So sánh từ câu nghĩa trong các ngôn ngữ năm 2024

Danh từ là một trong hai phạm trù từ loại (phạm trù thứ hai là động từ) xuất hiện với tần số cao trong ngôn ngữ nói chung và trong kho tàng tục ngữ Việt và Anh nói riêng. Qua khảo sát cuốn Tục ngữ so sánh(gồm 838 tục ngữ Việt so với gần 3000 tục ngữ Anh – Pháp – Esperanto) do tác giả Phạm Văn Vĩnh chủ biên, chúng tôi chỉ chọn các danh từ trong những câu tục ngữ Việt đem so sánh với những câu tục ngữ Anh tương đương để qua đó chỉ ra những điểm đồng nhất và khác biệt về số lượng, về cách tri nhận, về văn hoá giữa hai dân tộc. Số danh từ mà chúng tôi tách ra được trong 838 câu tục ngữ Anh là 378 từ, trong tiếng Việt là 600 từ.

Lâu nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại xem xét sự khác biệt có tính phạm trù mà chưa đi sâu biểu hiện của từng tiểu nhóm cụ thể giữa hai ngôn ngữ. Đó chính là lý do khiến chúng tôi đi vào tìm hiểu sự khác biệt giữa chúng, qua đó chỉ ra nét văn hoá đặc thù của mỗi ngôn ngữ.

2. Biểu hiện khác biệt về trường ngữ nghĩa của các tiểu nhóm danh từ tiếng Việt và tiếng Anh

2.1. Về số lượng tổng quát cho các tiểu nhóm

Qua thống kê 838 câu tục ngữ có các tiểu nhóm danh từ tương đương trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi quy về bảng tổng hợp về số lượng của chúng như sau:

Bảng tổng hợp số lượng các tiểu nhóm danh từ và tỉ lệ %

Các tiểu nhóm danh từ

Tổng số từ tiếng Việt

Tỉ lệ %

Tổng số từ tiếng Anh

Tỉ lệ %

Tổng số

600 từ

378 từ

1. Danh từ trừu tượng

126

21%

146

38,6%

2. Danh từ chỉ vật

117

19,5%

58

30,8%

3. Danh từ chỉ người

90

15%

61

16,1%

4. Danh từ chỉ động vật

58

9,6%

40

10,5%

5. Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

48

8%

25

6,6%

6. Danh từ chỉ thực vật

30

5%

7

1,8%

7. Danh từ chỉ thời gian

27

4,5%

6

1,5%

8. Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

14

2,3%

12

3,1%

9. Danh từ chỉ loại (loại từ)

14

2,3%

0

0

10. Danh từ chỉ chất liệu

12

2,0%

4

0,1%

11. Danh từ chỉ vị trí

12

2,0%

0

0

12. Danh từ chỉ tính toán – đo lường

12

2,0%

0

0

13. Danh từ chỉ thực phẩm

10

1,6%

9

2,3%

14. Danh từ chỉ tiền tệ

8

1,3%

3

0,8%

15. Danh từ tổng hợp

7

1,16%

0

0

Trước hết, trong tổng số câu có sử dụng các danh từ, chúng tôi nhận thấy tiếng Việt sử dụng số lượng danh từ nhiều gần gấp đôi danh từ trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt có 600 danh từ, trong khi đó tiếng Anh chỉ có 378 từ.

Về số lượng tiểu nhóm, tiếng Việt có 15 tiểu nhóm còn tiếng Anh chỉ có 11 tiểu nhóm. Số lượng danh từ và tỉ lệ xuất hiện trong mỗi nhóm ở hai ngôn ngữ cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, chúng có sự phân bố theo tỉ lệ tương đương nhau. Các nhóm có số lượng lớn ở cả hai ngôn ngữ là tiểu nhóm danh tử trừu tượng (Việt: 126 từ, chiếm 21%, Anh: 146 từ, chiếm 38,6%), danh từ chỉ vật (Việt: 90 từ, chiếm 15%, Anh: 61 từ, chiếm 16,1%),danh từ chỉ động vật (Việt: 58 từ, chiếm 9,6%, Anh: 40 từ, chiếm 10,5%), danh từ chỉ bộ phận cơ thể người (Việt: 48 từ, chiếm 8%, Anh: 25 từ, chiếm 6,6%). Những nhóm còn lại đều xuất hiện với tỉ lệ thấp, dưới 5%, gồm danh từ chỉ hiện tượng sự vật, danh từ chỉ chất liệu, danh từ chỉ thực phẩm, danh từ chỉ thời gian, danh từ chỉ tiền tệ.

