhớ4. Các loại trí nhớ* Trí nhớ có chủ định và trí nhớ không chủ định- Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ diễn ra theo những mục đích xác định.- Trí nhớ không chủ định là loại trí nhớ được diễn ra không theo những mục đích được định trướcVí dụ: Bạn tình cờ nghe thấy người khác nói xấu bạn, bạn ghi nhớ lại. [Không chủ định]Nghe thầy cô giảng bài ở lớp, bạn cố gắng ghi nhớ những kiến thức đó lại trong đầu. [Có chủ định]I. Trí Nhớ4. Các loại trí nhớ* Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn- Nếu thời gian củng cố ngắn, dấu vết cũng được giữ lại trong thời gian ngắn, thì gọi là trí nhớ ngắn hạn.- Nếu thời gian củng cố dấu vết được kéo dài và do đó dâu vết được giữ gìn lâu dài gọi là trí nhớ dài hạnVí dụ: Bạn nhớ được Thủ đô của Việt Nam là Hà Nội* Trí nhớ bằng mắt, bằng tai, bằng tay.Ví dụ: Bạn nghe được tiếng nói của người thân từ xa và bạn đã biết được là bố bạn hay mẹ bạn.I. Trí Nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớNhận lại vàGhi nhớGiữ gìnnhớ lạiSự quênI. Trí Nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ* Quá trình ghi nhớ- Sự ghi nhớ là quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tài liệu đó với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho quá trình gìn giữ về sau đó.- Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích lũy kinh nghiệm.Các loại ghi nhớGhi nhớ khôngGhi nhớ có chủGhi nhớ máyGhi nhớ có ýHọc thuộc lòngchủ địnhđịnhmócnghĩavà thuật ngữI. Trí Nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ* Quá trình ghi nhớVí dụ: Ghi nhớ một bài thơ sẽ dễ dàng hơn ghi nhớ các khái niệm của triết học hay xuất phát từ động cơ tích cực sẽ ghi nhớ lâu hơn khi bị gòépI. Trí Nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ* Quá trình gìn giữ- Là quá trình củng cố vững chắc đã hình thành được trong quá trình ghi nhớ.+ Giữ gìn tiêu cực: dựa trên sự tri giác lại nhiều lần tài liệu- Có 2 hình thức giữ gìn:+ Giữ gìn tích cực: bằng cách tái hiện tài liệu đã ghi nhớVí dụ: Như một người gìn giữ hình ảnh đẹp đẽ của ba mẹ trong đầu* Quá trình nhận lại và nhớ lại- Nhận lại: Tái hiện một đối tượng nào đó trong điều kiện mà không cần tri giác lại đối tượng đó.Ví dụ: Con người ai cũng có khoảng thời gian nhớ lại về tuổi thơ và họ tái hiện trong đầu lại những trò chơi và cách thức chơi mà tuổi thơ của họ đã gắn liền.I. Trí Nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ* Sự quên- Quên là không làm sống lại được dấu vết của tài liệu đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiếtCó trường hợp quên tạm thời. Đó là hiện tượng sực nhớ.- Sự quên thường diễn ra theo nhưng quy luật nhất định:+ Thường quên những cái ít liên quan đến cuộc sống không phù hợp với nhu cầu hứng thú cá nhân+ Hay quên khi gặp kích thích mạnh+ Thường quên cái tiểu tiết vụn vặt trước, quên cái đại thể chính yếu sau+ Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều: Ở giai đoạn đầu, tốc độ quên khá lớn, về sau tốc độ giảm dầnI. Trí Nhớ5. Các quá trình cơ bản của trí nhớ* Sự quênVí dụ: Khi bạn đọc một cuốn tiểu thuyết dài và đã nắm được cốt truyện và các ý phụ. Theo thời gian bạn sẽ dần quên đi câu truyện đó nhưngbạn sẽ quên các ý phụ trước rồi quên cốt truyện sau.I. Trí Nhớ6. Sự khác biệt cá nhân về trí nhớNăng lực trí nhớ của con người là khác nhau, điều này phụ thuộc và đặc điểm giác quan, loại hình thần kinh và nhất là phụ thuộc vào mứcđộng, rèn luyện của mỗi người, phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm, khả năng trí tuệ, phương pháp ghi nhớ, giữ gìn và củng cố những điều ghi nhớngười.I. Trí Nhớ7. Rèn luyện trí nhớ* Làm thế nào để ghi nhớ tốt?- Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí- Phải tập trung chú ý cao khi ghi nhớ- Phải phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ* Làm thế nào để giữ gìn [ôn tập] tốt?- Phải ôn tập một cách tích cực- Phải ôn tập ngay không để lâu sau khi nhớ tài liệu- Nên ôn xen kẽ giữa các môn- Nên ôn rải rác không ôn tập trung trong một thời gian dài- Ôn tập phải có nghỉ ngơi- Cần thay đổi các hình thức và phương pháp ôn tậpI. Trí Nhớ7. Rèn luyện trí nhớ* Làm thế nào để hồi tưởng cái đã quên?- Phải tin tưởng có thể hồi tưởng được- Phải kiên trì hồi tưởng- Khi hồi tưởng sai cần bắt đầu hồi tưởng theo cách mới- Cần đối chiếu những hồi ức khác- Sử dụng sự kiểm tra của tư duy- Có thể sử dụng sự liên tưởngII. Kết LuậnTrí nhớ là một quá trình tâm lí rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ đời sống của con người chúng ta.Trí nhớ của mỗi người là không như nhau về mọi mặt, nhưng trí nhớ có điểm chung là có thể luyện tập để nâng cao được. Vì vậy, con ngườiphải tích cực thực hiện các biện pháp để duy trì, cải thiện trí nhớ và để có trí nhớ tốt hơn nữaNhờ có trí nhớ mà những sự vật hiện tượng đã được tri giác trước đây tạo thành vốn kinh nghiệm. Chính vì vậy, nếu không có trí nhớ ta khôngthể nhận thức được thế giới khách quan, không thể đem tri thức vào vận dụng trong thực tiễn.Có trí nhớ tốt, con người mới có thể sống tốt, học tập và lao động giỏi đểđóng góp nhiều hơn cho xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề