Sau Hiệp định paris 1973, tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam là gì

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 27-1-2022 còn đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcasttại đâyvà video clip trênChuyên trang MediaBáo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế

Sự kiện trong nước

Quang cảnh của buổi lễ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27-1-1973. Ảnh tư liệu

Ngày 27-1-1973: Chính thức ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định được ký kết sau gần 5 năm đàm phán [1968-1973]. Tham gia lễ ký có đại diện của Việt Nam Dân chủ cộng hòa là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, đại diện của Mỹ là Ngoại trưởng William P.Rogers, đại diện của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình và đại diện cho chính quyền Sài Gòn, Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Văn Lắm.

Hiệp định Paris được ký kết đã tạo ra cục diện mới làm thay đổi cơ bản tương quan lực lượng để quân và dân Việt Nam có điều kiện giải phóng miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước. Đây là dấu son chói lọi trong lịch sử ngành Ngoại giao Việt Nam, mở ra cánh cửa hòa bình cho đất nước sau nhiều năm chiến tranh ác liệt.

Ngày 27-1-1995: Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký Nghị định 16/CP thành lập Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với sứ mệnh làm đầu tàu và nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học nước nhà, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Đội tuyển U23 Việt Nam giành Huy chương Bạc giải U23 châu Á 2018. Ảnh. nhandan.vn

Ngày 27-1-2018: Đội tuyển U23 Việt Nam gặp đội tuyển U23 Uzbekistan trong trận chung kết U23 châu Á tại Thường Châu, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên đội tuyển U23 của Việt Nam lọt vào đến chung kết của một giải đấu châu lục. Tuy nhiên, U23 Việt Nam đã để thua U23 Uzbekistan 1-2 sau 120 phút đầy quả cảm.

Sự kiện quốc tế

Ngày 27-1-1756: Ngày sinh nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Wolfgang Amadeus Mozart.

Ngày 27-1-1944, Hồng quân Liên Xô đã chấm dứt cuộc bao vây gần 900 ngày của phát xít Đức với thành phố Leningrad [nay là thành phố Saint Peterburg].

Theo dấu chân Người

Ngày 27-1-1924, Nguyễn Ái Quốc có mặt tại Hồng trường Moscow dự Lễ tang V.I.Lênin. Cùng ngày hôm đó trên tờ báo Sự Thật, cơ quan của Đảng Cộng sản Liên Xô, đăng bài viết “Lênin và các dân tộc thuộc địa” của Nguyễn Ái Quốc.

Bằng lời lẽ chân thành và thống thiết, Bác viết: “Người lãnh tụ vĩ đại này sau khi giải phóng nhân dân mình, còn muốn giải phóng các dân tộc khác nữa. Người đã kêu gọi các dân tộc da trắng giúp đỡ các dân tộc da vàng và da đen thoát khỏi ách áp bức của bọn rumi [tiếng Ả rập, nghĩa là người nước ngoài, kẻ đi nô dịch], của tất cả bọn rumi: toàn quyền, công sứ v.v. Và để thực hiện mục đích ấy, Người đã vạch ra một cương lĩnh cụ thể...

...Khi còn sống, Người là người cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội.

Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.”

Ngày 27-1-1924,Nguyễn Ái Quốc có bài viết “Lênin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên tờ báo báo Sự Thật, Liên Xô. Ảnh tư liệu

Ngày 27-1-1931, trong khi đang ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản về việc đón nhận 11 đồng chí bị Chính phủ Xiêm [Thái Lan] trục xuất về Sơn Đầu, để chăm sóc và tiếp tục huấn luyện cho họ.

10 năm sau đó, ngày 27-1-1941 là ngày 29 Tết, tại một khu rừng bên rìa làng Nậm Quang, bên kia biên giới [thuộc Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc], lớp huấn luyện đầu tiên cho 43 học viên đã diễn ra. Trong lễ bế giảng, Bác Hồ với bí danh là Hồ Quang cùng các trợ giảng của mình như Phùng Chí Kiên, Lâm Bá Kiệt [Phạm Văn Đồng], Dương Hoài Nam [Võ Nguyên Giáp]... đã phân công các lực lượng triển khai ở trong và ngoài nước để chuẩn bị cho cơ hội đang đến gần.