2.2. Về cách tri nhận và đặc trưng văn hoá khác nhau giữa hai dân tộc qua các tiểu nhóm.

2.2.1. Nhóm danh từ trừu tượng

Các danh từ trừu tượng trong tiếng Anh và tiếng Việt đều được dùng với số lượng cao nhất so với các nhóm khác. Xét riêng nhóm danh từ trừu tượng thì trong tiếng Anh có tỉ lệ cao hơn 1,5 lần trong tiếng Việt. Con số tỉ lệ này nói lên người Anh thiên về cách nói trừu tượng. Họ thường sử dụng các động, tính từ để cấu tạo danh từ nói về các sự việc – là khái niệm phản ánh sự nhận thức. Chính vì vậy, số lượng danh từ có yếu tố sựđi trước (khi dịch sang tiếng Việt) chiếm số lượng lớn có 38 từ như: bussness (sự kinh doanh), caution (sự cẩn thận), camparison (sự so sánh), compose (sự thoả hiệp), contentement (sự mãn nguyện), excuse (sự xin lỗi), familyrity (sự thân mật), patiens (sự vui lòng), pleasures (sự ăn chơi), shortes (sự ngắn), pinches (sự kích)….

Ví dụ: Bussnessis bussness (Kinh doanh là kinh doanh); Criticizmis easy and art is difficult (Phê bình thì dễ, nghệ thuật thì khó); Deathends all things (chết là hết); Familyritybreeds contempt (Sự thân mật tạo ra sự coi thường); Fortuneis easy found but hard be kept (Hạnh phúc dễ tìm nhưng khó giữ); Angerand hastehinder good counsel (Cơn nóng giận và sự vội vã cản trở đến lời khuyên tốt); Honourchanges manners (Danh tiếng thay đổi tính cách).

Còn người Việt chủ yếu sử dụng các danh từ trừu tượng (không có nguồn gốc động từ, tính từ như tiếng Anh) mà là các danh từ phản ánh các quan niệm về nhân nghĩa, đạo đức, thân phận con người trong cuộc đời: số phận, số, hồng nhan, duyên, cuộc đời, cơ trời, phúc, hậu quả, cá chết, tai tiếng, tiếng lành, tiêng dữ, thể xác, ý tứ, vận may, thái cực, vận rủi, tinh thần, linh hồn, mệnh…

Ví dụ: Cái nếtđánh chết cái đẹp, Tiếng lànhđồn xa, tiếng dữđồn xa; Phậngái chữ tòng; hồng nhanbạc mệnh; Còn duyênkén cá chọn canh, hết duyênếch đực cua kềnh cũng vơ; tốt sốhơn bố hay làm ; Cá nước gặp duyên; Vác tiền ra mả, mặc cả cái chết, nhân nghĩa gì, nhân nghĩa tiền, Nhất duyên thì phận tam phong thổ…

Một số danh từ hai âm tiết có từ tố cáiđi trước lại thiên về phản ánh các đặc tính của con người, như: cái dại, cái đẹp, cái chất, cái khôi hài, cái khôn, cái khó, cái lượng, cái nết, cái sẩy, cái ung, cái vĩ đại…Có thể xem dây là hiện tượng cấu tạo từ ra đời sớm trong tiếng Việt. Hiện tượng dùng các yếu tố cấu tạo từ sự, việc, cuộclà do xu hướng ngày một phổ biến hơn. Trong tư liệu tục ngữ của chúng tôi, các danh từ trừu tượng có yếu tố cấu tạo từ sự đi trước chỉ có hai từ, còn yếu tố việc, cuộckhông có. Như vậy, yếu tố cáitham gia cấu tạo từ ghép trong tiếng Việt là một biểu hiện mang bản sắc văn hoá của người Việt mà tiếng Anh không có hiện tượng này. Từ cáitrong tục ngữ dùng để chỉ các ý nghĩa sau: a) chỉ ý nghĩa mẹ: Con dại cáimang; b) để chỉ ý nghĩa lớn: Khôn làm cột cái, dại làm cột con; c) để chỉ ý nghĩa con: Nàng về nuôi cáicùng con, Phận con sâu cáikiến; d) để chỉ ý nghĩa sinh sôi nảy nở: cái máy cáinày chỉ biết đẻ thôi, Con chấy cái(ở địa phương Quảng Bình còn gọi con chí đựcvới nghĩa là to và mắn đẻ; đ) để chỉ ý nghĩa phần thức ăn thô đối lập với phần nước: Khôn ăn cáidại ăn nước; e) để chỉ ý nghĩa gốc: Sổ cái, nhà cái, con cái(phân biệt với con đực), Cây đu đủ cái; h) làm danh từ đi trước một danh từ khác để chỉ loại: Cha già cáinan cáilạt, mẹ già đái bát đầu hè. Có thể thấy ở đây yếu tố cáicó sức sinh sản rất lớn. Lí do của sự sinh sản lớn này, theo chúng tôi, là bắt nguồn từ đặc trưng văn hoá lúa nước của người Việt, đề cao mẫu (mẹ), đề cao sự sinh sôi nảy nở nên đã chọn yếu tố cáinày làm yếu tố cấu tạo danh từ mới.

