Rắn màu vàng nhạt là rắn gì năm 2024

Rắn hổ đất có thân màu sẫm hoặc màu vàng lục, sau cổ có 2 vòng màu trắng và đen như hình mắt kính, ở giữa có vệt màu nâu đen. Sau khoảng 3 đến 20 giờ bị cắn, bệnh nhân bị liệt cơ, suy hô hấp dẫn đến tử vong

Rắn hổ mang chúa có vạch chữ V ngược ở phía sau cổ, thân có màu xanh ô liu hoặc màu đen có các dải màng nhạt vằn ngang khắp cơ thể. Ở dưới bụng rắn có màu vàng nhạt hoặc màu kem. Chúng sinh sống ở khắp các nơi trên đất nước. Với 7ml nọc độc loại này có thể giết chết một con voi trong vòng vài giờ đồng hồ

Rắn cạp nia có các khoang đen trắng xen kẽ, kéo dài khắp cơ thể. Rắn trưởng thành có chiều dài trung bình hơn 1m có con dài tới 2,5m, có tiết diện ngang hình tam giác, từ đoạn hông đến đuôi khá phẳng và hẹp dần thành điểm nhọn ở đuôi. Nọc độc của loại này gây tê liệt tạm thời, chuột rút, co thắt

Rắn cạp nong có các khoang có màu đen và vàng xen kẽ. Lưỡi của rắn cạp nong có màu đen, đầu có chữ V màu vàng, rắn có xương sống nổi rõ lên hình tam giác và có đôi mắt to. Nọc độc của loại này có thể giết chết nạn nhân trong vòng 30 phút

Rắn lục đuôi đỏ có màu xanh lục đặc trưng và chiếc đuôi nhỏ có màu đỏ hoặc màu cam nhạt. Rắn khá nhỏ với chiều dài tối đa 60cm. Nọc độc của rắn gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch

Rắn chàm quạp có màu nâu hoặc màu đỏ nâu, chiều dài trưởng thành từ 0,2m đến 1m. Có đầu hình tam giác và có nhiều hình tam giác màu nâu đối xứng dọc cánh lưng m. Loài này thường cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện. Khi bị trúng độc, nạn nhân sẽ bị xuất huyết đến chết

Rắn lục sừng có đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ, mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy trên mắt phát triển thành cái sừng trên mắt. Kích thước trung bình của cơ thể là 50 cm. Nọc của rắn có tính độc tế bào, gây sưng, đau, bầm tím và gây hoại tử

Rắn lục đầu bạc có phần đầu màu trắng hoặc màu kem và có vạch đen lớn chạy dọc đối xứng nhau, phần thân màu đen sẫm và có nhiều hoa văn màu đỏ hoặc màu cam. Chiều dài trung bình ở rắn trưởng thành khoảng 80cm với phần đầu hơi dẹp. Nọc của rắn này sinh ra 2 loại nọc độc thần kinh và tế bào, gây tử vong cao

Rắn biển sừng là loài duy nhất có sừng ở trên đầu, toàn thân màu kem và có thêm các vảy màu nâu hoặc xám ở trên lưng. Đôi khi sẽ có những vạch đốm nhỏ sẫm màu ở giữa lưng và nhỏ dần về hai bên. Nọ độc của loại này được xếp vào danh sách một trong những loài độc và nguy hiểm nhất Việt Nam

Ngồi uống trà trước nhà, ông Gan thấy con rắn màu vàng từ dưới ao tôm bò lên bờ. Nhiều người vây bắt rắn lạ cho gia chủ thả vào hồ nuôi làm cảnh.

Suốt tuần qua, ngày nào cũng có gần trăm người đến nhà ông Vương Kiên Gan ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải (Bạc Liêu) để xem và chụp hình con rắn có màu khác thường.

Rắn màu vàng nhạt là rắn gì năm 2024
Rắn màu vàng ánh đỏ rất lạ ở miền Tây. Ảnh: CTV.

Theo gia chủ, 10 ngày trước, ông Gan với những người hàng xóm ngồi uống trà trước nhà ở ấp Doanh Điền. Người đàn ông này bất ngờ thấy con rắn có màu vàng bò từ dưới ao nuôi tôm lên bờ.

Nhiều nông dân vây bắt rắn lạ cho ông Gan thả vào hồ kính nuôi làm cảnh. Rắn màu vàng ánh đỏ, cổ có vài chấm đen.

"Rắn dài 0,7 m, nặng hơn 200 gram. Từ trước đến giờ tôi chỉ thấy rắn màu đen, xám hoặc xanh chứ chưa từng thấy rắn màu vàng", ông Gan chia sẻ.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuyết (“vua” rắn mối ở Bạc Liêu) cho biết, đây là rắn hổ hèo, không có nọc độc. Nguyên nhân rắn có màu vàng là do đột biến gen, giống như rắn bạch tạng mà người dân thường gặp.

