Quản lý trường học là gì năm 2024

Quản lý giáo dục là tổng thể các hoạt động tổ chức, quản lý, giám sát đánh giá các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nói cách khác, vai trò của các nhà quản lý giáo dục sẽ thể hiện ở việc tổ chức, sắp xếp và điều hành một cách hiệu quả hoạt động của các phòng ban, đơn vị trong nhà trường bao gồm: quản lý đào tạo, quản lý nhân sự, cơ sở vật chất, quản lý hành chính...

Quản lý giáo dục mang những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Quản lý giáo dục gắn liền với việc điều hành quá trình giáo dục đào tạo con người. Đặc biệt là lao động sư phạm của các nhà giáo.

- Quản lý giáo dục được gắn liền với quyền lực nhà nước trong việc điều hành. Điều chỉnh các hoạt động giáo dục, thông qua việc xây dựng, ban hành. Chấp hành các văn bản như luật, điều lệ và các quy định, quy chế chuyên môn sư phạm

- Sản phẩm của giáo dục có tính đặc thù là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Nên quản lý giáo dục phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn những sai sót trong công việc tạo ra sản phẩm. Không được phép tạo ra “phế phẩm” trong giáo dục.

- Quản lý giáo dục gắn liền với phát triển quan điểm quần chúng, xã hội.

Quản lý trường học là gì năm 2024

Quy định về cán bộ quản lý giáo dục (Hình từ internet)

Quy định về cán bộ quản lý giáo dục

(1) Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục

Căn cứ Điều 18 Luật Giáo dục 2019 quy định về vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục như sau:

- Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

- Cán bộ quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.

(2) Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

Căn cứ Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục như sau:

- Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

- Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

(3) Căn cứ quy định tại Điều 78 Luật Giáo dục 2019 thì cán bộ quản lý giáo dục đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Bạn đang tìm kiếm một ngành học có tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp cho tương lai của mình? Hãy cùng tìm hiểu về ngành Quản trị trường học - một ngành học sáng giá và đầy triển vọng trong lĩnh vực giáo dục.

Đi cùng với sự phát triển không ngừng của thế giới hiện nay, ngành Quản trị trường học tại Việt Nam đã và đang mở ra cơ hội đầy triển vọng cho các bạn trẻ có đam mê và khát vọng với lĩnh vực giáo dục. Ngành học sẽ đem đến cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để quản trị và điều hành các tổ chức giáo dục.

Những gì bạn có thể học được trong ngành Quản trị trường học?

Cử nhân Quản trị trường học là một ngành học tiềm năng, cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để quản trị và điều hành các tổ chức giáo dục. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, các cơ sở giáo dục ngày càng trở nên đa dạng và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho những bạn trẻ ưu thích sự năng động, chuyên nghiệp và khám phá.

Quản lý trường học là gì năm 2024
Sinh viên Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Giá trị lớn nhất của ngành Cử nhân Quản trị trường học là nó cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng thể về hệ thống giáo dục và năng lực vận hành hệ thống đó. Chương trình đào tạo của ngành Quản trị trường học luôn gắn kết lý thuyết và thực tiễn, giúp sinh viên hiểu và vận dụng năng lực để quản lý và phát triển trường học.

Bạn sẽ được học các kỹ năng quản lý cần thiết để điều hành một trường học thành công, bao gồm: Quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý giáo dục, quản lý văn hóa và quản lý kỹ thuật. Những kỹ năng này không chỉ giúp bạn hiểu sâu hơn về trường học mà còn giúp bạn trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, giúp cho các trường học trở nên tốt hơn.

Một số nội dung có thể kể đến trong Chương trình đạo tạo Cử nhân Quản trị trường học của Trường Đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội như:

1. Quản lý và phát triển chương trình giáo dục

2. Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục trong các cơ sở giáo dục

3. Quản trị hành chính – văn phòng

4. Quản trị nhân lực trong các cơ sở giáo dục

5. Quản trị thương hiệu và marketing của cơ sở giáo dục

6. Quản trị tài sản - tài chính của cơ sở giáo dục

7. Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục

8. Hệ thống thông tin quản trị trong các cơ sở giáo dục

9. Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục

Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành quản trị trường học bạn sẽ có cơ hội tiếp tục được tham gia các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ngành quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục sư phạm trên toàn quốc.

Cơ hội nghề nghiệp của ngành Quản trị trường học?

Các cơ hội nghề nghiệp đa dạng là điều mà bạn có thể tìm kiếm sau khi tốt nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của nền giáo dục hiện nay, ngành này càng trở nên cần thiết và đem lại nhiều cơ hội cho sinh viên. Sinh viên của ngành Cử nhân Quản trị trường học còn có thể tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Có thể kể đến các cơ hội nghề nghiệp như:

1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục: Chuyên viên Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên viên các phòng ban thuộc Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2. Cơ sở giáo dục đại học: Chuyên viên các đơn vị chức năng như: Phòng Đào tạo, Phòng Công tác Sinh viên, Phòng Hành chính, Phòng Quản lý khoa học, Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Truyền thông Phòng Quản trị cơ sở vật chất – thiết bị.

3. Cơ sở giáo dục phổ thông công lập và quốc tế: Cơ hội làm việc ở các Hệ thống cơ sở giáo dục công lập và tư thục, các trường song ngữ và quốc tế như cán bộ quản lý, chuyên viên, nhân viên hành chính, Phòng Tuyển sinh, Phòng Truyền thông, Quản lý chương trình nhà trường.

4. Tổ chức giáo dục khác: Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm giáo dục trải nghiệm, Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và các Viện/Trung tâm nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục.

Nếu bạn đam mê với lĩnh vực giáo dục và muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong trường học, thì hãy tham gia ngành Quản trị trường học và cùng khám phá những điều thú vị tại Đại học giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Quản lý nhà trường gồm những gì?

Hệ thống quản lý nhà trường gồm những thành phần nào?.

Quản lý cán bộ ... .

Quản lý và tổ chức thi cử ... .

Quản lý tin nhắn điều hành và sổ liên lạc điện tử ... .

Quản lý hệ thống quản trị nhà trường. ... .

Quản lý thông tin thống kê cấp Sở/Phòng Giáo dục và đào tạo..

Ngành quản trị trường học sau này làm nghề gì?

Các chức năng của quản trị trường học sẽ liên quan đến các hoạt động: Hoạch định chiến lược, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Thực hiện tốt quản trị trường học sẽ giúp cho các trường học năng động, không ỷ lại, tự chịu trách nhiệm trong tự chủ, trong quản lý, đào tạo, bồi dưỡng... tại các cơ sở giáo dục.

Quản trị nhà trường là gì?

Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT có định nghĩa: “Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động của nhà trường; tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển nhà trường theo sứ ...

Quản lý và quản trị khác nhau như thế nào?

Quản trị (Administration) là việc thực hiện xác định chính sách, quy tắc và mục tiêu. Nói cách khác, quản lý làm việc cho quản trị và quản trị quyết định mọi việc của tổ chức. Quản lý (Management) là công việc cần tiếp nhận, thực hiện và giải quyết các vấn đề để đạt được mục tiêu của quản trị.