2.2.2. Nhóm danh từ chỉ vật, đồ vật

Sử dụng với số lượng cao thứ hai là danh từ chỉ vật, đồ vật. Trong tiếng Việt có 117 từ, chiếm 19,5%, còn trong tiếng Anh có 8 từ, chiếm 15,3%. Các danh từ chỉ vật trong tiếng Anh thường chỉ các vật, các công cụ gắn với nghề nghiệp: anvil (cái đe), hammer (cái búa), axe (cái rìu), hinges (cái bàn lề), rire (cái giũa)… hoặc chỉ vật gia dụng thiết yếu cho con người: kettle (cái ấm), pot (cái bình nước), pite (cái gàu), pan (cái chảo rán), miror (cái gương), rod (cái roi), stool (cái ghế), vessel (cái thùng rỗng), book (sách), letter (bức thư), purse (cái ví), clothes (áo quần), coals (than củi), coat (áo choàng), cup (cái cốc)…, chỉ những vật xunh quanh gần gũi: boad (con thuyền), stone (hòn đá), field (đồng) hay (rơm), haystack (đống vỏ khô), chips (vỏ bào), house (nhà), window (cửa sổ), saddle (yên cương), socker (cái hang), straw (cọng rơm), thorn (gai), way (con đường), weel (cái giếng)…

Ví dụ: A light purseis a heavy curse (ví nhẹ tay đay nghiến lắm); Do not play with edged tools(không chơi với đồ sắc cạnh); To shape a coatfor the moon (ướm mặc áo choàng cho mặt trăng); Make haywhile the sun shines (Phơi rơm khi trời nắng); To kill two birds with one stone(Giết hai con chim với một hòn đá); Between the cupand the lip a morsel may slip (Một miếng có thể rơi giữa bát và miệng); To go for the wooland come shorn (Đi mua len và về nhà trần trụi).

Trong khi đó các danh từ chỉ vật trong tiếng Việt lại chỉ vật dụng trong gia đình gắn với nghề nông: đồ, đọi, đất, (cái) đấu, đèn, thưng, bát, be sành, cái hom, cái kén, cái lao, cái mê, cọng rơm, cột, chăn, gạo, giầm, mâm, đũa, nồi, vung,, thúng, lược, thớt, vại, chiếu…Đây là những danh từ gắn với nghề sản xuất lúa nước của người Việt. Cư dân Việt chủ yếu sống bằng nghề nông nên lớp danh từ chỉ nghề này xuất hiện khá nhiều. Về lớp danh từ chỉ cây lúa và các sản phẩm từ cây lúa đã được nhắc đến trong công trình của tác giả Tạ Thị Toàn ( Khảo sát vốn từ chỉ cây lúa trong tục ngữ Việt Nam,Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, 1998).

Những danh từ chỉ vật còn lại dùng để chỉ vật dụng gần gũi với con người: a) áo cà sa(dùng cho sư), áo giấy(dùng để cho người chết), s ăng, huyệt(chôn người chết): Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; Làm hàng săngchết bó chiếu; b) chỉ đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày hay công cụ lao động; cầm tay: đe, búa, bề sống (của dao), lưỡi cưa, dao, đàng cưa, rìu…(để chặt, cắt): khi chưa ăn cha ngã con nghiêng; Sáng giũa cưatrưa mài đục, tối giục cơm; Thợ rèn không daoăn trầu; các dụng vụ chài, lưới, nơm(để đánh bắt cá): Năng chì đi chài; Đi lờhay mó, đi đóhay sờ; Đàn ông như cái nơmbạ đâu úp đó; c) chỉ nơi cư trú, nơi sinh hoạt văn hoá, hoặc chỉ đồ vật gắn với sinh hoạt văn hoá: Nhà táng giấy, nhà tranh, nhà ngói, chùa, bếp, chuông, trống, kèn, tràng, bùa(đeo ở cổ): Chùanát nhưng bụt vàng, tuy rằng miếuđổ thành hoàng còn thiêng; Tắt đèn nhà ngóinhư nhà tranh; Vắng đàn ông quạnh nhà vắng đàn bà quạnh bếp… d) chỉ bộ phận của nhà: nóc, vách, ván, cửa, chuồng: Con có cha như nhàcó nóc; Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng; đ) chỉ các đồ vật gần gũi: hòn đá, tàu, ruộng, than củi, buồm, dậu, ghe, thuyền: Thuyềntheo lái, gái theo chồng; Buôn tàubuôn bèkhông bằng ăn dè hà tiện; Sống dầu đèn, chết kèn trống; Thánh thiêng về đồ thờ…

