SO2 có mấy tính chất hóa học là những tính chất nào

Khí Sunfurơ là khí có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Nhưng cũng là loại khí có rất nhiều tác hại. Thực tế cần phải sử dụng khí SO2 như thế nào? Khí Sunfurơ là gì? Các tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế trong thực tế ra sao. Hãy cùng Công ty Xử Lý Chất Thải tìm hiểu thông qua các nội dung sau nhé.

Khí Sunfurơ là gì

Khí sunfurơ hay SO2 là gì?

Khí sunfurơ hay khí SO2  còn có tên gọi khác là lưu huỳnh điôxit [hay còn gọi là anhiđrit sunfurơ].

Khí sunfurơ được tạo ra khi đốt cháy lưu huỳnh.

Cụ thể hơn thì trong thực tế khí SO2 [axit sunfurơ] được sinh ra nhờ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch đặc biệt là  than, dầu… hoặc phát sinh trong quá trình nấu chảy các quặng nhôm, đồng, kẽm, chì, sắt.

Muốn xem Tổng Hợp một số đồ Án – Giáo Trình Xử Lý Khí Thải- Xử lý Khí SO2 —> Hãy Truy Cập Vào link sau Để DOWNLOAD

//xulychatthai.com.vn/tong-hop-bo-do-an-xu-ly-khi-thai-link-google-driver/

Cấu tạo phân tử và công thức cấu tạo khí Khí sunfurơ

Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có 4 electron độc thân ở các phân lớp 3p và 3d : … 3s2 3p3 3d1.

Những electron độc thân này của nguyên tử S sẽ liên kết với 4 electron độc thân của hai nguyên tử o tạo thành bốn liên kết cộng hoá trị có cực :

Công thức cấu tạo SO2

Tính chất vật lý Khí Sunfurơ

  • Lưu huỳnh đioxit hay là Khí Sunfurơ chất khí không màu, mùi hắc, nặng hơn hai lần không khí, hoá lỏng ở -10°C.
  • Lưu huỳnh đioxit tan nhiều trong nước [1 thể tích nước ở 20°C hoà tan được 40 thể tích khí so2].
  • Lưu huỳnh đioxit là khí độc, hít thở phải không khí có SO2 sẽ gây viêm đường hô hấp.
Khí SO2 ảnh hường đến sức khỏe

Tính chất hóa học Khí Sunfurơ

Lưu huỳnh dioxit là oxit axit

  • SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuro [H2SO3]

Phương trình phản ứng

SO2 + H2O –> H2SO3

H2SO3 là axit yếu [mạnh hơn axit sunfuhidric] và không bền [ngay trong dung , dịch, H2SO3 cũng bị phân huỷ thành SO2 và H2O].

  • SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 loại muối : muối trung hoà, như Na2SO3, chứa ion sunfit [ SO3 ] và muối axit, như NaHSO3, chứa ion hidrosunfit [ HSO3 ].
Tính chất hóa học khí Sunfurơ

Lưu huỳnh dioxit là chất oxy hóa trung gian.

Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hoá +4, là số oxi hoá trung gian giữa các số oxi hoá -2 và +6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hoá – khử, so2 có thể bị khử hoặc bị oxi hoá.

  • Lưu huỳnh đioxit thể hiện là chất khử khi tác dụng với những chất oxi hoá mạnh, như halogen, kali pemanganat.

Phương trình phản ứng

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O -> K2SO4+2MnSO4+2H2SO4

  • Lưu huỳnh đioxit thể hiện là chất oxi hoá khi tác dụng với chất khử mạnh hơn, như H2S, Mg,…

Phương trình phản ứng

SO2+ 2H2S -> 3S + 2H2O

SO2 +2Mg -> s +2MgO

Khí Sunfurơ –một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nguyên nhân chính [thực tê là nguyên nhân duy nhất] của sự hiện diện SO2 trong khí quyển. Đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu khoáng. Trước hết là than, vì nhiên liệu bất kỳ đều chứa ít nhiều lượng lưu huỳnh [từ một vài phần của phần trăm tối 5-7 %].

Theo các ước lượng, hàng năm thải vào lốp khí quyển đối lưu gần 145 triệu tấn SO2. Trong đó 70 % được tạo thành khi cháy than và 16 % – cháy nhiên liệu lỏng [đặc biệt là mazut].

Sự phân hủy SO2 trong khí quyển diễn ra dưối tác động của bức xạ cực tím. Và tạo thành anhyđrit hưu huỳnh [SO3] theo phản ứng

2SO2 +02 -+2S0, +185kJ.

Khi tiếp xúc vối hơi nước, sẽ tạo thành axit sunphua

so2 +H2O = H2SO3 + 76kJ.

Trong khí quyển ẩm và ô nhiễm còn xảy ra phản ứng

so2 +NO2 +H2O àH2SO4 +NO,

Dẫn đến tạo thành axit sunphuric [H2SO4].