“Rắn độc thường có đầu hình tam giác, có 2 răng nanh. Rắn đầu hình bầu dục như con rắn màu vàng này là loài không nọc độc, có nhiều ‘răng cưa’ đều nhau, không răng nanh”, chủ trại rắn Nguyễn Văn Thuyết nói./.

Những ngày qua, nhiều người hiếu kỳ đã đến nhà ông Vương Kiên Gan (ngụ ấp Doanh Điền, xã Điền Hải, H.Đông Hải, Bạc Liêu) để tận mắt xem, chụp hình con rắn lạ màu vàng (ảnh) mà ông vừa bắt được.

Rắn màu vàng nhạt là rắn gì năm 2024

Theo ông Gan, khoảng 1 tuần trước, trong lúc ngồi trước hiên nhà, bất ngờ ông thấy con rắn toàn thân vàng óng bò từ dưới vuông nuôi tôm lên bờ nên đuổi theo bắt được. Con rắn dài 0,7 m, nặng gần 200 gr, trên cổ có khoang chấm đen.

Sau đó, ông Gan làm hồ kính thả rắn vào để người dân đến xem, đồng thời nhờ cơ quan chức năng xác định đây là loài rắn gì, có nọc độc hay không để tránh tình trạng đồn thổi gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến an ninh trật tự địa phương.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã mang đến cho nước ta một hệ sinh thái động thực vật vô cùng đa dạng. Minh chứng rõ nhất đó là sự phong phú của các loài rắn ở Việt Nam. Tuy nhiên, loài bò sát này cũng là sự đe dọa tiềm ẩn cho người dân vì lượng độc tố chúng mang trong người. Đôi khi sự “ghé thăm” của rắn là vô cùng nguy hiểm do bạn không biết đâu là rắn độc và đâu là rắn không độc. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loài rắn ở Việt Nam cũng như cách nhận biết rắn độc và không độc chính xác nhất. Cùng theo dõi ngay nhé!

Tổng quan về rắn và các loài rắn tại Việt Nam

Rắn là động vật thuộc lớp bò sát. Đây là một nhóm khổng lồ bao gồm các loài như thằn lằn, rùa, cá sấu và tuataras. Tuy nhiên rắn đặc biệt ở chỗ là chúng không có chân, không có mí mắt và tai ngoài. Rắn sở hữu thân hình thon dài, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.

Tùy thuộc vào từng loại rắn mà chúng sẽ có cấu tạo cơ thể khác nhau. Một số loài có sọ với nhiều khớp nối giúp cặp hàm linh hoạt hơn cho phép chúng nuốt những con mồi lớn hơn rất nhiều so với cơ thể của mình. Do cơ thể hẹp dài nên các bộ phận có đôi của rắn (như thận) sẽ được xếp trên dưới thay vì 2 bên như bình thường.

Tập tính săn mồi của loài rắn

Rắn là loài động vật ăn thịt hoạt động cả ban đêm và ban ngày. Chúng sử dụng 2 cách chủ yếu để săn mồi đó là dùng nọc độc giết chết con mồi (ở rắn độc) và quấn siết con mồi (ở rắn không có độc). Đa số các loài rắn sẽ chủ động đi tìm con mồi trong khi đó trăn đất và trăn gấm sẽ nằm yên một chỗ rình mồi sa vào lưới. Thức ăn của loài rắn thường là các loài động vật nhỏ như chim, chuột, thằn lằn hoặc một số loài như rắn hổ mang chúa sẽ ăn những loài rắn khác.

Tập tính sinh sản của loài rắn

Hình thức sinh sản phổ biến nhất ở rắn là đẻ trứng. Tuy nhiên ít ai biết rằng có một số loài rắn sinh sản bằng cách đẻ con. Chúng sẽ ấp những quả trứng ngay trong cơ thể của mình và sau đó sinh ra con non. Ví dụ điển hình là rắn đuôi chuông. Con cái thường mang trứng ba tháng trước khi con non nở bên trong cơ thể và ra đời.

Chu kỳ sinh sản của rắn là khoảng 1 lần/năm. Mùa xuân là mùa sinh sản của rắn, khi đó rắn đực sẽ đi tìm rắn cái để ghép đôi. Chúng thường áp sát vào nhau, cùng nhau di chuyển, va chạm và dựng đứng phần trước cơ thể lên hoặc quấn lấy nhau.