Các danh từ chỉ vật trong hai ngôn ngữ cũng phản ánh sự khác biệt về văn hoá, sinh hoạt, cư trú giữa hai dân tộc Anh - Việt. Người Việt có phong tục tập quán riêng sinh hoạt văn hoá ở chùa, coi trọng mồ mả tổ tiên, thờ cúng người chết nên các danh từ phản ánh phong tục này xuất hiện trong tục ngữ khá nhiều: chùa, đền, quán, đình, miếu…Trái lại người Anh cũng có phong tục tập quán riêng nên các danh từ chỉ vật dụng của họ sử dụng với tần số cao hơn người Việt lại thiên về các công cụ cho nghề làm thợ hay săn bắn trong rừng: rìu, búa, đe, cái giũa, súng…

2.2.3. Nhóm danh từ chỉ người

Nhóm danh từ thứ ba được sử dụng với tần số cao đó là nhóm danh từ chỉ người. Nhóm này cũng có sự khác biệt qua việc chỉ những người làm những nghề khác nhau trong xã hội ở hai ngôn ngữ. Trong tiếng Việt các danh từ chỉ người có hai nhóm nổi bật:

++ Nhóm danh từ chỉ người phản ánh sự kì thị giới tính hết sức rõ nét, đó là hai thái độ song song tồn tại vừa đề cao nam giới lại vừa đề cao nữ giới. Phần này được chúng tôi trình bày kĩ ở bài viết Sự kì thị giới tính thể hiện trong tục ngữ Việt (so sánh với tiếng Anh)(Kỉ yếu hội thảo kỷ niệm 50 năm thành lập khoa Ngôn ngữ ĐHKH Xã hội & Nhân văn Hà Nội, 2006) và Ngữ nghĩa các phát ngôn tục ngữ viết về nữ giới(Kỉ yếu Hội nghị khoa học mừng GS Nguyễn Tài Cẩn 80 xuân, 2005), như: Đàn ôngnông nổi giếng khơi, đàn bàsâu sắc như cơi đựng trầu, Khôn ngoan cũng thể đàn bà, dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông (đề cao nam giới) và Một trăm con traikhông bằng cái dái tai con gái, Ruộng sâu trâu nái không bằng con gáiđầu lòng (đề cao nữ giới).

++ Nhóm các danh từ chỉ người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong nhóm này, chúng tôi lại chia ra hai tiểu nhóm:

* Xét theo phương diện vị thế xã hội, có tầng lớp người được đánh giá cao và tầng lớp người bị đánh giá thấp.

Tầng lớp người được đánh giá cao trong xã hội. Những từ chỉ người thuộc tầng lớp này thường có các danh từ chỉ loại đi trước như đức, ngài, ông, vị. Ta bắt gặp các danh từ chỉ người nghè, cống, cả, sư, Mạnh Từ, thánh…trong các câu tục ngữ: Chưa đỗ ôngnghè đã đe hàng tổng; Buôn chung với đứcông; Hiếu biện như đứcMạnh Tử; Chơi ngông như kẻ cướp, coi ôngthánh chẳng ra gì...

Tầng lớp người bị đánh giá thấp trong xã hội. Những từ chỉ người thuộc tầng lớp này thường có các danh từ chỉ loại đi trước kẻ, thằng, đứa,như: Làm đầy tớ thằngkhông hơn làm thầy thằngdại; Xứ mù thằngchột làm vua; Kẻcắp gặp bà già.

* Xét theo phương diện quan hệ thân sơ, có hai nhóm danh từ:

Nhóm danh từ chỉ người phản ánh mối quan hệ dòng họ như cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, bà, cậu, cháu, cả làng, cả họ…Ta bắt gặp trong các câu tục ngữ: Nó lú có chúnó khôn; Sẩy chacòn chú, sẩy mẹbú dì; Giặc bên Ngô, không bằng bà côbên chồng; Buồn thay cháu rểkhóc đưa bà; Một người làm quan cả họđược nhờ; Lắm thầy nhiều ma, lắm cha, conkhó lấy chồng.

Nhóm danh từ chỉ người phản ánh mối quan hệ khách quan trong xã hội. So với nhóm trên thì nhóm danh từ này trong tục ngữ Việt xuất hiện ít hơn, như: ông cả, ông cống, ông nghè, ông quan, ông vua: Làm vuamột làng hơn làm quanmột nước; Chưa đỗ ông nghèđã đe hàng tổng; Mượn được thầy tu; Trai cò tranh nhau, ngư ônghưởng lợi.