Ngày 27-1-1947, Bác viết thư động viên những chiến sĩ quyết tử đang anh dũng chiến đấu trong lũng Thủ đô Hà Nội giữa những ngày Tết cổ truyền: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần quật cường đó đó kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, truyền lại cho các em. Nay các em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam muôn đời về sau”. Bức thư còn báo tin: bản thân Bác và nhân viên chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kỳ kháng chiến...Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, 2010]

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình ông Trần Công Tốt, công nhân Nhà máy Đèn Hà Nội, ngày 27-1-1960 [Đêm Giao thừa Tết Nguyên đán Canh Tý]. Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Ngày 27-1-1952 [tức mồng một Tết Nhâm Thìn], qua báoNhân dân, số 43, Chủ tịch Hồ Chí Minhnói chuyện với đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ở nước ngoài, nhân dịp Tết Nhâm Thìn. Người phân tích tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ sự lớn mạnh của lực lượng dân chủ và hòa bình, sự suy yếu và ngày càng chia rẽ của phe đế quốc, những tiến bộ về kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội của nước ta trong năm qua và đề ra những nhiệm vụ lớn trong năm tới nhân dân ta cần phải thực hiện “để tiến bộ nữa và để thắng lợi nhiều hơn nữa”.

Người đặc biệt nhắc nhở đồng bào và chiến sĩ phải kiên quyết chống lạibệnh quan liêu, nạn tham ô, nạn lãng phí,là những trở ngại của việc hoàn thành nhiệm vụ năm 1952, "phải xem quan liêu, tham ô, lãng phí là những tội lỗi đối với Tổ quốc, đối với đồng bào. Người phạm tội có tội đã đành; người thấy những tội ấy mà không nêu ra, cũng như có tội”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị bộ đội, cơ quan, đoàn thể và nhân dân phát động một phong trào tự phê bình và phê bình từ cấp trên xuống, từ cấp dưới lên, “để giáo dục nhau, để cùng nhau tẩy trừ ba nạn kia, để dọn đường cho những thắng lợi mới”. [Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 7, trang 293]

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ rất sớm đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác phòng và chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu trong cán bộ, đảng viên, trong các tổ chức Đảng và Nhà nước. Đây đều là những “căn bệnh” nguy hiểm. Những “căn bệnh” này không chỉ làm xói mòn phẩm chất, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên, mà còn là trở lực lớn đối với sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước. Người rất quan tâm và thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên nâng cao đạo đức cách mạng, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu.

Xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch vững mạnh, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

Quán triệt và thực hiện lời dạy của Người, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân giành được thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành sự nghiệp đổi mớigiành được những thành tựu to lớn, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao trong đấu tranh đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, làm trong sạch Đảng, trong sạch bộ máy.

Học tập và làm theo lời Bác dạy, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua, các cuộc vận động; tổ chức cho cán bộ, đảng viên cam kết chấp hành nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, của quân đội về thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở … góp phần thiết thực xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang 3, BáoQuân đội nhân dânsố 1001, số ra từ ngày 27 đến ngày 29-1-1962.

Trang nhất BáoQuân đội nhân dânsố 1001, số ra từ ngày 27 đến ngày 29-1-1962, đăng bức ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng chí Titov thăm vịnh Hạ Long. Anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô Titov đã được trao tặng Huân chương Anh hùng Lao động Việt Nam và tên của ông được đặt cho một hòn đảo nhỏ trên vịnh Hạ Long.

Trang nhất BáoQuân đội nhân dânsố 3483, ra ngày 27-1-1971.

Trang nhất BáoQuân đội nhân dânsố 3483, ra ngày 27-1-1971 [tức mồng 1 Tết Tân Hợi] đăng trang trọng bức ảnh “Bác Hồ với các nữ anh hùng, chiến sĩ thi đua Quân khu 4”, ảnh: Vũ Đình Hồng.

ĐẶNG LOAN [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề