So sánh tôi yêu em và bài thơ số 28

có 2 đề văn như thế này, các bác giúp được em cái dàn ý đề nào cũng được, khó làm quá :
  1. Qua bài thơ Vội Vàng(Xuân Diệu) hãy nêu suy nghĩ về quan niệm sống của thanh niên trong xã hội ngày nay. 2)từ bài Tôi yêu em( Puskin) và bài thơ tình số 28(R.Tago) Nêu suy nghĩ của em về tình yêu lứa đôi trong cuộc sống

1, Bài " Vội vàng": quan niệm sống của thanh niên thời nay mà nhà thơ gửi gắm ở đây: hãy sống vội vàng hơn, hãy nhanh hơn nữa :" Mau với chứ, vội vàng lên với chứ" để trước hết là tận tưởng hết những cái tươi mát ngọt lành của cuộc sống này, sau nữa là để cống hiến sức trẻ cho đất nước ,xứng đáng là mùa xuân của xã hội !

2, Hai bài thơ tình nổi tiếng kia đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tình yêu đôi lứa, mỗi bài lại mang một đặc trưng riêng :

@" Tôi yêu em" của Puskin giống như lời giãi bày của một chàng trai trẻ, anh tha thiết yêu, đến mức thậm chí không cần được đáp lại tình yêu : " Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai" ( dịch : Tôi yêu em, tình yêu có lẽ, còn chưa hoàn toàn lụi tắt trong lòng tôi" ) nhưng chàng trai "Không để em bận lòng hơn nữa/ Hay hồn em phải gợn bóng u hoài". Có thể nói, đây là một thứ tình yêu hết sức lí tưởng ( chị thấy hơi siêu thực một tí nhưng mà vẫn hay ), cùng với những biểu hiện thường thấy trong tình yêu được đề cập đến rất chính xác : "Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen" vậy cái đáng nói, nét đặc trưng của bài thơ là ở đâu, theo chị, nó nằm ở câu cuối cùng: "Tôi yêu em chân thành, đằm thắm Cầu cho em được nguời tình như tôi đã yêu em" Câu thơ dịch này được đánh giá là hay hơn nguyên tác, nó giống như một sự "tri âm" của người dịch với tác giả, hãy so sánh với nguyên tác : " Cầu cho em được người khác yêu". Dễ thấy lời thơ trong bản dịch hay hơn về ý nghĩa, nó ca ngợi một tình yêu lí tưởng ở sự "hy sinh" cao thượng ! Tuy có tình cảm thiết tha sâu đậm với cô gái nhưng chàng trai quyết định chấp nhận giữ trong mình tình cảm đơn phương đó mà không đòi hỏi điều gì, thậm chí còn cầu chúc cho cô có hạnh phúc riêng ! ( đúng là lí tưởng nhờ )

( ~~> chị thích bài này hơn trong hai bài )

@"28" của Tagor thì ca ngợi tình yêu đẹp, gần như hoàn hảo, nếu như lời thơ trong " Tôi yêu em" của Puskin rất chân thành giản dị thì ngược lại, từng câu từng chữ ở đây đều được Tagor "chăm sóc" kĩ càng, rất mượt mà bóng bẩy ( ). Từng cung bậc của tình yêu cũng được thể hiện rất xuất sắc, giàu hình tượng và đầy sức gợi. Nét nổi bật nhất trong " 28" là nhà thơ đã diễn tả cái khao khát tìm hiểu trong tình yêu như một biểu hiện nổi bật , sống động và rất đặc trưng: "Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em như muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả"

(~~> bài này chẳng có lí do gì để không xếp vào hàng thơ tình hay nhất thế giới, lời lẽ ngôn từ thế cơ mà, nhỉ> )

