Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Bước vào tháng cuối thai kỳ, hiện tượng chuyển dạ ra dịch màu nâu sẽ xuất hiện ở bà bầu khiến bạn băn khoăn đây có phải là dấu hiệu sắp sinh không, đặc biệt là đối với những người lần đầu mang thai, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Theo các chuyên gia, chất nhầy cổ tử cung là một hiện tượng bình thường ở mọi bà bầu giúp bảo vệ và ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn đến thai nhi trong suốt thai kỳ. Và khi có dấu hiệu sắp sinh thì dịch nhầy sẽ bong ra kèm theo một chút máu đỏ tươi hoặc có màu nâu. Điều này giúp các bà bầu có thể nhanh chóng  nhận biết được dấu hiệu sắp sinh ở bản thân.Tình trạng chuyển dạ ra dịch màu nâu rất bình thường ở bà bầu nên bạn không cần quá lo lắng. Không phải ra dịch màu nâu là sẽ sinh ngay lập tức mà chất dịch này sẽ bắt đầu xuất hiện khi tử cung của mẹ giãn nở, có thể là vài ngày trước sinh hoặc vài tuần nên khi thấy các dấu hiệu chuyển dạ ra dịch màu nâu các mẹ hãy bình tĩnh và đến khám bác sĩ để có biện pháp xử lý thích hợp nhất. Để tìm hiểu chi tiết hơn về hiện tượng chuyển dạ ra dịch màu nâu, mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Hiện tượng chuyển dạ ra dịch màu nâu ở tháng cuối thai kỳ. Ảnh: Internet

1. Dịch nhầy cổ tử cung là gì?

Khi mang thai các mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện chất nhầy cổ tử cung. Chất nhầy cổ tử cung là nơi tập hợp các niêm mạc tử cung dày tạo thành một nút bảo vệ ngăn cách bào thai với môi trường bên ngoài. Trong suốt thai kỳ, chất nhầy này đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ màng ối và thai nhi trong tử cung không bị vi khuẩn ở âm đạo tấn công. Chất nhầy cổ tử cung có màu đục như tinh dịch hoặc dịch nhầy ở mũi khi bạn bị cảm. Khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh, dịch nhầy có thể lẫn chút máu đỏ tươi hoặc hơi có màu nâu, đặc và dính. Dịch nhầy có thể chảy ra nhiều cùng lúc, liên tục hoặc lắt nhắt từng chút trong vài ngày mới dứt mà không có màu hay mùi gì.

Trước khi tử cung bắt đầu co thắt, nút nhầy sẽ bung ra và nhẹ nhàng thoát ra qua đường âm đạo của người mẹ, gây nên hiện tượng chảy dịch nhầy trong những ngày sắp sinh và đây cũng là dấu hiệu cảnh báo sắp sinh chính xác nhất.

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Dịch nhầy cổ tử cung bảo vệ thai nhi khỏi vi khuẩn xâm nhập. Ảnh: Internet

2. Ra dịch nhầy có nguy hiểm cho thai nhi không?

Một trong những thắc mắc hàng đầu của các mẹ là ra dịch nhầy có nguy hiểm tới thai nhi trong bụng không? Đa số các mẹ bầu nghĩ rằng, nút nhầy có tác dụng như một cổng bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩm âm đạo nên khi dịch nhầy thoát ra thai nhi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Thực tế cho dù nút nhầy có bong hoặc vỡ ối, em bé của bạn vẫn được bảo vệ an toàn nên các mẹ yên tâm nhé.

3. Chuyển dạ ra dịch màu nâu có phải sắp sinh con?

Thông thường vào tháng cuối thai kỳ, chất dịch nhầy bong tróc ra nhiều khi có dấu hiệu sắp sinh. Vậy chuyển dạ ra dịch màu nâu có phải sắp sinh không? Là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Câu hỏi lời cho câu hỏi này là không đúng. Dù chất nhầy xuất hiện có thể là một dấu hiệu chứng tỏ cổ tử cung đang mở và giãn ra thì đây cũng chưa phải là dấu hiệu chuyển dạ sinh con.

Còn đến vài ngày hay thậm chí vài tuần mới đến ngày sinh. Tuy nhiên, đó cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở nên cũng đừng quá thất vọng. Trừ khi bạn bị ra huyết, tử cung co thắt hay bị đau hoặc bạn thấy bất ổn về cơ thể mình hoặc thai nhi thì nên đi bác sĩ.