Trong khi đó các danh từ chỉ người trong tiếng Anh lại thiên về ba nhóm sau: a) chỉ những người có nghề nghiệp khác nhau trong xã hội để nói đến đặc trưng riêng trong nghề nghiệp của họ: Once a thielf, always a thielf (Một lần là kẻ trộm thì mãi mãi là kẻ trộm); A receiveris worse than a thielf(Kẻ tàng trữ xấu hơn kẻ ăn cắp); Beggarscan’t be choosers (Kẻ ăn xin không thể là người lựa chọn), b) chỉ người có biểu hiện chưa hoàn thiện của họ: Every manhas a fool in his sleeve (Mọi người đều có cái ngu trong ống tay áo); Every manhas his fault (Ai cũng có lỗi lầm); three womenmake a market (ba mụ đàn bà làm thành một cái chợ); Friendsare thieves of time (Những người bạn là chúa ăn cắp thì giờ)… c) chỉ những người được phân loại theo sự đánh giá, nhìn nhận, của xã hội: False friendsare worse than open enemier(Người bạn xấu nguy hiểm hơn kẻ thù trước mặt); The hungry manlistens to no warning (Người đói không nghe lời cảnh báo); The wise manwho speak a little, but hear much (Người khôn nói ít nghe nhiều); Training up the child on the way would go (Hãy tập luyện con trên con đường nó đi).

Như vậy, việc sử dụng danh từ chỉ người trong tục ngữ cũng có sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ. Người Việt thiên về phản ánh thái độ kì thị giới tính, đánh giá sang hèn; quan hệ dòng họ. Trái lại người Anh lại thiên về sử dụng lớp danh từ chỉ người phản ánh nghề nghiệp khác nhau trong xã hội, phản ánh những người có biểu hiện chưa hoàn thiện do nghề nghiệp và phản ánh những người được phân loại khác nhau trong xã hội.

2.2.4. Nhóm danh từ chỉ động vật

Nhóm danh từ chỉ động vật không có sự khác nhau lắm trong hai ngôn ngữ Anh - Việt. Đó là những danh từ chỉ động vật như mèo/ cat, chó/ dog, lừa/ ass, ngựa/ horse, diều/ hwak, chó sói/ wolf, cáo/ fox, gấu/ bear, hổ/ tiger, sư tử/ lion, cừu/ lamd, bò/ ox, chim/ bird, con chuột/ mouse, con ruồi/ flier, con thỏ/ hare, con vịt/ duck, con gà/ hen, con sâu/ worm…

Ví dụ: The wolfmay change his coat but not his disposition (Sói có thể thay lông chứ không thể thay tâm tính); Big fisheats little fish(cá lớn nuốt cá bé); Dead dogdon’t bite (Chó chết hết cắn); Better be head of the dogthan tail of the lion(Thà làm đầu chó còn hơn đuôi voi); To set the wolfto keep the sheep(Để chó sói trông cừu); Set the foxto keep the chicken(Để cáo trông gà con); He that fears the bush must never go birding(Sợ bụi rậm thì đừng bao giờ đi bắt chim).

Sự giống nhau trên đây có lẽ do những con vật này luôn sống gần gũi với con người từ lâu. Tuy nhiên có một số con vật người Việt thường dùng mà người Anh không dùng, đó là con bọ, cà cuống, cú, dòi, kiến, chạch, giun, rồng, liu điu, ốc, ếch, dế, thờn bơn, sứa, cốcnhư: Hoài cành mai cho cúđậu; Hoài hồng ngâm cho chuộtvọc, hoài hạt ngọc cho ngâu vầy; Nói như rồngleo, làm như mèomửa; Con giunxéo lắm cũng quằn; Cà cuốngchết đến đít còn cay: Lươnngắn chê chạchdài, thời bơnméo miệng chê trai lệch mồm; ốcchẳng mang nổi mình ốc, còn đâu mang cọc rêu; Cúkêu cho maăn; Cốcmò xơi; Mặt sứagan lim; Trứng rồnglại nở ra rồng, liu điulại nở ra dòng liu điu…Những con vật này gắn với đặc trưng văn hoá cây trồng, vật nuôi, môi trường sống của cư dân Đông Nam Á như người Việt. Chúng xuất hiện trong tục ngữ với tư cách là những hình ảnh ví von ẩn dụ để nói về cách ứng xử, hay những biểu hiện khác nhau của con người trong xã hội. Vì thế, khi dùng những câu tục ngũ có từ chỉ con vật này, chúng có giá trị ngữ nghĩa như những lời khuyên răn, lời nhận xét về biểu hiện của ai đó ở vào một hoàn cảnh cụ thể.

