So sánh hòa bình và cotecons năm 2024

Ngay từ đầu năm mới 2023, thị trường chứng khoán đón nhận những thông tin liên quan đến mâu thuẫn tại thượng tầng tại Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC).

"Cuộc chiến vương quyền" đang diễn ra tại Tập đoàn Hòa Bình khiến không ít người liên tưởng tới câu chuyện tranh giành nội bộ của Công ty cổ phần xây dựng Coteccons (mã chứng khoán: CTD) vài năm trước.

Dù chưa biết câu chuyện này sẽ diễn biến tiếp theo ra sao nhưng trên thị trường, một số ý kiến người lo ngại quyền lợi của cổ đông cũng như hoạt động kinh doanh của Hòa Bình sẽ gặp nhiều bất lợi. Hiện đại gia ngành thầu xây dựng này kiếm tiền ra sao cho cổ đông so với các công ty khác trên sàn chứng khoán?

Quán quân về doanh thu

Xem xét con số tuyệt đối kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022 của 8 công ty xây dựng lớn thì Tập đoàn Hòa Bình đứng đầu bảng về doanh thu thuần.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, công ty này đạt 10.904 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 45% so với cùng kỳ năm 2021. Con số này tương đương với mức thực hiện 62,3% so với kế hoạch 17.500 tỷ đồng.

Vị trí thứ 2 thuộc về Công ty cổ phần Xây dựng Ricons với mức doanh thu thuần 8.356 tỷ đồng trong 9 tháng, tăng trưởng 67% so với cùng kỳ.

Các công ty xây dựng này đều có mức tăng trưởng doanh thu 21-67% so với năm 2021 do bối cảnh giãn cách xã hội trong năm ngoái ảnh hưởng tới hoạt động xây dựng.

Dù doanh thu thuần tăng tốt nhưng lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hòa Bình trong 9 tháng ghi nhận hơn 61 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức này chỉ tương đương 17,5% kế hoạch 350 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế mà công ty đã đặt ra hồi đầu năm.

Về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Incons (mã chứng khoán: HTN) đứng đầu với mức 133 tỷ đồng, tiếp sau đó là Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 (mã chứng khoán: C4G) với 110 tỷ đồng.

Trong khi hầu hết công ty đều có sự sụt giảm lợi nhuận sau thuế thì Cienco4 tăng tới 96%. Ricons cũng có mức tăng 31%.

... nhưng chỉ số sinh lời khiêm tốn

Mặc dù doanh thu cao nhất trong nhóm các công ty xây dựng được xem xét nhưng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm giảm 16% nên sức sinh lợi của doanh thu thuần (Return on sales - ROS) của Hòa Bình khá thấp so với các doanh nghiệp khác, ở mức 0,56%.

Hiểu một cách đơn giản, cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra Hòa Bình chỉ đem lại được 0,56 đồng lợi nhuận sau thuế. Còn Coteccons chỉ có vỏn vẹn 0,02%.

Khá nhất trong các doanh nghiệp xây dựng là Cienco4 với mức 5,37%, Hưng Thịnh là 3,13%.

Để đánh giá khả năng sinh lời, một chỉ tiêu rất quan trọng là tỷ suất sinh lợi của tài sản (Return on Total Assets - ROA). Tỷ suất này cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.

ROA 9 tháng đầu năm của Tập đoàn Hòa Bình đạt 0,35%. Đơn vị có mức tỷ suất này cao nhất là Hưng Thịnh với 1,65%.

Một chỉ tiêu rất quan trọng được các cổ đông quan tâm là tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE). Con số này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Trị số của ROE càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và do vậy càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

ROE 9 tháng đầu năm của Hòa Bình ở mức 1,56%. Doanh nghiệp có ROE cao nhất là Hưng Thịnh với 8,41%, tiếp theo là Cienco4 với 5,89%.

SOL E&C cũng cho biết, cùng các công ty Newtecons, Ricons, BM Windows, Boho Décor, DB tạo nên doanh thu hơn 1 tỉ USD cho hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan đến ông Nguyễn Bá Dương. Đây rõ ràng sẽ là ẩn số thú vị cho ngôi vương ngành xây dựng trong tương lai.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã chứng khoán: HBC) công bố doanh thu thuần quý II đạt 3.179 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí giá vốn tăng cao khiến hiệu quả kinh doanh của Hòa Bình đi xuống.

