Quê của ngô tất tố ở đâu

Nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố, sinh năm 1893, mất năm 1954. Bút danh khác: Ngô Tất Tố, Lộc Hà, Lộc Đình, Phó Chi, Thôn Dân, Huy Cừ, Tuệ Nhỡn, Thuyết Hải… Quê gốc : làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Mai Lâm, ‘huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông nội của Ngô Tất Tố bảy lần đi thị hương chỉ đỗ Tú tài. Rồi cha ông cũng 6 lần “lều chống” mà không đỗ đạt gì. Riêng Ngô Tất Tố năm 22 tuổi, trong kỳ khảo hạch ở huyện nhà, đỗ đầu xứ ‘ nên thường gọi là “Ông đầu xứ Tổ”. Tuy vậy, vì lớn lên trong lúc nho học suy tàn, Ngô Tất Tố đã sớm bỏ bút lông, cầm bút sắt, bước vào nghề viết báo, viết văn như những cây bút “Tây học” đương thời. Hưởng ứng phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, ông đã viết nhiều bài báo đăng trên báo chí công khai và sáng tác nhiều truyện ngắn, bút ký, phóng sự, tiểu thuyết. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Ngô Tất Tố tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia cướp chính quyền ở địa phương. Trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) ông lên Chiến khu Việt Bắc, vừa sáng tác vừa làm công tác vận động nông dân phục vụ cuộc kháng chiến. Ông mất tại Yên Thế tỉnh Bắc Giang, di cốt đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà.

Tác phẩm nhà văn, nhà báo Ngô Tất Tố

Trên lĩnh vực báo chí, ngay từ những năm 20 của TK XX và đặc biệt trong những năm Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936 – 1939), Ngô Tất Tố thường xuyên có mặt trên khắp các tờ báo : An Nam tạp chí, Thân chúng, Thực nghiệp, Đông phương, Công dân, Tương lai, Việt nữ, Thời vụ, Đông pháp, Con ong, Hải Phòng tuần báo… Ngô Tất Tố đã viết một loạt bài báo lên án tội ác bọn thống trị đối với nhân dân lao động như : Ông thống sứ với trận mưa hôm nọ, Ông Pages chắc có đọc qua Trang Tử, Về cách làm giàu của bọn quan lại An Nam, Chúng ta nên yêu cầu một cuộc điều tra hoặc Mời ông Gôda thăm mấy nơi này, Dân vô sản với những ngày đã được gọi là kinh tế phục lưng, Bắc Ninh cấp cứu. Ngô Tất Tố luôn nghĩ tới quyền lợi người lao động khốn cùng và hướng tới tỉnh thần dân chủ trong xã hội, nên ngòi bút thông tấn của ông bộc lộ nhiều ý tưởng tiến bộ, gần gũi với cách mạng. Ông được bạn đọc đương thời ca ngợi là “một tay ngôn luận xuất sắc” (Vũ Trọng Phụng), một nhà báo có tính thần chiến đấu cao. Văn báo chí của ông thường ngắn gọn, trong sáng, nghệ thuật châm biếm sắc bén thâm thúy.

