So sánh trường tiểu học công lập và dân lập năm 2024

Song song với kinh doanh, thì học sinh được học các môn: Tiếng Anh Quốc Tế và Hoạt động trải nghiệm và dã ngoại, được thiết kế cùng hướng đến nội dung chủ đề kinh doanh, nghề nghiệp, địa bàn, để học sinh học tập các chủ đề tích hợp với rèn luyện, thông thạo ngôn ngữ tiếng Anh và vận dụng kiến thức học được ở cấp độ cao (qua trải nghiệm và giải quyết vấn đề thực tế).

Môn Well-being hướng đến giáo dục kỹ năng xã hội và cảm xúc, giúp học sinh hiệu quả hơn khi sống và làm việc trong cộng đồng.

3. Thể thao

Cam kết với sự phát triển toàn diện, học sinh có hoạt động thể thao hàng ngày trong suốt mùa hè với các môn thể thao theo sở thích, (và tùy từng cơ sở): bơi lội, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bi lắc, cờ vua, võ, nhảy hiện đại.

4. Dã ngoại

Học sinh có 3 lần dã ngoại, trải nghiệm tour du lịch do chính nhóm kinh doanh sự kiện học sinh tổ chức.

5. Thời khoá biểu dự kiến

So sánh trường tiểu học công lập và dân lập năm 2024

Trong Summer Course, học sinh từ 16 đến 18 tuổi được khuyến khích lập kế hoạch và phát triển các dự án start-up của riêng mình, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp. Học sinh được học cách phân tích thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, và phát triển các kỹ năng cần thiết để biến ý tưởng thành hiện thực.

Nơi đây, học sinh không chỉ được trang bị kiến thức mà còn được cổ vũ để trở thành những nhà lãnh đạo và doanh nhân của tương lai. Hãy để Trường Việt Anh hỗ trợ con bạn trên hành trình chinh phục ước mơ và thành công trong thế giới kinh doanh toàn cầu.

Bài viết “Parents, quality, and school choice: why parents in Nairobi choose low-cost private schools over public schools in Kenya’s free primary education era” của nhóm tác giả Stephanie Simmons Zuilkowski và cộng sự (Mỹ) tập trung nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn các trường tiểu học tư thục có học phí thấp của nhiều phụ huynh Kenya thay vì cho con mình theo học các trường công không mất phí.

Bài liên quan
  • Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng (Phần 1)
  • Những thách thức đối với giáo dục STEM trong bối cảnh trung học tại Việt Nam
  • Thực trạng triển khai Chương trình dạy học ngoại ngữ Anh đổi mới ở Việt Nam: Tìm hiểu nhận thức của giáo viên

Nghiên cứu được tiến hành thông qua việc khảo sát các dữ liệu liên quan, phỏng vấn phụ huynh và giáo viên tại các trường tiểu học trên địa bàn thủ đô Nairobi, Kenya.

Ở Kenya, giáo dục ngày càng trở nên dễ tiếp cận. Năm 2003, chính phủ Kenya đã xây dựng chương trình giáo dục tiểu học miễn phí. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh ở đây lại cho rằng chất lượng giáo dục tiểu học tại các trường công lập đã giảm sút ngay sau khi chương trình này được triển khai. Trước những lo lắng về chất lượng giáo dục dành cho con cái, nhiều bậc cha mẹ, kể cả những người có gia cảnh khó khăn cũng tìm kiếm các lựa chọn khác về trường học. Và trường tiểu học tư thục có học phí thấp là một trong những lựa chọn thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh ở Kenya.

So sánh trường tiểu học công lập và dân lập năm 2024

Trong nghiên cứu này, các tác giả sẽ tiến hành làm rõ những nguyên nhân dẫn đến quyết định chọn trường tiểu học cho con cái thông qua việc khảo sát ngẫu nhiên 1041 phụ huynh và giáo viên từ 93 trường tiểu học ở thủ đô Nairobi (Kenya). Trong đó, có 20 trường công lập và 73 trường tư thục có học phí thấp. Sau khi thu thập, tác giả đã sử dụng phần mềm Stata để phân tích dữ liệu định lượng. Cách tiếp cận chung của nghiên cứu là so sánh các mẫu câu trả lời liên quan đến các trường công lập và trường tư thục có học phí thấp, đồng thời xác định những đặc điểm khác nhau của chúng. Ngoài ra, để phân tích dữ liệu định tính, Stephanie và cộng sự còn sử dụng phương pháp mã hóa mở, mã emic và etic. Sau đó tập trung vào các chủ đề liên quan đến việc so sánh chất lượng trong các trường tư thục học phí thấp và các trường công lập của chính phủ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nguyên nhân đáng chú ý. Mặc dù học phí ở các trường tư thục này hướng tới các đối tượng thu nhập thấp, nhưng ở Kenya, nó vẫn được đánh giá là khá cao, nằm ngoài khả năng chi trả của nhiều người. Thực tế hiện nay số lượng học sinh theo học trường tư thục học phí thấp nhìn chung vẫn còn khiêm tốn so với trường công lập, tuy nhiên nó vẫn luôn được đánh giá sự lựa chọn tốt hơn. Do đó, bất chấp gánh nặng học phí tương đối nặng nề, nhiều bậc cha mẹ vẫn sẵn sàng trả nhiều hơn những gì họ kiếm được để đảm bảo trẻ em nhận được một nền giáo dục chất lượng cao. Theo nghiên cứu, rất nhiều cha mẹ trong nhóm thu nhập từ 60.000 - 120.000 KES mỗi năm (khoảng hơn 12 đến 25 triệu đồng) sẵn sàng dành tới 40% thu nhập của họ để chi trả cho việc học tập của con cái. Theo dữ liệu khảo sát thu được từ nhóm phụ huynh cho con theo học trường công lập, phần lớn các ý kiến đều bày tỏ sự quan ngại về chất lượng, thái độ giảng dạy của giáo viên, số lượng học sinh đông khiến sự quan tâm của giáo viên không được sát sao và những học sinh tiếp thu chậm rất khó để tiến bộ trong môi trường này. Ngược lại, ở các trường tư thục chi phí thấp, có hơn ⅘ số phụ huynh chia sẻ họ lựa chọn vì chất lượng giảng dạy của trường, 46% phụ huynh đánh giá cao sự đóng góp của giáo viên đối với kết quả học tập của con em họ. Cụ thể, một số mẫu khảo sát thu về cho thấy nhiều học sinh có thể nói được tiếng Anh trôi chảy và thành tích học tập ngày càng tiến bộ khi được chuyển tới học trường tư thục có học phí thấp.

Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra những đề xuất liên quan tới sự quan tâm của chính phủ Kenya đối với mô hình trường học tư thục có học phí thấp, sự minh bạch tài chính đối với các khoản thu ngoài ở trường công lập, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và tăng cường công tác đánh giá, đo lường, so sánh chất lượng của các mô hình trường học với mục tiêu cung cấp những kết quả cụ thể giúp phụ huynh có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất cho con em mình.

Vân An lược dịch

Nguồn:

Stephanie Simmons Zuilkowski, Benjamin Piper, Salome Ong'ele & OnesmusKiminza (2017). Parents, quality, and school choice: why parents in Nairobi choose low-cost private schools over public schools in Kenya’s free primary education era.