Phân loại

Rắn được chia thành 2 loại rắn là rắn không độc và rắn có độc. Ở mỗi loại sẽ có những loài với những đặc điểm và mức độ nguy hiểm khác nhau. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 3.500 loài rắn khác nhau, trong đó có tới 450 loài rắn độc. Các loài rắn ở Việt Nam có tới 195 loài khác nhau. Trong đó có tới 41 loài rắn độc, 24 loài rắn biển, 116 loài rắn nước và 17 loài rắn cạn.

Các loài rắn độc ở Việt Nam

Dưới đây là một số loài rắn độc phổ biến nhất tại Việt Nam mà bạn cần lưu ý:

Rắn hổ đất

Rắn hổ đất là loài rắn cực độc mà bạn có thể bắt gặp tại bất cứ đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng rất hay bò vào các khu dân cư và gây hại cho người dân. Đặc điểm nhận dạng là thân có màu nâu sẫm hoặc vàng lục. Khi bạnh cổ, chúng sẽ để lộ một hình tròn sáng dạng như mắt kính và một vệt nâu đen ở chính giữa.

Độc tố của rắn hổ đất rất mạnh. Từ 30 phút đến vài giờ sau khi bị rắn cắn, nạn nhân sẽ sùi bọt mép, tê nhức, nói, nuốt khó. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng liệt cơ. Điều này có thể dẫn đến suy hô hấp thậm chí là tử vong.

Rắn hổ mèo

Rắn hổ mèo hay còn gọi là rắn hổ mang xiêm có tên khoa học Naja siamensis. Chúng thường sinh sống tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ở nước ta. Đặc điểm nhận dạng là có hình mặt mèo hay chữ V trên đầu, thân màu nâu xám hoặc màu vàng – xanh nhạt.

Nếu không may bị rắn hổ mèo cắn, nạn nhân sẽ nhanh chóng xuất hiện cảm giác chóng mặt, đau đầu kèm co giật. Sau vài giờ có thể gây tê liệt hệ hô hấp và tử vong. Ngoài ra chúng còn có khả năng phun độc xa, nọc độc của rắn hổ mèo nếu phun trúng mắt có thể gây mù.

Rắn hổ mang chúa

Rắn hổ mang chúa là một trong các loài rắn ở Việt Nam có độc tố mạnh nhất. Chỉ cần một lượng nọc độc nhỏ đã đủ để giết chết 10 người trưởng thành chỉ sau 30 phút.

Nhận biết rắn hổ mang chúa thông qua màu xanh lục đậm hoặc đen xen lẫn các dải vàng nhạt trên khắp cơ thể. Chúng thường có vạch chữ V ngược ở phía sau cổ, ở dưới bụng rắn có màu vàng nhạt hoặc màu kem.

Rắn cạp nia

Rắn cạp nia là loài rắn có độc vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Đặc trưng của chúng là các khoảng đen trắng xen kẽ nhau trên cơ thể. Thân rắn có tiết diện hình tam giác, kéo dài và hẹp dần về phía đuôi. Chúng sinh sống chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng thuộc miền Trung và miền Nam.

Độc tố của rắn cạp nia rất mạnh. Sau từ 30 phút bị cắn, nạn nhận sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, đau nhức và suy hô hấp. Nếu không được chữa trị kịp thời, khả năng tử vong có thể lên đến 75%.

Rắn cạp nong

Rắn cạp nong cắn có chết người không? Câu trả lời là có. Người bị rắn cạp nong cắn sẽ nhanh chóng bị suy hô hấp, tê liệt thần kinh và dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu lập tức.

Bạn có thể nhận biết rắn cạp nong thông qua các khoang đen và vàng xen kẽ khắp cơ thể. Chúng sở hữu chữ V màu vàng khá lớn trên đầu và có đôi mắt to. Môi trường sinh sống của yếu của rắn cạp nong là đồng bằng ẩm ướt các tỉnh miền Bắc.

Rắn lục đuôi đỏ

Trong những loài rắn độc tại Việt Nam, rắn lục đuôi đỏ là dễ nhận biết nhất. Chúng nổi bật với màu xanh lục bao phủ cơ thể cùng chiếc đuôi nhỏ màu đỏ. Loài rắn này sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.

Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ khá mạnh. Khi bị rắn cắn, nạn nhân có biểu hiện phù nề, nhiễm độc thần kinh, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể trụy tim.

Rắn lục sừng

Vẻ ngoài của rắn lục sừng rất đáng sợ với cái đầu hình tam giác phủ đầy vảy nhỏ và chiếc sừng phía trước. Rắn có màu nâu xám hoặc đen xen kẽ là các khoảng trắng bên sườn và trên lưng.