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Chuyển dạ ra dịch màu nâu chưa chắc là dấu hiệu sinh con. Ảnh: Internet

4. Chuyển dạ ra dịch màu nâu bao lâu thì sinh?

Một trong những thắc mắc được nhiều mẹ bầu quan tâm nữa là chuyển dạ ra dịch màu nâu bao lâu thì sinh? Chắc chắn không phải là ngay trong ngày, hoặc thậm chí không phải là ngay trong tuần. Không phải chỉ khi chuyển dạ chất nhầy mới xuất hiện, chúng xuất hiện rải rác khi có sự giãn mở tử cung của mẹ. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các dịch nhầy vào những ngày cuối thai kỳ, mẹ cũng không cần ngay lập tức nhập viện mà cần theo dõi thêm một số dấu hiệu báo sinh khác như:

  • Nếu dịch nhầy thay đổi màu sắc từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối) thì có thể dấu hiệu sinh đã tới
  • Dịch nhầy đi kèm những cơn gò tử cung, cảm giác đau bụng thường xuất hiện trước khi sinh khoảng 12-24 giờ. Nếu ra dịch nhầy kèm theo dấu hiệu này, mẹ nên mang cả túi đồ đi sinh vào viện và đi cùng người thân để tiết kiệm thời gian.
  • Nếu vỡ ối thì cho dù mẹ bầu chưa cảm nhận được cơn gò hay đau bụng nhưng có thể thai nhi sẽ chào đời bất cứ lúc nào.

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Chuyển dạ ra dịch màu nâu chưa chắc đã sinh ngay nên cần bác sĩ kiểm tra. Ảnh: Internet

Đến bệnh viện ngay khi xuất hiện dịch nhầy kèm theo các dấu hiệu:

  • Dịch nhầy xuất hiện và mẹ bầu bị hoa mắt, đau đầu hay đột nhiên cơ thể mẹ bị sưng phù thì đây có thể là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
  • Khi mẹ bầu bị vỡ ối và thấy có màu xanh hay nâu nhạt: Mẹ nhớ nhanh chóng vào viện vì đây có thể là “phân su” của bé. Đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hoặc nuốt phân su vào bụng. Trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp để cuộc sinh nhanh nhất và em bé ra ngoài an toàn.

Sau khi theo dõi thông tin về hiện tượng chuyển dạ ra dịch màu nâu mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn các bà bầu lần đầu mang thai đã có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân và bình tĩnh xử lý khi gặp tình huống này trong quá trình mang thai của mình. Các chị em có thể gặp nhiều tình huống bất ngờ trong suốt thai kỳ, đừng quá hoang mang mà hãy bình tĩnh giải quyết để tránh được những nguy hiểm không mong muốn có thể xảy ra. Chúc các bà bầu khỏe mạnh, vượt cạn thành công.

Bất kỳ sự thay đổi nào trong màu sắc của khí hư lúc mang thai luôn là vấn đề khiến các mẹ bầu lo lắng. Vậy thai 34 tuần ra dịch màu nâu có gây ảnh hưởng nghiêm trọng hay không?

Thai 34 tuần ra dịch màu nâu nguyên nhân do đâu? Cách điều trị và biện pháp hạn chế tình trạng ra dịch màu nâu như thế nào? MarryBaby sẽ giúp bạn tìm lời giải đáp cho hiện tượng ra dịch nâu khi mang thai 34 tuần.

Dịch tiết ra màu nâu ở giai đoạn cuối thai kỳ gây hoang mang và lo sợ cho bà bầu. Tuy nhiên, dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai thì hầu hết là dấu hiệu bình thường và bạn không cần quá lo lắng.

Mặt khác, một số trường hợp dịch màu nâu xuất hiện liên tục là dấu hiệu cảnh báo một số trường hợp nguy hiểm nên bạn cần theo dõi cẩn thận.

Trường hợp thai 34 tuần ra dịch màu nâu có thể do tình trạng bị bong nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là dấu hiệu sắp sinh non phổ biến khi cổ tử cung mềm và mở rộng.

Ngoài ra, dấu hiệu mang thai 34 tuần ra dịch màu nâu là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Nếu khí hư có mùi hôi, vùng kín ngứa ngáy, khó chịu, chứng tỏ mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy khi có các triệu chứng kể trên, mẹ bầu cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì vừa an toàn và hiệu quả?

Nguyên nhân gây ra dịch nâu khi mang thai 34 tuần

Nguyên nhân của tình trạng thai 34 tuần ra dịch màu nâu có thể là sự thay đổi hormone và lưu lượng máu khiến cổ tử cung nhạy cảm hơn. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ chuyển dạ sớm. Chất nhầy tiết ra thường có màu hồng nhạt hoặc màu nâu do máu cũ. Nếu là ra dịch nâu có thể kèm theo ra máu rõ thì nên chú ý có thể liên quan đến một số biến chứng nguy hiểm như nhau tiền đạo, nhau bong non. Tuy nhiên, nếu thai 34 tuần ra dịch màu nâu và dịch tiết có màu nâu sẫm, mùi khó chịu và ngứa rát âm đạo thì bạn cần đi thăm khám, bởi đây là dấu hiệu của một số bệnh lý như: Nhiễm trùng liên quan đến bộ phận sinh dục làm tăng nguy cơ sinh non ở tuần 34.

