So sánh đại lý thương mại và đại diện thương mại?

So sánh đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Khi tìm hiểu và áp dụng pháp luật về thương mại, người ta thường nhầm lẫn giữa 2 hình thức trung gian thương mại là đại lý thương mại và đại diện cho thương nhân. Sau đây, LawKey xin cung cấp tới khách hàng bài viết về so sánh điểm giống và khác nhau giữa hai hoạt động trung gian này. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn phân biệt được hai hình thức này.

Tin cùng chuyên mục

  • Hướng dẫn thủ tục chuyển trụ sở chính hộ kinh doanh khác quận
  • Có được rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi đang nộp?
  • Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư thực hiện như thế nào?
  • Mã số doanh nghiệp là gì và được sử dụng như thế nào từ 2021?
  • 7 quy định mới từ năm 2021 liên quan đến mọi hộ kinh doanh

Đại lý thương mại là gì?

Nội dung bài viết -
  1. 1. Khái niệm đại lý thương mại
  2. 2. Đặc điểm của đại lý thương mại

Đại lý thương mại là hình thức trung gian thương mại khá phổ biến hiện nay. Hình thức này là gì? Có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Khái quát chung về đại lý thương mại?

Đại lý thương mại là khái niệm được sử dụng phố biến trong đời sông hàng ngày, cũng như trong khoa học kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, dưới mỗi giác độ nghiên cứu khác nhau thì khái niệm Đại lý thương mại lại được giải nghĩa khác nhau.

Theo phương diện kinh tế: Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, đại lý thương mại thường được hiểu là chủ thể đứng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng thực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ.

Theo phương diện pháp lý: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Theo quy định của Luật Thương mại, đại lý thương mại có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, trong quan hệ đại lý thương mại có sự tham gia của ba bên chủ thể và song song tồn tại hai nhóm quan hệ.

Thứ hai, bên đại lý nhân danh chính mình thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba, vì lợi ích của bên giao dịch đại lý để hưởng thù lao.

Xem thêm: Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Thứ ba, hoạt động đại lý thương mại được thực hiện trong lĩnh vực thương mại.

Thứ tư, cơ sở phát sinh quan hệ đại lý thương mại là hợp đồng

Trong xu thế toàn cầu hóa thương mại, vai trò của đại lý thương mại được thể hiện ở những khía cạnh sau:

– Đại lý thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển nói chung và ngành thương mại dịch vụ nói riêng.

– Hoạt động đại lý thương mại mang lại hiệu quả lớn cho thương nhân trong quá trình phân phối, tiêu thụ hàng hóa. dịch vụ ở thị trường trong nước, mở rộng ở thị trường nước ngoài.

– Hoạt động đài lý thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng ở những nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn tiếp cận với hàng hóa và dịch vụ một cách tốt nhất.

1. Đại lý thương mại là gì?

Khái niệm đại lí thương mại và chủ thể trong quan hệ đại lí thương mại

Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Tham gia quan hệ đại lý thương mại có hai bên: bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là thương nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hai bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân, ngành hàng kinh doanh phù hợp với hàng hóa đại lý.

Hoạt động đại lí thương mại

Trong hoạt động đại lí thương mại, bên giao đại lý chuyển cho bên đại lý tiền hoặc hàng hóa và các quy định cụ thể về giá cả hàng hóa cần bán, số lượng, chất lượng, giá cả của hàng hóa cần mua. Bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bạn hàng để ký kết hợp đồng theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng, bên đại lý sử dụng danh nghĩa của mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng ràng buộc bên đại lý với khách hàng. Bên đại lý phải trực tiếp thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã ký với khách hàng: giao từ kho của mình cho người mua và nhận tiền [đại lý bán hàng] hoặc nhận hàng vào kho của mình và thanh toán tiền hàng cho người bán [đại lý mua hàng]. Sau đó, bên đại lý bàn giao kết quả của hoạt động mua bán cho bên giao đại lý.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Hợp đồng đại lí

Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo điều 169 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý gồm các loại:

– Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

Xem thêm: Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

– Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

– Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

Video liên quan

Chủ Đề