Số tổng đài 155 thông báo mã otp là gì năm 2024

Dịch vụ 155 Viettel là dịch vụ không mấy xa lạ với người dùng sim số đẹp Viettel nhưng không phải ai cũng biết chính xác dịch vụ này là gì và nó hỗ trợ các vấn đề gì? Đừng lo lắng! Ở bài viết dưới đây, Sim Thăng Long sẽ giải đáp Dịch vụ 155 Viettel là gì? Các tính năng của dịch vụ này một cách chi tiết và đầy đủ nhất! Mời các bạn cùng đón đọc!

Giới thiệu về nhà mạng Viettel

Nhà mạng Viettel hay tập đoàn viễn thông là một doanh nghiệp có quy mô và số lượng khách hàng lớn nhất trên toàn quốc với hoạt động kinh doang trải dài từ 13 quốc gia từ Châu Á, Châu Mỹ đến Châu Âu và nằm trong top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới với tốc độ truy cập và kết nối nhanh cùng với sự an toàn và bảo mật cao luôn mang đến cảm giác an toàn cho người dùng. Vì vậy nhà mạng Viettel luôn luôn được quý khách hàng tin tưởng và gửi gắm niềm tin vào để sử dụng sim số đẹp hay những dịch vụ chúng tôi mang lại.

Số tổng đài 155 thông báo mã otp là gì năm 2024
Dịch vụ 155 Viettel là gì?

Lợi ích khi sử dụng sim số đẹp Viettel

  • Sim mạng Viettel có lợi ích hàng đầu mà khách hàng luôn nhắc đến đó là dễ nhớ, dễ dùng và luôn gây ấn tượng với người khác.
  • Không chỉ gây ấn tượng về hình thức mà chủ yếu là ấn tượng về số đẹp vì vậy những người theo đuổi và yêu thích cái đẹp chắc hẳn không thể bỏ qua.
  • Gây sự đảm bảo và uy tín trong công việc hay trong giao tiếp hơn.
  • Tăng sự tự tin cho người dùng khi dùng sim số đẹp Viettel
  • Có thể nói là đi cửa sau cho những người dùng sim số đẹp trong công việc, trong đời sống, trong giao tiếp khi đối tác hay những người khác thấy sim số của bạn sẽ có đánh giá tốt về bạn về độ chịu chơi đấy.
  • Ngoài ra nó còn mang một ý nghĩa khác nhau và đem đến sự may mắn cho chủ nhân của nó vì vậy có rất nhiều người không tiếc tiền trăm tiền tỷ ra để mua sim số đẹp Viettel đấy.
  • Bạn còn có thế mua nó làm quà tặng cho gia đình, người yêu, bạn bè . . . chắc hẳn họ sẽ rất thích món quà này đấy.

Dịch vụ 155 Viettel hay Tổng đài tin nhắn 155 là một trong những tổng đài cung cấp những thông tin quan trọng của nhà mạng đến người dùng, cụ thể:

  • Hóa đơn cước.
  • Các giao dịch phát sinh doanh thu bán hàng.
  • Giao dịch đấu nối sim mới.
  • Giao dịch đổi sim.
  • Giao dịch chuyển nhượng sim.

Khi sim của bạn thực hiện các giao dịch liên quan trên tổng đài 155 Viettel thì hệ thống sẽ gửi SMS về thuê bao thông báo. Bạn hãy chú ý đọc thông tin để an tâm dùng sim và xác định đúng giao dịch của mình.

Tổng đài tin nhắn 155 sẽ gửi tự động cho khách hàng, do đó bạn sẽ không mất cước phí khi nhận các tin nhắn này từ tổng đài.

Khi nhận được tin nhắn từ dịch vụ 155 Viettel bạn cần làm gì?

Nếu các thông tin liên quan về hóa đơn cước bạn cần chú ý thông tin Ngày lập, số hóa đơn, mã bí mật,… ghi nhớ và nhập các thông tin này lên webportal Viettel tra cứu thông tin hóa đơn thuê bao.

Nếu các thông tin liên quan về đấu nối sim, đổi sim, chuyển nhượng sim bạn cần đặc biệt chú ý. Nếu những giao dịch này bạn không thực hiện hãy gọi ngay đến số điện thoại 198 Viettel để khiếu nại kịp thời, tránh sim bị khóa, chặn khi đang dùng.

Xem thêm: Tổng hợp số tổng đài hỗ trợ khách hàng Viettel

Các dịch vụ tổng đài tin nhắn khác của Viettel

  • Tổng đài tin nhắn 162
  • Tổng đài tin nhắn 195
  • Tổng đài tin nhắn 1715
  • Tổng đài nhạc chờ Viettel 1221

Lời kết

Trên đây là bài viết giải thích dịch vụ 155 Viettel là gì? Và tổng đài 155 hỗ trợ những vấn đề gì? Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Đừng quên chia sẻ đến bạn bè, người thân nhé!