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Cách điều trị tình trạng mang thai 34 tuần ra dịch màu nâu

Tốt nhất khi mẹ bầu có triệu chứng ra máu nâu khi mang thai 34 tuần nên đến ngay bệnh viện để khám. Bởi điều này là không dư thừa nhằm đảm bảo an toàn trong suốt giai đoạn thai kỳ cho cả mẹ và bé.

Một số phương pháp điều trị mà bác sĩ có thể đề nghị như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục.
  • Dùng thuốc kháng nấm để điều trị nếu bệnh nhân bị nhiễm vi nấm.
  • Hoặc chỉ tư vấn tình trạng thai kỳ và chế độ chăm sóc, theo dõi
  • Nên nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc nặng, tránh tinh thần căng thẳng.
  • Tăng cường bổ sung trái cây giàu vitamin C giúp cho thành mạch vững bền, tránh tình trạng xuất huyết. Một số loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi…
  • Trong những những tình huống khẩn cấp gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi, mẹ có thể được chỉ định nhập viện để theo dõi hoặc thậm chí chấm dứt thai kỳ.

Biện pháp phòng tránh tình trạng mang thai 34 tuần ra dịch màu nâu

Để phòng tránh tình trạng mang thai 34 tuần ra dịch màu nâu, các biện pháp sau đây có thể có hiệu quả:

♦ Tuân thủ lịch khám thai

Mẹ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không nên chủ quan khi thấy sức khỏe ổn định mà không đi khám theo định kỳ bởi việc mang thai có nhiều diễn tiến rất nhanh gây nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được.

♦ Hạn chế căng thẳng

Mẹ bầu cần giữ bình tĩnh và tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Bạn có thể tập luyện các môn thể thao như yoga giúp thư giãn cơ tinh thần.

Hoặc mẹ bầu có thể luyện tập các bài thiền để giữ tinh thần luôn ở trạng thái yên tĩnh nhất. Tâm lý căng thẳng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết dịch màu nâu nên mẹ bầu cần lưu ý để tránh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bầu ra khí hư màu xanh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

♦ Không mang vác vật nặng

Tuyệt đối không mang vác vật nặng, không làm việc quá sức tránh gây tình trạng ra khí hư màu nâu. Điều này gây nguy cơ sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe. Nếu mẹ bầu đi làm thì nên tranh thủ nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau mỗi 45 phút hoạt động liên tục.

Bà bầu cần ngủ đủ giấc khoảng 8-9 tiếng mỗi ngày để thai nhi phát triển khỏe mạnh và mẹ bầu có thêm năng lượng hoạt động trong ngày mới. Lưu ý nên ngủ trước 10 giờ tối là tốt nhất các mẹ nhé! Tránh tình trạng thức khuya ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao của thai nhi.

♦ Mặc quần áo lót thoáng mát

Một cách phòng tránh thai 34 tuần ra dịch màu nâu là mặc quần lót thoáng mát, không quá chật, bí bách gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Lưu ý mẹ bầu nên thay đồ lót thường xuyên ngày 2 lần và giặt sạch sẽ tránh ẩm mốc gây nhiễm nấm.

Ngoài ra, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các dưỡng chất để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đây là giai đoạn thai nhi cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để tăng trưởng mạnh mẽ trong suốt thai kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn hoa quả gì thì tốt cho em bé?

♦ Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách

Thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, cẩn thận bằng dung dịch không gây kích ứng, nếu không rõ cách vệ sinh sao cho đúng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng thai 34 tuần ra dịch màu nâu. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bà bầu biết được nguyên nhân và các biện pháp hạn chế tình trạng ra dịch màu nâu khi mang thai. Từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời tránh gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Cùng giải mã nguyên nhân cũng như cách ứng phó với tình huống này, mẹ nhé.

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp đến.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Khi thai nhi được 39 tuần, mẹ bầu thường rất hồi hộp, mong chờ đến ngày được gặp con. Bà bầu ở những tuần cuối được theo dõi kỹ các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như mọi thay đổi của cơ thể. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là nút nhầy cổ tử cung đã bong ra và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.
Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi
Mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.
Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi
Các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

  • Viêm âm đạo cho nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất.
Ra dịch nhầy màu nâu khi mang thai thang cuoi
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu là quan trọng nhất.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.