Số công bố sản phẩm là gì

Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Tại sao phải tự công bố sản phẩm?

Công bố chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường nhằm để nâng cao uy tín lòng tin của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Là điều kiện thúc đẩy hàng hóa sản phẩm bán chạy hơn cho doanh nghiệp. Việc công bố chất lượng sản phẩm còn là một trong những điều kiện cần và đủ để sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường. Đặc biệt hơn là đảm bảo an toàn vệ sinh lẫn chất lượng cho sản phẩm và chính sức khỏe người tiêu dùng, một khi sản phẩm đạt chất lượng thì sự tin cậy ở người dùng đối với sản phẩm đó cũng cao hơn như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh, bền và đặc biệt doanh thu cũng lên theo.

Sản phẩm nào phải tự công bố sản phẩm?

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Các loại phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
  • Dụng cụ chứa/ bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

Lưu ý:

Những sản phẩm không phải tự công bố sản phẩm: Những sản phẩm hoặc nguyên liệu trong sản xuất, nhập khẩu dùng để sản xuất hay gia công hàng xuất khẩu, để phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của doanh nghiệp không tiêu thụ ra thị trường bên ngoài.

Qúy khách hàng có nhu cầu tự công bố sản phẩm vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ.

Tại sao phải công bố sản phẩm

Chất lượng của sản phẩm hay thực phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng, do đó tất cả các sản phẩm hay thực phẩm sản xuất nội địa hay nhập khẩu đều phải tiến hành tự công bố sản phẩm theo luật định.

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định rõ ràng việc thi hành một số điều của Luật ATTP: Quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm [hay công bố hợp quy]cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường.

Tự công bố sản phẩm áp dụng cho: Thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia; chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm [gọi chung là sản phẩm] đã có quy chuẩn kỹ thuật QCVN hoặc TCVN.

Những khuất mắc của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm thực hiện và áp dụng nghị định trên, thì một trong số khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp là về các chỉ tiêu tự công bố, họ cần kiểm nghiệm những chỉ tiêu nào cho sản phẩm của họ.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm trên cả nước tháo gỡ các khó khăn trên, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cung cấp dịch vụ tư vấn chỉ tiêu miễn phí để khách hàng có thể tự chứng nhận hợp quy cho sản phẩm của mình. Với đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong ngành thực phẩm, Eurofins Sắc Ký Hải Đăng cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm cần gì?

Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo [Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15; tại đây]
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng tự hào là một trong số ít phòng thí nghiệm được Bộ Y tế, cục an toàn thực phẩm chỉ định cở sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ nhà nước về an toàn thực phẩm số 265/QĐ-ATTP, và quyết định 433/QĐ-QLCL của Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc bổ sung phạm vi chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ nhà nước về an toàn thực phẩm

Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kết quả xét nghiệm thực phẩm của Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng theo quyết định số 4725/ SYT-TTra

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng đạt các chuẩn mực theo ISO/IEC 17025, VILAS 238 với các danh mục các phép thử theo quyết định số 148.2017/QĐ-VPCNCL và quyết định mở rộng số 163.2018/QĐ-VPCNCL

Theo đó, Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm do chúng tôi cấp hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tự công bố của khách hàng. Bên cạnh đó, kết quả kiểm nghiệm tại Eurofins Sắc Ký Hải Đăng được công nhận trong và ngoài nước, đảm bảo nhu cầu xuất khẩu của khách hàng, đặc biệt là các thị trường khó tính như: Nhật, EU, Mỹ, …

Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Doanh nghiệp, các nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp, cá nhân và nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
  • Ngay sau khi tự công bố, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
  • Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 2 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất 1 sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.

Ghi chú:

  • Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng Tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
  • Trường hợp có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Về Eurofins Sắc Ký Hải Đăng – Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm hàng đầu Việt Nam

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng tự hào là phòng thí nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực kiểm nghiệm thực phẩm. Là một trong số ít phòng thử nghiệm đạt được những chứng nhận quốc tế và chỉ định của các bộ ngành Việt Nam [xem chi tiết về các chứng nhận-chỉ định], cùng các trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, đội ngũ kỹ sư phân tích được đào tạo bài bản từ Châu Âu, mức chi phí kiểm nghiệm phù hợp,... Kết quả kiểm nghiệm của Eurofins Sắc Ký Hải Đăng được sự công nhận rộng rãi trong và ngoài nước. Hoàn toàn phù hợp để công bố hay phục vụ công việc kinh doanh khác của khách hàng như: để xuất khẩu, nhập khẩu,…

Chúng tôi cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm trên tất cả các nền mẫu với hàng ngàn chỉ tiêu được chỉ định. Rất mong được hợp tác với Quý khách hàng trong thời gian tới.