Về sáng tác văn học, ông cũng đạt những thành tựu xuất sắc với 3 tác phẩm tiêu biểu Tác đèn (1939), Lều chống (1940), Việc làng (1940). Tắt đèn là một cuốn tiểu thuyết tiêu biểu cho sự nghiệp văn chương của Ngô Tất Tố. Tác phẩm đã phản ánh một cách đậm nét và sâu sắc xung đột gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, giữa một bên là những nông dân nghèo khổ và một bên là bọn cường hào, địa chủ quan lại phong kiến với bao chính sách vô lý của bọn thực dân đè nặng lên người nông dân nghèo. Đặc biệt là tác phẩm đã xây dựng được một nhân vật có giá trị điển hình : nhân vật chị Dậu, một,người đàn bà nông dân đảm đang, tháo vát, giàu tình thương, đầy sức sống, một tâm hồn trong sáng. Nguyễn Tuân gọi là “bức chân dung lạc quan”. Vũ Trọng Phụng đã đánh giá rất cao tác phẩm này : “một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy”. Tiểu thuyết Tắt đèn cũng tiêu biểu cho phong cách văn xuôi Ngô Tất Tố, thể hiện ở giọng văn mực thước, trong sáng, trầm tĩnh, pha chút hóm hỉnh. Tuy nhiên tác phẩm còn một vài nhược điểm trong cách diễn đạt : vừa chịu ảnh hưởng của lối “văn Tây” thiếu tự nhiên, vừa chưa gạt bỏ hết những rơi rớt của lỗi văn biển ngẫu. Tắt đèn xứng đáng được đánh giá là “một trong những tác phẩm thành công xuất sắc nhất trong trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam” (Từ điển văn học, tập II, NXB KHXH, II. 984). Ngoài Tắt đèn, tiểu thuyết Lều Chống mang tính chất phóng sự tư liệu viết về chế độ giáo dục, thi cử ở nước ta dưới thời phong kiến. Trong khi cung cấp khá nhiều tư liệu phong phú và dựng lại không khí học hành thi cử, “lều chõng” ngày xưa, tác phẩm vẫn xây dựng được những hình tượng nghệ thuật, có sức gợi cảm như Đào Vân Hạc, Khắc Mẫn, cô Ngọc và một số nhân vật nho học khác. Tinh thần dân chủ, chuộng công lý và khoa học là linh hồn của cuốn tiểu thuyết. Nhiều chương sách có thể xem như những thước phim tư liệu quý được gom nhặt từ chính sự học hành thi cử của ông, cha và cửa chính nhà văn. Tập phóng sự Việc làng lại chuyện nói về những hủ tục của làng quê mà nạn nhân là những người nông dân khốn khổ sau lũy tre làng. Bọn lý dịch, cường hào, địa chủ thường lợi dụng những hủ tục trói buộc này để đục khoét bóc lột, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng. Tập phóng sự nêu nhiều thảm cảnh như phá sản, tự tử, bỏ làng đi mất tích chỉ vì những lệ tục khắc nghiệt trói buộc.

Ngoài viết báo, sáng tác, Ngô Tất Tố còn có đóng góp trên lĩnh vực nghiên cứu, phê bình, dịch thuật như : Lão Tử (viết chung với Nguyễn Đức. Tịnh- 1942), Mặc Tử (1942), Việt Nam: văn học sử, Văn học thời Lý, Văn học thời Trần (1942). Đó là những công trình có giá trị khoa học. Ông còn là dịch giả của hai bộ Đường thi và tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí đến nay vẫn còn được sử dụng.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Quê của ngô tất tố ở đâu
Nhà văn Ngô Tất Tố (1893 - 1954)