Nếu bạn còn đang tìm kiếm một số sim Viettel ưng ý, hãy đến ngay với Sim Thăng Long để được tư vấn. Với kho sim

1tr sim số đẹp Viettel các loại giá chỉ từ 199k, chúng tôi tự tin sẽ làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất!

Dư luận đang lo lắng khi anh Đặng Thanh Hải (TPHCM), chủ thuê bao Viettel “bỗng dưng” bị khóa số, sau đó tiền trong tài khoản Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) bị “bốc hơi” 30 triệu đồng và vụ anh Vũ Minh Nhật (Thanh Xuân, Hà Nội), chủ thuê bao MobiFone bị người khác mạo danh cướp sim đang sử dụng, rồi xâm nhập tài khoản ngân hàng thực hiện thanh toán online mất 74,8 triệu đồng... Đây là hình thức chiếm đoạt tài sản khi sử dụng dịch vụ OTP của ngân hàng cũng như lợi dụng kẽ hở của Viettel, MobiFone trong việc cấp sim cho người báo mất... chứ chưa hẳn là tội phạm công nghệ cao.

Số tổng đài 155 thông báo mã otp là gì năm 2024

Dư luận đang lo lắng khi anh Đặng Thanh Hải (TPHCM), chủ thuê bao Viettel “bỗng dưng” bị khóa số, sau đó tiền trong tài khoản Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) bị “bốc hơi” 30 triệu đồng và vụ anh Vũ Minh Nhật (Thanh Xuân, Hà Nội), chủ thuê bao MobiFone bị người khác mạo danh cướp sim đang sử dụng, rồi xâm nhập tài khoản ngân hàng thực hiện thanh toán online mất 74,8 triệu đồng... Đây là hình thức chiếm đoạt tài sản khi sử dụng dịch vụ OTP của ngân hàng cũng như lợi dụng kẽ hở của Viettel, MobiFone trong việc cấp sim cho người báo mất... chứ chưa hẳn là tội phạm công nghệ cao.

Số tổng đài 155 thông báo mã otp là gì năm 2024

Viettel và MobiFone “bị lừa” ?

Nhận thấy vụ mất tiền của anh Đặng Thanh Hải có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Viettel đã chủ động báo với cơ quan công an để phối hợp điều tra làm rõ. Phía Viettel cho biết, việc cấp lại sim mới theo số của anh Hải diễn ra tại một cửa hàng Viettel ở TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Kẻ xấu đã dùng 1 bản photo giấy CMND có dấu công chứng, đến cửa hàng giao dịch của Viettel cuối giờ làm việc để đăng ký các thủ tục.

Khi được hỏi về các số liên hệ gần đây, kẻ gian đã đưa ra 9 số điện thoại, trong đó có 5 số mà anh Hải đã liên lạc. Do tin tưởng bản photo đã có dấu công chứng, nên nhân viên Viettel đã không so CMND gốc và thực hiện đổi sim mới (vì theo quy định, bản sao CMND có công chứng cũng được thực hiện đăng ký sim và thông tin thuê bao).

Đại diện Viettel thừa nhận đây là lỗi của nhân viên, nhưng cho rằng Viettel cũng là nạn nhân trong vụ việc này. Đại diện Viettel cũng cho biết thêm, trước khi ngừng hoạt động sim của anh Hải, Viettel đã nhắn tin để báo. Nếu như lúc nhận được tin nhắn từ tổng đài 155, anh Hải gọi ngay lại để báo thì đã không xảy ra chuyện đáng tiếc này.

Theo ghi nhận của tổng đài, từ khi số anh Hải nhận được tin nhắn đến khi anh Hải gọi điện để phản ánh vụ việc anh bị “khóa sim” vô cớ là 49 phút. Trong thời gian này, kẻ gian đã lợi dụng số thuê bao “cướp” được của anh để thực hiện các giao dịch online từ tài khoản Maritime Bank của anh.

Trong trường hợp anh Vũ Minh Nhật (Thanh Xuân, Hà Nội), đại diện MobiFone xác nhận cũng đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ. Ngày 15-7, đã có người sử dụng 1 bản photo giấy CMND có công chứng đúng thông tin của anh Nhật đến một đại lý của MobiFone để thực hiện việc này. MobiFone thừa nhận việc cắt sim và cấp lại sim của anh Nhật là do nhân viên đại lý làm sai quy trình. MobiFone khẳng định sẽ có biện pháp xử lý nghiêm khắc, đúng quy định.