Tóm lại, "hy sinh cao thượng "là nét nổi bật của bài một, "khao khát tìm hiểu" là đặc trưng của bài thứ hai !Nếu bài đầu tư tưởng chủ đề tập trung ở câu cuối thì bài hai lại ở câu đầu ( theo chị là thế ). Ngày xưa đi học cứ phải nắm được nội dung chính của nó đã, rồi mới làm gì thì làm, em chỉ cần hiều nhà thơ muốn nói đến cái gì thì khi nghe giảng sẽ dễ hiểu hơn, và việc xử lí các đề văn sẽ trở nên ko quá khó khăn, hiểu bản chất +giở vở giảng văn ra xem cô cho ghi những cái gì rồi kết hợp mấy thứ là làm được í mà ( hehe, trên đây là ý kiến của chị, ai có góp ý gì cứ tự nhiên nhé )

→ Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi, thể hiện khao khát hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên tới đỉnh điểm.

→ Hình ảnh trong sáng, tiêu biểu cho quan niệm về con người của Ta - go và người dân Ấn Độ.

Quảng cáo

So sánh tôi yêu em và bài thơ số 28

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

- Lối cấu trúc đưa ra giả định (nếu A là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp:

+ Nhằm phản ánh quy luật và bản chất phức tạp, bí ẩn, vô cùng của tình yêu.

+ Chỉ ra những cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn tồn tại vĩnh cửu trong tình yêu khiến tình yêu vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc vô cùng.

- Sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu tượng:

+ Viên ngọc, đóa hoa - trái tim: đều quý giá, thanh cao, tươi đẹp nhưng nếu viên ngọc, đóa hoa giản đơn, bé nhỏ, hạn hẹp, dễ nhận biết, dễ đong đếm thì trái tim lại phong phú, phức tạp, vô cùng vô tận, “nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó”

→ Mâu thuẫn trong tình yêu: anh đã dành trọn trái tim và nguyện dâng hiến cuộc đời cho em, em đã là “nữ hoàng” sở hữu trái tim anh nhưng em không bao giờ khám phá được hết xứ sở ấy.

+ Lạc thú, khổ đau – tình yêu: Lạc thú, khổ đau chỉ là một trong vô vàn những cung bậc dễ thấy trong tình yêu

→ Mâu thuẫn trong tình yêu: tình yêu luôn chứa đựng nhiều cung bậc phong phú, nhiều khi đối lập nhau và em khó lòng có thể tìm thấy giới hạn hay đong đếm được nó.

→ Từ những tương đồng, khác biệt của các biểu tượng trên, Ta-go muốn đưa ra triết lí về cuộc đời và trái tim:

- Cuộc đời và trái tim đều không có bến bờ, vô cùng phức tạp, phong phú, bí ẩn và cùng lúc chứa đựng nhiều mâu thuẫn mà con người khó có thể thấu suốt, lí giải hay chiếm lĩnh. Điều đó càng khiến con người bị hấp dẫn và khao khát kiếm tìm.

- Điều quý giá nhất của cuộc đời là trái tim, điều quý giá nhất trong trái tim là tình yêu. Tình yêu là sự dâng hiến và mãi mãi kiếm tìm.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

Cách nói nghịc lí:

- Anh không giấu em một điều gì

Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

- Em là nữ hoàng của vương quốc đó

Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu

- Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy

Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

→ Nhấn mạnh những mâu thuẫn nghịch lí tồn tại trong tình yêu, đó là thuộc tính bí ẩn của tình yêu. Chính thuộc tính ấy khiến con người luôn say mê kiếm tìm và khao khát khám phá, chiếm lĩnh.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “biết gì tất cả về anh“): Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn

- Phần 2 (tiếp đến "biên giới của nó đâu“): Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận

- Phần 3 (còn lại): Những nghịch lí diễn tả sự đa dạng của tình yêu

Nội dung chính

Video hướng dẫn giải

Bài thơ số 28 hướng về một tình yêu trường cửu, vô biên. Tình yêu không bao giờ có giới hạn. Muốn có hạnh phúc trong tình yêu, muốn có một tình yêu trọn vẹn thì con người phải biết khám phá, hòa hợp và tin yêu.