Xà phòng lifebuoy có tính diệt khuẩn không vì sao

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến cáo rửa tay với xà phòng để ngừa COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Cơ chế diệt các loại virus và vi khuẩn của xà phòng thông dụng

Từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát, các cơ quan chuyên môn về y tế quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới [WHO], Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] đã lập tức đưa ra khuyến nghị là mọi người nên rửa tay với xà phòng và nước để ngăn ngừa bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Thời gian rửa tay phải ít nhất là 20 giây và phải rửa đúng cách: toàn bộ mặt trên và dưới bàn tay, các kẽ móng, kẽ ngón tay.

Vậy, xà phòng loại thông thường có tác dụng như thế nào trong việc tiêu diệt các loại virus, trong đó có SARS-CoV-2?

Giáo sư Palli Thordarson ở Đại học New South Wales [Úc] đã giải thích về sự hữu hiệu của xà phòng thông thường trong việc "bất hoạt" [inactive] virus.

Từ "bất hoạt" đang được y giới sử dụng rộng rải để chỉ sự vô hiệu hóa hoạt động của virus. Lý do là đa số không xem virus là một sinh vật có sự sống hoàn chỉnh, vì virus không có khả năng tự sinh sản và hấp thụ năng lượng để sống sót [virus phải có vật chủ mới có thể duy trì sự tồn tại của nó].

Giáo sư Thordarson giải thích về cơ chế hoạt động của xà phòng trong việc bất hoạt virus SARS-CoV-2 như sau:

Xà phòng kết hợp với nước sẽ phá hoại cấu trúc của virus, giống như việc rút một lá bài của một tòa nhà xếp bằng những lá bài. Điều này sẽ làm cả tòa nhà bị đổ sập.

Cấu tạo của virus SARS-CoV-2 gồm những phân tử chất béo lipid, protein và RNA. Trong đó, mắt xích yếu nhất là các phân tử chất béo, đây là lớp vỏ bọc bảo vệ của con virus, vừa hỗ trợ sự xâm nhập của virus vào các tế bào cơ thể.

Khi dùng xà phòng và nước rửa tay, vì xà phòng có chứa các thành phần phân tử giống chất béo gọi là chất "lưỡng phần" [amphiphile]. Chất lưỡng phần có cấu trúc tương tự như chất béo lipid của virus, và sẽ "cạnh tranh" với các các lipid của virus.

Song song đó, chất này còn có tác dụng "hòa tan" các liên kết phi hóa trị [non-covalent bond] của virus, các liên kết này chính là "chất keo" giúp liên kết các thành phần phân tử lipid, protein và RNA của virus. Nhờ vậy, phân tử xà phòng sẽ đẩy virus bong tróc khỏi bề mặt da tay và bị sụp đổ cấu trúc, làm con virus bị tiêu diệt.

Giáo sư Thordarson và một số đồng sự cũng nhận xét rằng giải pháp dùng xà phòng và nước để rửa tay tốt hơn so với nước rửa tay khô [hand sanitizer] và cồn y tế. Lý do là nếu dùng các loại sau nếu trong thời gian quá ngắn sẽ không có tác dụng diệt sạch các loại virus như rửa tay bằng xà phòng và nước trong thời gian 20 giây.

Xà phòng diệt khuẩn [Antibacterial soap]

Trước nay, các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm quốc tế thường rầm rộ quảng cáo rằng xà phòng diệt khuẩn là có thể diệt các loại vi khuẩn gây hại sức khỏe lây truyền qua da...

Nhưng cách đây gần 4 năm, ngày 2-9-2016, Cơ quan Quản lý thực - dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] ban hành lệnh cấm lưu hành một số lớn loại xà phòng diệt khuẩn trên thị trường Mỹ, với lý do các nhà sản xuất không chứng minh được những sản phẩm này an toàn và có hiệu quả hơn các loại xà phòng thông thường khác.

FDA tuyên bố một số loại xà phòng diệt khuẩn chẳng mang lại lợi ích gì cho sức khỏe của người tiêu dùng, mà ngược lại.

Quy định này của FDA áp dụng cho các loại xà phòng có chứa chất triclocarban thường gặp trong xà phòng dạng bánh và triclosan thường gặp trong xà phòng dạng lỏng.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago [Mỹ] cho thấy chất triclosan làm biến đổi các microbiome ở đường ruột con người và sự nhiễm tricolsan có thể gây tổn thương cho bào thai đang trong thời kỳ phát triển. Các nghiên cứu khác thực hiện vào năm 2016 cho thấy lạm dụng xà phòng diệt khuẩn có thể làm tăng đề kháng với thuốc kháng sinh của một số vi khuẩn.

Tiến sĩ Patrick McNamara thuộc Đại học Marquette [Mỹ], người đã thực hiện nhiều nghiên cứu về xà phòng kháng khuẩn, cho biết: "Nước thải sinh hoạt có lẫn triclosan hoặc triclocarban khi thải ra ngoài môi trường sẽ làm cho các loài vi khuẩn chẳng những không bị chết mà còn giúp chúng tăng sức đề kháng với các loại kháng sinh".