Nhà văn Ngô Tất Tố sinh năm 1893, người làng Lộc Hà tổng Hội Phụ phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Lộc Hà xã Mai Lâm huyện Đông Anh thành phố Hà Nội. Thân phụ là cụ Ngô Thanh Tiến, ông nội là cụ Ngô Văn Thông, thường được gọi là cụ Tú Thông, một nhà Nho trong làng, bởi vậy từ khi còn nhỏ Ngô Tất Tố đã sớm được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học đương thời. (Cụ Tú Thông cũng là người dạy dỗ, kèm cặp người cháu gọi mình bằng chú là Ngô Ngọc Liên học hành đỗ đạt sau làm đến chức tri huyện). Khi mới 5 tuổi Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Nho ở quê rồi theo học tiếp ở các làng quê trong vùng. Năm 1912 ông chuyển sang học chữ Pháp một thời gian, sau lại tham dự các kỳ thi Nho học. Đây là giai đoạn cuối của chế độ khoa cử truyền thống được triều đình Nhà Nguyễn tổ chức. Ở kỳ thi hương lần đầu, ông đỗ kỳ sát hạch nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, được gọi là "đầu xứ Tố". Tại kỳ thi hương khoa Ất Mão cùng năm, cũng là khoa thi cuối cùng được tổ chức ở Bắc Kỳ, ông qua được kỳ đệ nhất nhưng lại bị hỏng ở kỳ đệ nhị. Năm 1917 Phủ Toàn quyền Đông Dương quy định lại bộ máy giáo dục ở miền Bắc, chế độ thi cử bằng chữ Hán được thay bằng tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến bộ mặt đời sống xã hội đương thời, thế hệ các nhà nho cuối mùa trong tầng lớp kẻ sĩ khi đó phải đương đầu với nhiều thử thách. Từng là lớp người được thụ giáo những quan niệm của Khổng - Mạnh, giờ đây trước cảnh tượng nền Nho học hơn nghìn năm rực rỡ bị sụp đổ, mỗi người mang một tâm thái khác nhau và phải tìm cho mình một ngả rẽ riêng. Không như nhiều bạn Làng Nho khác, thay vì lui về ở ẩn rồi dạy học tại các làng quê hay làm ông đồ bày mực tàu giấy đỏ viết thư pháp kiếm tiền, Ngô Tất Tố lựa chọn đến với nghiệp báo, dịch sách để mưu sinh. Năm 1922, Nhà văn Tản Đà thành lập nhà xuất bản riêng gọi là Tản Đà thư cục. Chính nơi này sản phẩm dịch đầu tay của Ngô Tất Tố, tác phẩm Cẩm hương đình,  đã được ra mắt bạn đọc. Thời gian sau đó những bài viết của ông được đăng tải trên các tờ báo khác như Phổ thông, Trung Bắc chủ nhật, Thời vụ và Hà Nội tân văn... Đa phần các tác phẩm của ông đều có nội dung phản ánh và lên án các thói hư tật xấu trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Năm 1926, Tản Đà mời ông viết bài và làm thư ký tòa soạn cho tờ An Nam tạp chí, nhưng được một thời gian vì thiếu tiền nên tờ báo phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng Tản Đà vào Sài Gòn thử sức mới. Thời kỳ này ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân... Trong cuộc thử sức ở Nam Kỳ, mặc dù không thật sự thành công nhưng tại đây ông đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp, đồng thời theo đuổi nghề viết văn để sau này trở thành một nhà báo, nhà văn chuyên nghiệp.  Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho nhiều tờ báo với nhiều bút danh khác nhau, ông sáng tác nhiều với các thể loại tạp văn, phóng sự hay tiểu phẩm báo chí. Chính điều này đã giúp ông có nền tảng vững chắc trong quan điểm sáng tác và cách lập luận của bản thân. Các tác phẩm của ông thường có nội dung chỉ trích quan lại phong kiến tham nhũng nên từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên, lúc đầu là mua chuộc nhưng không mua chuộc được bèn cấm viết báo. rồi ông từng có những  lần bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939 chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn, nhà ông ở quê bị chính quyền khám xét, ông bị bắt giam ở Hà Nội mấy tháng trời.

Năm 1945 khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào Ủy ban Giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Năm 1946, Ông gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin Khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc Khu XII, Thông tin Khu XII, Tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương và trực tiếp cầm bút viết văn. Tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948), Ngô Tất Tố được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam. 

Quê của ngô tất tố ở đâu
Biển Di tích Cách mạng Kháng chiến tại quê hương Nhà văn Ngô Tất Tố


Trong sự nghiệp cầm bút, Ngô Tất Tố chói sáng với tên tuổi của một nhà văn. Ông được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực phê phán, là nhà văn hàng đầu của trào lưu văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945. Trong mỗi tác phẩm, Ngô Tất Tố đều thể hiện tình yêu nước thương dân, đặc biệt là sự đồng cảm sâu sắc đối với số phận của những người nông dân khốn khổ. Thông qua các tác phẩm của mình, ông mạnh mẽ phê phán, đả kích những thói hư tật xấu, những quan điểm lạc hậu, tục lệ lỗi thời của xã hội đương thời. Mỗi trang viết của ông là một bản tố cáo đanh thép sự tàn bạo của chế độ thực dân phong kiến. Tác phẩm của ông được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong các trường phổ thông.

Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực văn học và báo chí, Ngô Tất Tố còn ghi đậm dấu ấn ở một số lĩnh vực khác. Là một nhà văn, ông để lại cho đời những tác phẩm văn học nổi tiếng: Tắt đèn, Lều chõng, Việc làng… Là một nhà báo, trong 28 năm ông đã viết hơn 1.500 bài cho 27 tờ báo, tạp chí với 29 bút danh. Ông được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn và nhạy bén. Là một dịch giả, ông chuyển ngữ các tác phẩm: Đường thi, Suối thép, Trước lửa chiến đấu, Trời hửng… và đặc biệt thành công với tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, bộ tiểu thuyết lịch sử của Ngô Gia Văn Phái, ghi lại những biến cố lịch sử sôi động của xã hội Việt Nam giai đoạn từ giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19. Là một nhà nghiên cứu, ông đã biên soạn một số công trình như Thi văn bình chú, Văn học đời Lý, Văn học đời Trần, Lão Tử... Ngoài ra, Ngô Tất Tố còn là người nghiên cứu sâu về dịch lý. Ông đã dịch và chú giải Kinh Dịch, bộ sách kinh điển về hệ thống triết học Á Đông cổ đại, giúp giới nghiên cứu và độc giả có thể hiểu được nguyên lý cơ bản của hệ tư tưởng triết học cổ điển Phương Đông cũng như phương pháp ứng dụng trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Giới nghiên cứu học thuật từng đánh giá và khẳng định Ngô Tất Tố là một tên tuổi lớn, một ngôi sao sáng thuộc thế hệ lớp đầu của nền văn hóa Quốc ngữ. Ông là người đã có đóng góp to lớn, người đặt nền móng cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp của Ngô Tất Tố đa dạng, phong phú và đạt đến tầm xuất sắc trên 5 lĩnh vực lớn: văn học, báo chí, khảo cứu, dịch thuật và dịch lý.  Với những đóng góp to lớn cho nền văn học và sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam, nhà văn Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Ngô Tất Tố qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 (tức 18 tháng 3 năm Giáp Ngọ) ở tuổi 62 do bệnh huyết áp cao tại ấp Cầu Đen, xã Quang Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, trước ngày giải phóng Điện Biên Phủ chỉ hơn nửa tháng. Năm 1963 di cốt Nhà văn được con cháu, gia đình phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và chính quyền địa phương đưa về đặt tại nghĩa trang xã Mai Lâm quê nhà. Năm 1996 theo đề nghị của Hội Nhà văn, Thành phố Hà Nội cấp 100 mét vuông đất, đưa Nhà văn về an nghỉ gần ngôi nhà nơi ông sinh ra và lớn lên ở thôn Lộc Hà, mộ được xây cất khang trang đẹp đẽ. Năm 2012 Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gắn biển Di tích Cách mạng Kháng chiến tại nơi ông sinh trưởng. Ngày nay, một số tuyến phố, trường học ở Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Nam Định… được mang tên Ngô Tất Tố.


 

Quê của ngô tất tố ở đâu
Mộ Nhà văn Ngô Tất Tố


Theo Gia phả, nhà văn Ngô Tất Tố thuộc thế hệ thứ 8 họ Ngô thôn Lộc Hà. Họ Lộc Hà tổ tiên từ Hội Phụ chuyển sang, vốn có gốc từ Thanh Hóa ra. Ông có hai bà: bà cả Phan Thị Nhớn, bà hai Phan Thị Na (hai chị em ruột, cùng người trong làng). Gia đình có bảy người con, bốn trai ba gái, hai người là liệt sỹ: ông Ngô Thúc Liêu liệt sỹ chống Pháp, hy sinh năm 1947; ông Ngô Hải Cao liệt sỹ chống Mỹ, hy sinh trong cuộc tiến công nổi dậy tết Mậu Thân 1968. Các thế hệ con cháu trong gia đình đều là những người hiếu thảo, nghĩa tình, có những đóng góp xứng đáng cho gia đình, quê hương đất nước. 

*Bài viết đã được bà Ngô Thị Thanh Lịch, con gái Nhà văn và ông Ngô Tất Hiểu, cháu đích tôn Nhà văn Ngô Tất Tố xem cho ý kiến bổ sung, chỉnh sửa một số chi tiết.

Ngô Văn Xuân