Các ôxit lưu huỳnh làm tăng mạnh sự ăn mòn kim loại trong các thành phố. Cao hơn 1,5-5 lần so vối ở nông thôn. Tại một trong những thành phố của Mỹ, sự gia tăng nồng độ SO2 lên 3 lần kéo theo tăng tốc độ ăn mòn thiếc lên 4 lần. Đặc biệt vải nilon rất nhạy cảm đối vối sự ô nhiễm khí quyển bởi chất này.

Khí SO2 nguyên nhân gây mưa axit

Ảnh hưởng Khí Sunfurơ đối với sức  khỏe con người

Điôxit lưu huỳnh [SO2] và sunphua anhyđrit [SO3] trong tổ hợp vối các hạt lơ lửng và hơi ẩm có tác hại nhất tối con người. Đặc biệt đối với cơ thể con người và các loại động vật

SO2 – chất khí không màu và không cháy. Với nồng độ trong không khí 0,3-1,0 phần triệu bắt đầu cảm thấy mùi của nó. Còn vối nồng độ cao hơn 3 phần triệu SO2 có mùi gắt khó chịu.

Điôxit lưu huỳnh trong hỗn hợp với những hạt rắn và axit sunphuric [một chất kích thích mạnh hơn SO2] ngay với hàm lượng trung bình năm 0,04-0,09 phần triệu và nồng độ khói 150-200 mg/m3 sẽ làm tăng các triệu chứng khó thở và các bệnh phổi. Còn vối hàm lượng SO2 trung bình ngày 0,2-0,5 phần triệu và nồng độ khói 500-700 mg/m3 quan sát thấy tăng mạnh số bệnh nhân và tử vong. Vối nồng độ SO2 0,3-0,5 phần triệu trong thời gian một số ngày sẽ xảy ra gây hại mãn tính đốĩ vối lá thực vật [đặc biệt là rau muống, xà lách, bông, bạch dương…].

ng dụng và điều chế lưu huỳnh đioxit

Ứng dụng

Lưu huỳnh đioxit được dùng để :

  • Ứng dụng trong sản xuất axit sunfuric [H2SO4]
  • Nguyên liệu tẩy trắng: giấy, bột giấy, dung dịch đường…
  • Ứng dụng SO2 trong nông nghiệp. Dùng làm chất bảo quản cho các loại mứt quả sấy khô
  • Là chất Kháng khuẩn và chống oxy hóa trong sản xuất rượu vang

Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm

Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối Na2SO3.

Thu SO2 vào bình bằng cách đẩy không khí.Na2SO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O + SO2

Điều chế SO2 trong Công nghiệp

Đốt quặng sunfua kim loại, như pirit sắt [FeS2] : 4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2

Tóm lại:

Trong bài viết trên, Công ty Xử Lý Chất Thải đã giới thiệu đầy đủ các kiến thức về khí SO2. Tuy nhiên do biên tập từ nhiều nguồn khác nhau, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Hãy liên hệ với hotline: 0935.22.17.22 anh Hùng để được góp ý và giải đáp thắc mắc nhé.

Nguồn www.xulychatthai.com.vn

Lưu huỳnh S cùng với những hợp chất của lưu huỳnh với hidro và Oxi như Hidro sunfua [H2S], Lưu huỳnh dioxit [SO2], Lưu huỳnh trioxit [SO3] là phần kiến thức quan trọng mà các em cần nắm vững.

Vậy Hidro sunfua [H2S], Lưu huỳnh dioxit [SO2], Lưu huỳnh trioxit [SO3] có những tính chất hoá học và được ứng dụng như thế nào trong đời sống? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • xem thêm: Bài tập cơ bản và nâng cao về S, Lưu huỳnh dioxit và Hidro sunfua có đáp án

Bạn đang xem: Hidro sunfua [H2S], Lưu huỳnh dioxit [SO2], Lưu huỳnh trioxit [SO3] tính chất hoá học và bài tập – hoá 10 bài 32

I. Hiđro sunfua H2S

1. Tính chất vật lí của Hiđro sunfua 

– Hiđro sunfua [H2S] là chất khí không màu, mùi trứng thối, độc, ít tan trong nước.

– Khi tan trong nước tạo thành dung dịch axit yếu sunfuhiđric.

