Quy định tiêu hủy lợn dịch tả Châu Phi

Thùy Liên

Theo đó, quy định hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể như sau: - Đối với lợn con, lợn thịt các loại: 30.000 đồng/kg lợn hơi; - Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: 35.000 đồng/kg lợn hơi. Trong đó, cơ sở chăn nuôi gồm các đối tượng sau: - Người chăn nuôi. - Hộ chăn nuôi nông hộ. - Chủ trang trại. - Tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất. - Các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi. Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợn bị tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ sau: - Đối với lợn con, lợn thịt các loại: 10.000 đồng/kg lợn hơi; - Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: 12.000 đồng/kg lợn hơi. **Lưu ý: không áp dụng hỗ trợ trên đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn.

Quyết định 2254/QĐ-TTg áp dụng để thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020.

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

[HNM] - Cục Thú y [Bộ NN&PTNT] thông tin, từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ bệnh Dịch tả lợn châu Phi tại 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn tiêu hủy là 112.092 con [tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020]. Tổng trọng lượng tiêu hủy ước tính hơn 5.500 tấn. Hiện nay, cả nước còn 497 ổ dịch tại 37 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.

Theo nhận định của Cục Thú y, thời gian tới, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn châu Phi tái phát và phát sinh là rất cao do chưa có vắc xin phòng bệnh; chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chưa bảo đảm yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học... Để hạn chế thiệt hại, Bộ NN&PTNT yêu cầu các địa phương tập trung phòng, chống dịch bệnh theo quy định; hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và xung quanh; xử lý nghiêm trường hợp giấu dịch, vứt xác động vật ra ngoài môi trường...

Ngày 26/02/2021 liên Sở: Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Hướng dẫn số 01/HDLN-STC-SNNPTNT về trình tự, thủ tục hỗ trợ vật nuôi do dịch bệnh Dịch tả lợn Châu phi năm 2020.

Theo đó, về nguyên tắc, việc hỗ trợ phải thực hiện công khai, minh bạch, đúng mức, đúng đối tượng và có sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy  ban nhân dân tỉnh việc tổ chức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương mình quản lý; thực hiện công khai chính sách và mức hỗ trợ bảo đảm hỗ trợ trực tiếp đến chủ cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại. Sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực.

Về điều kiện hỗ trợ, các cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; chấp hành việc kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.

Về đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ, thực hiện theo quy định tại Khoản 1,2,3 Điều 1 Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Hỗ trợ người chăn nuôi, hộ chăn nuôi nông hộ, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi [gọi chung là cơ sở chăn nuôi] có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể như sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại: Hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi; đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: Hỗ trợ 35.000 đồng/kg lợn hơi.

Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 [không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn] có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ cụ thể như sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại: Hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác: Hỗ trợ 12.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm [nếu có].

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 [không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn] và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh đảm bảo duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

Việc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt và được thực hiện từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Nguồn kinh phí hỗ trợ: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2254/QĐ-TTg ngày 30/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Về trình tự thủ tục hỗ trợ, các cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại trực tiếp do dịch bệnh theo qui định của Điều 1, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi do dịch bệnh. Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, rà soát, trên cơ sở đơn đề nghị hỗ trợ để tổng hợp hồ sơ lưu tại xã và gửi về Ủy ban nhân dân huyện qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, phòng Kinh tế Thành phố

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; phòng Kinh tế thành phố kiểm tra, rà soát hồ sơ đề nghị hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi lên, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo các ngành để thẩm định. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ vào kết quả thẩm định tổng hợp báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp kinh phí hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố gửi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các ngành chức năng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hỗ trợ. Căn cứ vào Quyết định của Ủy ban  nhân dân tỉnh, Sở Tài chính thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu qua ngân sách cấp huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố cấp bổ sung có mục tiêu qua ngân sách cấp xã.

 Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho các hộ sản xuất bị thiệt hại; thanh toán đúng đối tượng được hỗ trợ và thực hiện công khai, dân chủ mức hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

Căn cứ Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân xã thực hiện Công khai Danh sách các chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ kinh phí theo các hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã; Thông báo bằng văn bản cho Đảng ủy, các tổ chức Chính trị - Xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn và trưởng các thôn, tổ dân phố; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tại xã, phường, thị trấn và tổ dân phố; Công khai tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố. Thời gian công khai ít nhất 30 ngày.

Kết thúc thời gian công khai Danh sách các chủ vật nuôi có lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi buộc phải tiêu hủy được hỗ trợ kinh phí, Ủy ban nhân dân xã thực hiện thanh toán cho các hộ sản xuất bị thiệt hại; thanh toán đúng đối tượng được hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

09:51, 16/12/2021

Sở NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai hướng dẫn thực hiện Quyết định số 408/QĐ-TY-DT ngày 26/11/2021 của Cục Thú y về quy trình xử lý lợn mắc bệnh DTLCP.

Tiêu hủy lợn mắc DTLCP ở xã Bằng Vân [Ngân Sơn].

Theo đó, công nhận 03 quy trình xử lý lợn mắc bệnh DTLCP do Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng, bao gồm: Quy trình xử lý lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp chôn lấp; quy trình xử lý lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt; quy trình xử lý lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp thủy phân.

Các quy trình trên phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn trực tiếp của cán bộ chuyên môn thú y, bảo đảm vệ sinh môi trường…/.

P – Q

Video liên quan

Chủ Đề