2.2.5. Nhóm danh từ chỉ bộ phận cơ thể người

Nhóm danh từ này thể hiện trong hai ngôn ngữ có số lượng tương đương nhau. Giữa chúng không có đặc trưng gì khác biệt lớn. Có lẽ cả hai dân tộc đều có điểm chung là lấy bản thân con người làm trung tâm để xem xét, để tự nhận thức. Tuy nhiên trong tục ngữ Việt, chúng ta bắt gặp các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người từ đầu đến chân được miêu tả khá đầy đủ: tóc, râu, đầu, mặt, gương mặt, mồm, miệng, môi, răng, lưỡi, hàm, tai, cổ, lưng, mình, vú, tay, cổ tay, ngón tay, móng tay, đít, chân, ngón chân…hoặc nhóm các danh từ chỉ bộ phận cơ thể người từ ngoài vào trong: gương mặt, giọng nói, hình dong, tiếng nói, tiếng cười, da (bên ngoài), thịt, xương, tim, gan, óc, phổi, máu đào (bên trong), như: Xem mặtmà bắt hình dong; Xa mặtcách lòng; Taylàm hàmnhai; Cái răngcái tóclà góc con người; Anh em như thể tayvới chân; Môihở rănglạnh; Miệngnam mô, bụngbồ dao găm; Mẹ với con một lần dađến ruột; Một giọt máuđào hơn ao nước lã…

Danh từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tục ngữ Anh lại thường chỉ các bộ phận bên ngoài nhiều hơn, như: hand (bàn tay), forelock (chỏm tóc trước trán), mouth (cái miệng), teeth (cái răng), heel (gót chân), leg (đầu gối), back (lưng), bald (cái đầu), fool (chân), eye (mắt), ears (tai), body (cơ thể )… Trong tư liệu, chúng tôi chỉ bắt gặp bốn từ chỉ bộ phận cơ thể bên trong là stoumach (dạ dày), heart (tim), blood (máu), bone (xương),…

Ví dụ: An eyefor an eye(Mắt chọi mắt); Keep your mouthshut and earsopen (Hãy ngậm miệng và mở rộng đôi tai); A Fair facemay hide a foul heart(Gương mặt đẹp có thể che một tâm hồn xấu); The tongueis not steel but it cuts (Lưỡi không phải là thép nhưng có thể cắt); A tongueof iddle people is never iddle (Lưỡi của kẻ lười biếng không bao giờ thất nghiệp); A honey tongue, a heartof gall (Lưỡi ngọt ngào còn trái tim cay đắng); Between the cup and thi lipa morsel may slip (Giữa cái cốc và cái miệng có thể rơi một miếng); Far from the eyes, near to the heart(Xa mắt gần lòng); His eyesare bigger than his belly(Con mắt to hơn cái bụng)…

2.2.6. Những nhóm danh từ còn lại

Trong 8 nhóm danh từ còn lại, thì bốn nhóm danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên, chỉ thực vật, chỉ thời gian, chỉ thực phẩm ăn uống có số lượng không nhiều và không có sự khác biệt lớn. Nhóm danh từ chỉ thực phẩm ăn uống trong tục ngữ Anh có khác biệt với tục ngữ Việt do nền sản xuất và thói quen ăn uống khác nhau, nhưng những danh từ gọi các thực phẩm này không nhiều. Còn lại bốn nhóm danh từ sau đây chỉ tồn tại trong tiếng Việt mà không xuất hiện trong tiếng Anh, đó là nhóm danh từ chỉ loại, danh từ chỉ tính toán – đo lường 2, danh từ chỉ tổng hợp và danh từ chỉ vị trí. Nhóm danh từ chỉ vị trí, theo chúng tôi, có lẽ tư liệu của chúng tôi còn hạn chế, chưa bao quát chứ không phải không có. Nhóm danh từ tổng hợp, nếu nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, có thể xếp vào những nhóm dã phân loại trên như chỉ người, chỉ tiền tệ. Điều chúng tôi quan tâm là hai nhóm danh từ chỉ sự tính toán – đo lường và nhóm danh từ chỉ loại xuất hiện trong tiếng Việt. Đây là nhóm danh từ phản ánh sự khác biệt về đặc trưng loại hình của ngôn ngữ này với ngôn ngữ kia. Sau đây chúng tôi đi sâu phân tích nhóm danh từ này.

2.3. Sự chuyển hoá từ danh từ chỉ đồ vật, danh từ chỉ họ hàng sang danh từ chỉ đơn vị tính toán đo lường một biểu hiện đặc trưng về loại hình của tiếng Việt.

Thống kê những danh từ chỉ sự tính toán đo lường (chúng tôi gọi là danh từ đơn vị) và danh từ chỉ loại trong tục ngữ Việt, chúng tôi thấy có ba nhóm danh từ sau đây có hiện tượng chuyển hoá:

  1. Danh từ chỉ đồ đựng, vật đựng của nghề nông chuyển hóa thành danh từ chỉ đơn vị tính toán đo lường.

Đây là hiện tượng phổ biến trong tục ngữ, chúng có mô hình Một…n, như: Một chénthuốc ta bằng ba chénthuốc tàu, Một bátcơm cha bằng ba bátcơm rể; Một bátrươi mười bátthuốc; Một lượt tát một bátcơm; Một nút lạt một bátcơm; Một chữ ông thánh bằng một gánhvàng; Một miếng lộc thánh bằng một gánhvàng; Một khovàng bằng một nangchữ; Một búicỏ, một giỏphân; Một cục đất ải bằng một bãiphân trâu; Một giọt máu đào hơn aonước lã; Một ngôi sao bằng một aonước; Một lời nói, một đọimáu; Một miếng giữa làng bằng một sàngthịt chợ; Đi một ngày đàng học một sàngkhôn; Bát nước giải bằng vạithuốc; Một người biết lo bằng cả lòkhông biết… Ở những câu tục ngữ trên, ta thấy các danh từ chén, bát, đọi, gánh, nang, giỏ, sàng, vại,…vốn là những danh từ chỉ vật đựng của nghề nông, còn kho, lòlà danh từ chỉ nơi cất giữ sản phẩm, dụng cụ sản xuất, bãilà nơi thoáng rộng để chăn thả gia súc của người Việt được chuyển hoá thành danh từ đợn vị để tính toán đo lượng.

  1. Động từ chỉ hoạt động tập hợp các cá thể thành một chỉnh thể lớn chuyển hoá thành danh từ chỉ đơn vị: Một bụicỏ một nắmphân; Một nạmgió một bóchèo; Một nạmlác bằng một vácchèo; Một nghề sống đốngnghề thì chết; Một cái râu một xâubánh; Một miếng khi đói bằng một góikhi no; Một lời nói một góitội… các từ nắm, nạm, bó, góivốn là những động từ chỉ hoạt động kết dính, tập hợp nhiều phần từ thành một chỉnh thể bằng tay; đánh đốnglà hoạt động tập hợp nhiều phần tử đặt ở vị trí thường là ở mặt đất; xâulà hoạt động tập hợp nhiều phần tử bằng sợi dây; václà hoạt động tập hợp những phần tử ở vị trí của vai.
  1. Danh từ chỉ đơn vị cư trú của người Việt xưa kia là làng, xã hoặc những danh từ chỉ những người cùng huyết thống, họ hàng chuyển hoá thành danh từ chỉ đơn vị tính toán đo lường: Một miệng ngang ba làngcãi không lại; Một người đứng đàng cả làngnhắm mắt; Một người làm xấu cả bậumang dơ; Một người làm nên cả họđược nhờ; Một người làm quan thì sang cả họ; Một người xin tương cả phườngđược húp; Một con ngựa đau cả tàuchê cỏ. Các từ làng, xã,vốn là những danh từ chỉ đơn vị cư trú của người Việt xưa được chuyển hoá thành những danh từ chỉ đơn vị là nhiều nhưng không xác định là bao nhiêu. Các từ bậu, họ, phườnglà những danh từ chỉ tập hợp những người có chung huyết thống, chung mục đích được chuyển hoá thành các danh từ chỉ đơn vị tính toán đo lường với lượng nhiều.

Sự chuyển hoá này nói lên hệ thống danh từ chỉ sự đong đếm của tiếng Việt khá phong phú. Bên cạnh những danh từ chỉ đơn vị chính xác như: cân, lít, tạ, yến(đơn vị đo trọng lượng, khối lượng), mét, thước, sào, thước(đơn vị đo độ dài), danh từ chỉ đơn vị tập hợp như bầy, đàn, lũ, bọn,ta còn bắt gặp các danh từ có mới được tạo nên nhờ sự chuyển hoá để làm phong phú thêm hệ thống danh từ đo đếm của người Việt. Những danh từ có được do sự chuyển hoá này mang một nghĩa mới hơn, khác với chính nó nhờ đặt trong cấu trúc so sánh đối lập, đó là ý nghĩa nhiều, như: Một người làm quan cả họ được nhờvới nghĩa là nhiều người bà con thân thích được nhờ vả.

Qua sự phân tích và miêu tả trên đây, chúng tôi rút ra đặc điểm chung của nhóm danh từ chỉ loại và danh từ tính toán đo lường này như sau:

Về ý nghĩa: mang ý nghĩa chỉ sự tính toán đo lường (với nhóm danh từ chỉ đơn vị) và ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa chủng loại (với nhóm danh từ chỉ loại).

Về vị trí: chúng thường xuất hiện ở vị trí trước danh từ chung, không tổng hợp (thường chỉ xuất hiện trước một số danh từ nhất định mới có khả năng chuyển hoá) chứ không phải trước mọi danh từ.

Trong khi đó trong kho tàng tục ngữ Anh, chúng tôi không bắt gặp danh từ nào mang đặc điểm giống với nhóm danh từ chỉ loại hay danh từ chỉ tính toán đo lường như trong tục ngữ Việt.