Hiện nay, MobiFone đã thu thập thông tin liên quan và chuyển Công an Thanh Hóa điều tra làm rõ nguyên nhân.

Hàng loạt câu hỏi đặt ra

Theo giải thích của các nạn nhân, sở dĩ họ bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng vì kẻ gian đã dùng số điện thoại “cướp” được để nhận mã OTP từ phía ngân hàng khi thực hiện giao dịch thanh toán mua hàng trực tuyến. Thực tế, hệ thống thanh toán trực tuyến này chỉ cần khách hàng nhập số thẻ (dãy số in trên thẻ), tên chủ thẻ và ngày hiệu lực (hoặc ngày cấp) thẻ, sau đó nhận mật khẩu OTP qua số di động là đã có thể thực hiện giao dịch.

Số tổng đài 155 thông báo mã otp là gì năm 2024

Những thông tin như tài khoản ngân hàng, sim điện thoại di động cần được bảo mật kỹ hơn khi tham gia sử dụng dịch vụ OTP.

Chính vì thế, hàng loạt câu hỏi đặt ra: Hệ thống ngân hàng liên quan đến tài sản của khách hàng mà điều kiện để cho phép thông qua một giao dịch như vậy có quá đơn giản và dễ rủi ro? Người cướp sim của anh Hải và anh Nhật chắc chắn là người hiểu rõ về giao dịch trực tuyến, cũng như nắm rõ thông tin cá nhân của họ, vậy người này phải chăng có quan hệ thân quen với anh Hải, anh Nhật? Thực tế, anh Hải sống ở TPHCM và anh Nhật sống ở Hà Nội, đều khẳng định đã giữ kín thông tin cá nhân, không làm mất điện thoại, sim, ví, thẻ ATM...

Vậy nếu không phải người quen thì kẻ gian làm thế nào lấy được các thông tin này? Phải chăng các nạn nhân đã để lộ các thông tin trong quá trình giao dịch online, đã bị theo dõi từ lâu hoặc đã bị cài trojan, keylogger để lấy cắp thông tin thẻ? Tức là họ đã bị theo dõi và bị lấy cắp toàn bộ thông tin cá nhân liên quan và việc kẻ gian dùng giấy tờ giả mạo, lừa các cửa hàng giao dịch của Viettel, MobiFone để “cướp số thuê bao” là bước cuối cùng để chúng thực hiện trò lừa đảo, ăn cắp này.

Cần thấy rõ, trong cả hai trường hợp này, nhà mạng Viettel và nhà mạng MobiFone đều dễ dàng cắt số thuê bao khách hàng đang dùng và cấp lại sim cho kẻ gian, liệu quy trình cấp lại sim có quá dễ dãi và liệu nhân viên nhà mạng có thiếu ý thức và thiếu sự cẩn trọng trong việc bảo vệ sim số của khách hàng khỏi tình trạng lừa đảo, cướp sim? Có phải ngẫu nhiên khi cả 2 trường hợp đều có cách thức cướp sim và lấy tiền trong tài khoản giống nhau và đều được thực hiện ở Thanh Hóa?

* OTP (One time password - mật khẩu dùng một lần) là mật khẩu được gửi qua số điện thoại di động của khách hàng. Khi đăng ký dịch vụ, khách hàng sẽ phải đăng ký với nhân viên số điện thoại di động dùng để nhận mật khẩu xác thực trên hệ thống online của ngân hàng cũng như Mobile Service. Khi thực hiện giao dịch, khách hàng chọn phương thức xác thực lệnh là phương thức OTP SMS sẽ được nhận tin nhắn chứa mật khẩu xác thực qua điện thoại di động. Ngoài việc xác nhận mật khẩu đăng nhập, hệ thống còn yêu cầu khách hàng nhập thêm mật khẩu OTP SMS này để xác nhận lệnh.

* Liên quan đến vụ việc nói trên, các chuyên gia bảo mật khuyến cáo, khi biết sim số của mình bị tấn công, việc đầu tiên khách hàng cần làm là thông báo với ngân hàng nơi mở tài khoản đề nghị khóa giao dịch với số điện thoại đó. Cả hai trường hợp vừa xảy ra, anh Hải và anh Nhật đều không liên lạc với ngân hàng mà làm việc với nhà mạng để đòi sim. Trong thời gian đó, kẻ gian đã nhanh tay hơn, thực hiện các giao dịch trộm tiền từ tài khoản. Kẻ xấu chỉ có thể giao dịch mua bán, thanh toán online trong trường hợp này, chứ không thể rút tiền mặt từ tài khoản ngân hàng được.