Truy cập bài viết dịch vụ của chúng tôi để biết thêm thông tin

Xem thêm các tin liên quan khác 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Eurofins Sắc Ký Hải Đăng

  • Lô E2b-3, Đường D6, Khu công nghệ cao, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
  • Lầu M, 141 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.HCM
  • Lầu 4 - khu nhà B, số 103 Đường Vạn Phúc, Q. Hà Đông, Hà Nội
  • Phòng 319, Vườn ươm công nghệ cao Việt Nam – Hàn Quốc, Đường số 8, KCN. Trà Nóc 2, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ

Hotline: [+84] 28 7107 7879 - Nhấn phím 1[gặp Bộ phận kinh doanh]

Email: 

Bản tự công bố sản phẩm là một trong những giấy tờ pháp lý đặc biệt quan trọng trong hồ sơ công bố sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên rất nhiều người còn băn khoăn bản tự công bố sản phẩm là gì và có thời hạn trong bao lâu. Trong bài viết này, đội ngũ Luatvn.vn sẽ gửi tới quý bạn độc giả những thông tin chính xác nhất.

Bản tự công bố sản phẩm là gì?

Bản tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách tự nguyện mà không bị nhà nước ép buộc. Tuy nhiên, các sản phẩm này phải nằm trong nhóm những sản phẩm không bắt buộc phải đăng ký công bố sản phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ- CP.

Bản tự công bố sản phẩm là gì?

Đối tượng bắt buộc phải tự công bố sản phẩm

Không phải mọi sản phẩm thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh đều được công bố. Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được thục hiện tự công bố những sản phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
  • Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được tự công bố các sản phẩm:

  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
  • Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

Hai loại sản phẩm trên được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Quy trình tự công bố sản phẩm

Quy trình doanh nghiệp tự công bố chất lượng sản phẩm được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hay các trang điện tử.
  • Bước 2: Doanh nghiệp bắt đầu sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồng thời chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm đó.
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, lưu trữ hồ sơ, đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Thực hiện bản tự công bố sản phẩm

Hồ sơ tự công bố sản phẩm 

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế [bản chính hoặc bản sao chứng thực].

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Bản tự công bố có thời hạn bao lâu?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 38/2012/NĐ-CP về thời hạn đăng ký lại bản công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, cụ thể:

  • 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến : HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương;
  • 03 năm đối với sản phẩm của của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có chứng chỉ trên.

Theo quy định này, thì bản tự công bố có thời hạn 03 hoặc 05 năm tùy theo loại hình sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp.

Theo pháp luật hiện hành. Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ- CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm.

Do đó, các sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước ngày Nghị định 15/2018/NĐ- CP có hiệu lực thì vẫn được tiếp tục sử dụng đến ngày hết thời hạn ghi trên giấy và hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.

Nghị định 15/2018/NĐ- CP ra đời và có hiệu lực tuy nhiên quy định Nghị định này, chưa có quy định về thời hạn sử dụng của bản công bố. Vì vậy, khi doanh nghiệp có thể sử dụng bản tự công bố cho đến khi có các quy định của mới từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý:

Trước khi công bố thì cá nhân, tổ chức cần phải làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm của mình, bởi sản phẩm khi được công bố và đưa ra thị trường rất dễ bị các đối tượng khác xâm phạm nhãn hiệu nếu chưa được bảo hộ. Nó gây ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm của mình tới người tiêu dùng.

Mẫu Số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

Số: ………………./Tên doanh nghiệp/Năm công bố

I. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm

Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………….. Fax: …………………………………………

E-mail…………………………………………………………………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: ……………….. Ngày Cấp/Nơi

cấp: ……………. [đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện

an toàn thực phẩm theo quy định]

II. Thông tin về sản phẩm

1. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………………….

2. Thành phần: ……………………………………………………………………………………………………..

3. Thời hạn sử dụng sản phẩm: ………………………………………………………………………………

4. Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: …………………………………………………………………

5. Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm [trường hợp thuê cơ sở sản xuất]:………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

III. Mẫu nhãn sản phẩm [đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến]

IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:

– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số….; hoặc

– Thông tư của các bộ, ngành; hoặc

– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương;

– Tiêu chuẩn Quốc gia [trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương]; hoặc

– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế [Codex], Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài [trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia]; hoặc

– Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm [trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế [Codex], Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài].

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố./.

……………, ngày…. tháng…. năm……..

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Một số lưu ý

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 [hai] cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.

Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Trên đây là thông tin chi tiết giải thích bản tự công bố sản phẩm là gì, có thời hạn bao lâu. Mọi thông tin chi tiết mới quý bạn liên hệ ngay với Luatvn.vn để được tư vấn cụ thể, dễ dàng. 

Video liên quan

Chủ Đề