Một nghiên cứu trước đó vào năm 2015 kết luận rằng các thành phần công thức có trong các loại xà phòng diệt khuẩn cũng không mang lại hiệu quả diệt khuẩn cao hơn so với xà phòng thông thường.

Theo FDA, 93% số xà phòng dạng lỏng có ghi nhãn là "kháng khuẩn" [antibacterial" hoặc "antimicrobial"] hiện đã được loại dần chất triclosan ra khỏi thành phần của chúng.

Một số nước trong khối EU đã cấm dùng triclosan, nhưng chất này vẫn còn được sử dụng rất phổ biến trong kem đánh răng vì được cho rằng rất hiệu quả để phòng các bệnh về nướu.

10 biện pháp cơ bản phòng ngừa COVID-19

ĐỒNG LỘC [Nguồn: CNN, THEGUARDIAN, FUTURISM]


Có phải tất cả các loại xà bông đều có khả năng kháng khuẩn?


Xà phòng hoạt động bằng cách giảm sức căng bề mặt giữa da và vi khuẩn và cho phép rửa sạch vi khuẩn. Xà phòng có khả năng phá vỡ các lớp lipid béo của màng tế bào vi khuẩn và từ đó tiêu diệt các mầm bệnh có hại bên trong.


Nói một cách đơn giản, tất cả các loại xà phòng đều có tính kháng khuẩn vì nó ngăn vi khuẩn bám vào da đồng thời phá vỡ lớp màng bảo vệ và tiêu diệt vi khuẩn.


Xà phòng tự nhiên kháng khuẩn như thế nào?


Nếu bạn đang tự hỏi có loại thành phần nào được thêm vào xà phòng handmade để làm cho chúng có tính kháng khuẩn tự nhiên thì thật là tuyệt vời vì có rất nhiều!


Tinh dầu là chất kháng khuẩn tự nhiên, một số loại có khả năng diệt khuẩn tuyệt vời. Thành phần thứ hai đó là dầu thực vật. Về mặt hóa học, chúng ta biết dầu thực vật không phải là một thành phần, nhưng các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc chà xát nhiều lần thay vì rửa sạch là điều rất quan trọng để loại bỏ vi khuẩn. Điều này rất có ý nghĩa vì dầu thực vật góp phần làm bánh xà bông trở nên bám dính và trơn trượt hơn, buộc bạn cần thực sự phải cố gắng chà xát và đánh bật vi khuẩn.


 Sở dĩ xà phòng tự nhiên có lợi thế hơn xà phòng hóa học không những do tính kháng khuẩn mà còn nhờ hiệu quả dưỡng da, duy trì độ ẩm cho da nhờ thành phần glycerin.

Khi da khô sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nên các tình trạng nhiễm khuẩn của cơ thể. Chính vì vậy sử dụng xà bông handmade giống như một vị cứu tinh giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn giữ da luôn ở tình trạng tốt nhất. 


Tại sao xà phòng tự nhiên đang được ưa chuộng hơn xà phòng hóa học?


Thứ nhất, xà bông tự nhiên bảo vệ da không bị khô và dễ nhiễm trùng bằng cách cung cấp glycerin tự nhiên cho da, chất này được tạo ra sau quá trình xà phòng hóa sản xuất xà bông. Nhiều công ty sản xuất xà bông thương mại thường loại bỏ glycerin ra khỏi thành phần vì họ có thể bán riêng lẻ để sử dụng trong các sản phẩm cao cấp hơn như kem dưỡng da.


Thứ hai, xà bông tự nhiên giúp bảo vệ môi trường. Các chất Triclosan và triclocarban cực kỳ độc hại với nguồn nước đặc biệt một số loại tảo và khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể biến thành chất hóa học dioxin nguy hiểm. Hóa chất này ngày nay vẫn được sử dụng trong một số loại kem bôi, nước rửa tay, kem đánh răng, sữa tắm và các sản phẩm có công dụng diệt khuẩn như xà bông. Trong khi đó xà bông tự nhiên có tính kháng khuẩn vì chúng làm rửa trôi vi khuẩn và virus trên da bạn đồng thời bổ sung thêm các thành phần kháng khuẩn như tinh dầu rất thân thiện với môi trường.


Khác với xà bông hóa học, xà bông tự nhiên không loại bỏ lớp dầu tự nhiên lên kết các tế bào da mà giữ cho làn da trở thành hàng rào chống mất độ ẩm và chống sự nhiễm trùng.


Vậy nên rửa tay trong bao lâu để diệt khuẩn?


Câu hỏi này được công bố rộng rãi trong đại dịch Covid và hướng dẫn chính thức cho biết bạn nên rửa tay ít nhất 20 giây.


Trong một nghiên cứu tại Đại học Harvard cho biết rửa tay trong 15 giây giúp giảm 90% vi khuẩn trên tay và trong 30 giây giúp giảm 99.9% vi khuẩn. Vì vậy để đảm bảo an toàn và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, chúng ta cần rửa tay trong 30 giây bằng xà phòng và nước.


Việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hóa chất sẽ dễ khiến tay bạn bong tróc, nứt nẻ, bằng cách thay đổi đơn giản sử dụng xà bông handmade sẽ giúp da tay được bảo vệ một cách toàn diện nhất.

Video liên quan

Chủ Đề