Biên lợi nhuận gộp trong quý vừa qua chỉ còn 6% so với 8% của cùng kỳ năm trước. Lãi gộp của Hòa Bình theo đó chỉ đạt 195 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công ty lại ghi nhận khoản doanh thu đột biến 65 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Trong đó có 51 tỷ đồng tiền lãi từ chuyển nhượng các khoản đầu tư. Từ đầu tháng 6, Hòa Bình đã thông qua chủ trương thoái vốn ở các dự án đầu tư địa ốc trong nước.

Nhờ khoản thu đột biến trên cùng việc tiết giảm các chi phí lãi vay, quản lý doanh nghiệp, Hòa Bình đạt lợi nhuận sau thuế 58 tỷ đồng trong quý II, vượt xa mức lãi 2 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần của Hòa Bình đạt 5.443 tỷ đồng, không chênh lệch so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng lên tới 67 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần so với nửa đầu năm 2020.

So sánh hòa bình và cotecons năm 2024

Biểu đồ: Việt Đức.

Tuy nhiên, Hòa Bình năm nay đặt mục tiêu doanh thu 13.500 tỷ đồng và lãi sau thuế 235 tỷ đồng. Như vậy, so với kế hoạch kinh doanh năm, công ty mới chỉ hoàn thành chưa đến 30% chỉ tiêu lợi nhuận dù đã nửa năm trôi qua.

Tổng tài sản của Hòa Bình tại thời điểm 30/6 hơn 16.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả gần 12.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh ngành xây dựng, bất động sản gặp khó khăn vì dịch bệnh, doanh nghiệp đã giảm gần 600 tỷ đồng dư nợ vay ngắn hạn còn gần 4.400 tỷ đồng, qua đó giảm chi phí lãi vay.

Đà thụt lùi được báo trước của Coteccons

Trong khi đó, một doanh nghiệp đầu ngành khác là Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (Coteccons, mã chứng khoán: CTD) chứng kiến doanh thu sụt giảm nặng trong quý II.

Doanh thu thuần hợp nhất của Coteccons giảm 36% so với cùng kỳ 2020, chỉ còn 2.550 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của Coteccons cũng chỉ đạt 5%, thấp hơn 1% so với quý II năm trước.

Với lượng tiền mặt "khủng" hơn 2.900 tỷ đồng gửi ngân hàng kỳ hạn ngắn, Coteccons bổ sung nguồn thu đáng kể với 43 tỷ đồng lãi tiền gửi trong quý II.

Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp của Coteccons lại tăng mạnh lên 122 tỷ đồng so với mức 71 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, chi thu nhập cho nhân viên tăng hơn 30 tỷ đồng, trái ngược với xu hướng giảm quỹ lương của nhiều doanh nghiệp trước tác động của dịch Covid-19.

Lợi nhuận sau thuế của Coteccons quý II theo đó sụt giảm hơn 70% chỉ còn 45 tỷ đồng. Đây là mức lãi trong một quý thấp nhất lịch sử đại gia ngành xây dựng từ năm 2014.

Như vậy, trong quý II, Coteccons có lần hiếm hoi tụt lại phía sau so với Hòa Bình về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Coteccons đạt doanh thu thuần 5.119 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 99 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2020, hai chỉ tiêu kinh doanh quan trọng trên lần lượt giảm 32% và 68%. Còn đối chiếu theo kế hoạch năm, doanh thu và lợi nhuận của Coteccons chưa đạt đến mốc 30% dù 2 quý đã đi qua.

So sánh hòa bình và cotecons năm 2024

Biểu đồ: Việt Đức.

Trong ngành xây dựng, doanh thu sẽ được ghi nhận từ những hợp đồng trúng thầu trước đó. Trong khi đó, số lượng hợp đồng trúng thầu năm ngoái của Coteccons sụt giảm, kéo theo doanh thu năm 2021 bị ảnh hưởng. Đây là điều lãnh đạo Coteccons từng chia sẻ với cổ đông.

Quãng thời gian Coteccons không có hợp đồng mới gắn liền với sự xáo trộn về thượng tầng khi nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương từ chức Chủ tịch HĐQT và nhiều nhân sự lâu năm dưới thời ông Dương cũng rời đi.

Người ngồi vào vị trí chủ tịch là ông Bolat Duisenov, đại diện nhóm cổ đông ngoại Kusto. Song song đó, đến tháng 3 năm nay, Coteccons mới kiện toàn ban điều hành, tuy nhiên ghế tổng giám đốc hiện vẫn đang để trống.