2.4. Về nhóm danh từ có nguồn gốc Hán

Trong tư liệu, chúng tôi bắt gặp nhóm danh từ có nguồn gốc Hán, như: nhântrong (Nhân vô thập toàn), hìnhtrong (Hữu kì trung xuất hình chi ngoại – Cái bên trong được hiện ra bên ngoài), hổtrong (Dưỡng hổ di hoạ - Nuôi hổ rước hoạ về sau); khẩu, xàtrong (Khẩu phật tâm xà - miệng nam mô, bụng bồ dao găm); Khẩu, tâmtrong (khẩu thị tâm phi – nói một đàng làm một nẻo); Nhân, mệnhtrong (Nhân sinh hữu mệnh, phú quý do thiên - Người sinh ra là do mệnh còn sự giàu có là do trời); Nhân, mạitrong (Nhân hiền tại mạo - người hiển hiện ra ở mặt); hươngtrong (Hữu xạ tự nhiên hương); Nhân, duyêntrong (Nhân duyên tiền đinh)… Tuy về ý nghĩa thì chúng được giải nghĩa giống với các danh từ mang nghĩa Việt tương đương, và do đó có thể xếp chúng vào các tiểu nhóm đã trình bày trên đây, nhưng sự xuất hiện với số lượng không ít của chúng phản ánh nét văn hoá giao thoa hay ảnh hưởng văn hoá Hán của người Việt. Trong kho tàng tục ngữ Việt, chúng vẫn song song tồn tại như hai biến thể được sử dụng thường xuyên, nói thành quen, nhiều câu không cần giảng nghĩa, người nghe vẫn xem đó là một câu bình thường được tiếp nhận như mọi câu tục ngữ Việt khác, như: Khẩu phật tâm xà, Tái ông thất mã; Nhân vô thập toàn; Nhân duyên tiền định; Nhàn cư vi bất thiện; Đáo giang tuỳ khúc, nhập gia tùy tục; Tiên trách kỉ, hậu trách nhân; Vô vật bất linh… Đây là hiện tượng mang tính đặc thù riêng của tục ngữ Việt, khác tục ngữ Anh. Trong tục ngữ Anh không có hiện tượng song song hai biến thể như tục ngữ Việt như trình bày trên đây.

3. Một số kết luận

Khảo sát các tiểu nhóm danh từ được sử dụng trong tục ngữ trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận:

Cả hai dân tộc Anh - Việt đều sử dụng nhóm danh từ với số lượng lớn trong tục ngữ. Chúng có những biểu hiện tương đồng về các tiểu nhóm có số lượng lớn, như nhóm danh từ trừu tượng, danh từ chỉ người, chỉ động vật, chỉ vật, chỉ bộ phận cơ thể người. Tuy nhiên trong từng nhóm cụ thể có những sự khác biệt phản ánh cách tri nhận, đặc trưng văn hoá riêng của mỗi dân tộc.

Nếu như người Anh thường sử dụng nhóm từ trừu tượng nhiều thì người Việt lại sử dụng nhóm danh từ chỉ giới tính nhiều hơn. Trong nhóm danh từ trừu tượng Việt, hiện tượng sử dụng yếu tố cáiđể cấu tạo một danh từ mới là một biểu hiện đặc thù văn hoá thờ mẫu của người Việt xưa. Trái lại, trong tục ngữ Anh lại có hiện tượng danh từ phản ánh các khái niệm trừu tượng được cấu tạo từ các động từ, hay nói một cách khác chúng có cùng gốc với các động từ. Chính vì sự khác biệt này mà các phát ngôn tục ngữ Anh có danh từ trừu tượng thường mang nội dung thiên về các nhận xét có tính khái quát, trái lại tục ngữ Việt lại thiên về phản ánh các quan niệm nhân nghĩa, đạo đức, thế thái nhân tình.

Một số tiểu nhóm khác như danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ văn hoá làng xã mang đặc thù riêng, chỉ tồn tại trong tiếng Việt.

Các tiểu nhóm như danh từ chỉ vật, chỉ người, chỉ động vật, chỉ bộ phận cơ thể người đều có những đặc trưng riêng phản ánh vùngd đất, con người, đồ vật, vật dụng, biểu hiện lối tư duy nếp nghĩ giữa hai dân tộc, nhưng giữa hai dân tộc vẫn có những biểu hiện tương đồng, chúng làm nên nền văn hó chung của loài người.

(2) Một số tác giả như Nguyễn Tài Cẩn, Đinh Văn Đức, Lê Biên xem hai nhóm danh từ chỉ loại, danh từ chỉ tính toán - đo lường này đều thuộc nhóm danh từ đơn vị nhưng chia ra hai tiểu nhóm: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.