So sánh chuyển đơn và chuyển vụ việc dân sjw năm 2024

Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chuyển, nhập, tách vụ án dân sự 1. Phân tích các quy định của pháp luật về chuyển, nhập tách VADS Trước hết, vị trí của những quy định của pháp luật về chuyển, nhập, tách vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam 2015, cụ thể tại Khoản 1 Điều 41 và 42.

“1. Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng” (Khoản 1 Điều 41 BLTTDS VN)

“1. Tòa án nhập hai hoặc nhiều vụ án mà Tòa án đó đã thụ lý riêng biệt thành một vụ án để giải quyết nếu việc nhập và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật.

Đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án. 2. Tòa án tách một vụ án có các yêu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật. 3. Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.” (Điều 41 BLTTDS VN)

Đầu tiên ta hiểu vụ việc dân sự ở đây bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Khi có tranh chấp giữa các bên, một bên khởi kiện ra Toà án và được thụ lý tranh chấp đó thì gọi là vụ án dân sự.

Đối với Khoản 1 Điều 41 BLTTDS VN, điều luật này có thể hiểu là “nếu sau khi đã thụ lý vụ án dân sự”, Toà án thấy mình không thuộc thẩm quyền giải quyết (thẩm quyền theo cấp hoặc thẩm quyền theo lãnh thổ) thì phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Toà và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý.

Theo Điều 191 BLTTDS 2015 quy định, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải

TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết, đồng thời xóa tên vụ án trong sổ thụ lý.

Đối với Điều 42 Bộ luật này , việc nhập, tách có thể được thực hiện trong những trường hợp cụ thể sau đây:

  • Toà án nhập/tách hai hoặc nhiều vụ án để giải quyết, tuy nhiên phải đảm bảo đúng quy định pháp luật
  • Các đơn khởi kiện đều yêu cầu khởi kiện cùng một cá nhân, cơ quan, tổ chức thì TA có thể nhập các vụ án để giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho các bên Pháp luật tố tụng cho phép cơ quan Toà án tách một vụ án dân sự thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật. Về nguyên tắc việc nhập vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp có nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau cần phải giải quyết và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án vẫn đảm bảo đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật đó.

Việc tách vụ án chỉ thực hiện trong trường hợp vụ án có nhiều quan hệ pháp luật có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ pháp luật khác. Việc tách vụ án phải đảm bảo việc giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự.

Trường hợp bị đơn có nghĩa vụ riêng biệt với nhiều nguyên đơn về cùng một loại quan hệ pháp luật thì tòa án chỉ nên nhập các vụ án nếu các quan hệ pháp luật tranh chấp có liên quan với nhau và việc nhập không gây khó khăn cho tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn vụ án. Trong trường hợp các quan hệ pháp luật có tranh chấp độc lập với nhau và việc nhập các quan hệ pháp luật để giải quyết trong cùng một vụ án sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì tòa án nên tách các quan hệ pháp luật để giải quyết trong các vụ án khác nhau.

Ví dụ về việc nhập vụ án dân sự: Nguyễn Văn A vay nợ của ông B số tiền là 200 triệu. Năm 2018, A vay tiếp công ty B số tiền là 100 triệu. Tuy nhiên đến hạn A vẫn không trả hết số tiền mình đã vay. B gửi đơn khởi kiện đến TA nơi A sinh sống, B cũng gửi một đơn khởi kiện tương tự. TA thấy hai đơn khởi kiện đều yêu cầu giải quyết cùng một vấn đề, lúc này có thể nhập vụ án lại. 2. So sánh BLTTDS 2015 và BLTTDS 2005 BLTTDS 2005 quy định việc chuyển, nhập, tách vụ án dân sự lần lượt ở các Điều 37, 38. So với quy định tại BLTTDS cũ thì BLTTDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết những vướng mắc, khó khăn khi giải quyết tranh chấp, cụ thể như sau: - Làm rõ quy định sau tại khoản 3: Tranh chấp về thẩm quyền giữa các TAND cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các TAND cấp

Quy định này giản lược, tạo sự tinh gọn trong công tác điều tra, xét xử của tòa án nói chung.

  • Ngoài đương sự, VKS cùng cấp thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cũng được gửi quyết định nhập hoặc tách vụ án. Tạo sự khách quan, minh bạch trong xét xử.
  • Thực tiễn khi áp dụng quy định pháp luật về chuyển, nhập, tách vụ án dân sự. Tuy được quy định cụ thể như vậy trong điều luật song xung quanh vấn đề nhập hoặc tách vụ án vẫn còn nhiều vướng mắc. 2

Hiện nay, BLTTDS 2015 không có quy định cụ thể nào về thẩm quyền nhập hoặc tách vụ án dân sự, cũng chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hay giải đáp về thẩm quyền nhập hoặc tách vụ án dân sự. Vì vậy, trên thực tiễn vẫn còn nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về vấn đề này, cũng có quan điểm cho rằng Thẩm phán là người được Chánh án phân công giải quyết vụ án nên việc nhập hoặc tách vụ án là thẩm quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc, cũng có quan điểm khác cho rằng trong tất cả nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm phán được quy định tại Điều 48 BLTTDS 2015 thì không có quy định nào về thẩm quyền nhập hoặc tách vụ án dân sự của Thẩm phán mà theo như quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015 “ Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Theo đó, Chánh án có quyền quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự bởi đó là quyết định trong tố tụng dân sự.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 42 BLTTDS năm 2015 thì “ Khi nhập hoặc tách vụ án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Tòa án đã thụ lý vụ án phải ra quyết định và gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân

2 tapchitoaan/bai-viet/xet-xu/mot-so-vuong-mac-ve-nhap-hoac-tach-vu-an-dan-su

có liên quan”. Vậy đương sự có quyền khiếu nại quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự hay không nếu họ cho rằng việc nhập hoặc tách vụ án dân sự làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vấn đề này thực tiễn cũng còn nhận thức khác nhau. Có quan điểm cho rằng đương sự không có quyền khiếu nại quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự vì BLTTDS năm 2015 không có quy định cụ thể vấn đề này.

Quan điểm thứ hai cho rằng quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự là quyết định của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong hoạt động hoạt động tố tụng dân sự. Cho nên đương sự có quyền khiếu nại quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự. Vì tại khoản 1 Điều 499 BLTTDS năm 2015 có quy định như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”