Người ta hay gọi rắn lục sừng là rắn quỷ cực độc bởi độc tố của chúng có thể co là mạnh nhất và nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Vết cắn sẽ nhanh chóng sưng tấy, bầm tím và đôi khi gây chết mô (hoại tử). Thuộc kháng nọc độc không thể ngăn chặn loại nọc độc này.

Rắn chàm quạp

Cuối cùng trong danh sách các loài rắn độc tại Việt Nam là rắn chàm quạp với tên khoa học Calloselasma rhodostoma. Chúng thường có màu nâu hoặc đỏ nâu với các khoảng sáng xen kẽ hình tam giác trên lưng.

Đây là loài rắn cực độc. Độc tố của rắn chàm quạp có thể gây ra các triệu chứng như rỉ máu liên tục ở vết thương, đau tấy và tê liệt. Từ đó dẫn đến hậu quả về sau như rối loạn rối loạn đông máu và giảm tiểu cầu vô cùng nguy hiểm.

Cách phân biệt rắn độc và rắn không độc

Sau đây là một số cách phân biệt rắn độc và rắn không độc mà bạn nên biết để tránh gặp nguy hiểm:

Dựa vào biểu hiện khi gặp con người

Đa số các loài rắn không độc khá lành tính do đó khi gặp con người chúng sẽ cố gắng bò đi chỗ khác. Ngược lại, rắn có độc sẽ có phần hung dữ, sẵn sàng thủ thế phình mang khi chúng nhận thấy nguy hiểm từ con người.

Dựa vào con người ( đồng tử) của mắt rắn

Con ngươi của các loài rắn không độc tại Việt Nam thường có hình tròn. Trong khi đó, rắn độc sẽ là hình sọc dọc giống như mắt mèo. Tuy nhiên, trong trường hợp nguy hiểm, rắn không độc vẫn có khả năng thay đổi con người thành các hình dạng khác. Tốt nhất bạn vẫn nên cẩn trọng khi tiếp xúc với bất kỳ loài rắn nào, đừng chọc tức chúng dù nhất là những con rắn có độc.

Dựa vào đuôi rắn

Đuôi của rắn không độc thường dài và nhỏ với các lớp vảy được xếp xen kẽ nhau. Còn rắn độc sẽ có vảy đuôi được không phân thành từng hàng riêng lẻ, cách xếp vảy kép

Dựa vào đầu rắn

Đặc trưng ở rắn có độc là cái đầu khá lớn, thường có hình tam giác và cổ nhỏ. Điển hình có thể kể đến là rắn cạp nong, rắn lục sừng, rắn hổ đất,...đều là các loài rắn cực độc sở hữu cái đầu hình tam giác.

Đối với rắn không độc thì đầu của chúng tương đối nhỏ, có hình bầu dục, đuôi dài, đoạn đuôi phía sau hậu môn nhỏ dần. Tuy nhiên vẫn có một số loài rắn biển độc tính mạnh nhưng đầu lại trông giống các loài không độc.

Dựa vào màu sắc, họa tiết trên da rắn

Đặc điểm dễ nhất để phân biệt rắn độc và rắn không độc là dựa vào hoạ tiết màu sắc của chúng. Rắn độc thường có màu nổi bật, và có thể phát ra những tiếng rít rất đặc trưng. Ngoài ra, nếu trên da rắn có những vân họa tiết hình kim cương, hoặc có từ 3 màu trở lên, đó nhiều khả năng là một con rắn độc.

Dựa vào răng nanh, vết cắn

Răng nanh của rắn độc thường có 2 loại là răng móc câu và răng ống. Răng móc câu là răng mà trên đó có một rãnh dẫn nọc độc. Nó mọc ở cả phía trước hàm và sau hàm. Khi rắn chúng há miệng to thì có thể nhìn thấy. Rắn độc có răng rãnh trước này thường có độc tính tương đối mạnh, ví dụ như rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn cạp nia, các loại rắn biển…. Rắn không độc sẽ không có hai loại răng độc này.

Phải làm gì khi bị rắn cắn

Nếu chẳng may bị rắn cắn, bạn cần nhanh chóng điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim. Sau đó bạn cần làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý rồi dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn. Hãy ngay lập tức đến các cơ sở ý tế gần nhất để có sự chữa trị kịp thời từ bác sĩ. Tuyệt đối không hút độc ra, vì điều đó sẽ khiến các mô xung quanh bị tổn thương còn nhiều hơn là không hút.

Bị rắn độc cắn là vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng. Hy vọng những thông tin về các loài rắn ở Việt Nam cũng như những cách phân biệt rắn độc và rắn không độc ở trên có thể giúp bạn trong những trường hợp khẩn cấp. Ghé thăm ngay Yên Glamping để có những kiến thức bổ ích nhé!