2. Tính chất hóa học của Hiđro sunfua 

– Dung dịch H2S có tính axit yếu [yếu hơn axit cacbonic]

a] Hidro sunfua tác dụng với kim loại mạnh                    

2Na + H2S → Na2S + H2

– Hidro sunfua tác dụng với oxit kim loại [ít gặp].

b] Hidro sunfua tác dụng với dung dịch bazơ [có thể tạo thành 2 loại muối hiđrosunfua và sunfua]

H2S + NaOH → NaHS + H2O

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

c] Hidro sunfua tác dụng với dung dịch muối tạo muối không tan trong axit:                   

H2S + CuSO4 → CuS + H2SO4­

– H2S có tính khử mạnh [vì S trong H2S có mức oxi hóa thấp nhất – 2].

d] Hidro sunfua tác dụng với oxi

2H2S + O2 → 2H2O + 2S [thiếu oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thấp]

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2 [dư oxi, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao]

e] Hidro sunfua tác dụng với các chất oxi hóa khác

H2S + 4Br2 + 4H2O → H2SO4 + 8HBr

H2S + 8HNO3 đặc → H2SO4 + 8NO2 + 4H2O

H2S + H2SO4 đặc → S + SO2 + 2H2O

3. Điều chế Hiđro sunfua 

     Dùng axit mạnh đẩy H2S ra khỏi muối [trừ muối không tan trong axit]:        

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2­S

4. Nhận biết Hiđro sunfua 

– Mùi trứng thối.

– Làm đen dung dịch Pb[NO3]2 và Cu[NO3]2.

Pb[NO3­]2 + H2S → PbS + 2HNO3

Cu[NO3]2 + H2S → CuS + 2HNO3

– Làm mất màu dung dịch Brom, dung dịch KMnO4,…

II. Lưu huỳnh đioxit – SO2 [khí sunfurơ, lưu huỳnh [IV] oxit, anhiđrit sunfurơ]

1. Tính chất vật lí của Lưu huỳnh đioxit – SO2

     Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.

2. Tính chất hóa học của Lưu huỳnh đioxit – SO2

* SO2 là oxit axit

a] Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với nước:

SO2 + H2O ↔ H2SO3

b] Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với dung dịch bazơ [có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit]

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na­2SO3 + H2O

c] Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với oxit bazơ → muối:

SO2 + CaO 

CaSO3 

* SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa [do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4]

d] Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

e] Lưu huỳnh đioxit là chất khử:

2SO2 + O2 ↔ 2SO3 [V2O5, 4500C]

Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

3. Điều chế Lưu huỳnh đioxit

– Đốt cháy lưu huỳnh:

S + O2 

SO2

– Đốt cháy H2S trong oxi dư:

2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2

– Cho kim loại tác dụng với H2SO4 đặc nóng:

Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

– Đốt quặng:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

– Trong phòng thí nghiệm dùng phản ứng của Na2SO3 với dung dịch H2SO4:

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

4. Nhận biết Lưu huỳnh đioxit

– Làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

– Làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím,…

SO2 + 2H2O + Br2 → 2HBr + H2SO4

5. Ứng dụng Lưu huỳnh đioxit

– Sản xuất axit sunfuric, tẩy trắng giấy, bột giấy; Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm.

– Ngoài các ứng dụng trên, SO2 còn là chất gây ô nhiễm môi trường. Nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit.

III. Axit sunfuric và Lưu huỳnh trioxit

1. Tính chất vật lí Axit sunfuric và Lưu huỳnh trioxit

– SO3 là chất lỏng, hút nước rất mạnh và chuyển thành H2SO4 hoặc oleum: H2SO4.nSO3

– H2SO4 là chất lỏng, nhớt, nặng hơn nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.

– H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại vì có thể gây bỏng. H2SO4 có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.

2. Tính chất hóa học Axit sunfuric và Lưu huỳnh trioxit

* H2SO4 loãng là một axit mạnh

+ Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

+ Tác dụng với kim loại đứng trước H [trừ Pb] → muối sunfat [trong đó kim loại có hóa trị thấp] và H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

+ Tác dụng với oxit bazơ → muối [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + H2O

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

+ Tác dụng với bazơ → muối + H2O

H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O

H2SO4­ + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

[phản ứng của H­2­SO4 với Ba[OH]2 hoặc bazơ kết tủa chỉ tạo thành muối sunfat].

Cu[OH]2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Ba[OH]2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

+ Tác dụng với muối → muối mới [trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị] + axit mới

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

* H2SO4 đặc là chất oxi hóa mạnh và axit mạnh:

+ H2SO4 đặc vẫn là axit mạnh: làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ; tác dụng với bazơ, oxit bazơ và với muối [trong đó kim loại đã có hóa trị cao nhất] tương tự như H2SO4 loãng.

+ Trong H2SO4, S có mức oxi hóa cao nhất [+6] nên H2SO4 đặc nóng còn có tính oxi hóa mạnh.

a] Axit sunfuric tác dụng với kim loại

+ H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại [trừ Au và Pt] → muối trong đó kim loại có hóa trị cao + H2O + SO2 [S, H2S].

+ Sản phẩm khử của S+6 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại: kim loại có tính khử càng mạnh thì S+6 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp.

2Fe + 6H2SO4 → Fe2[SO4]3 + 3SO2 + 6H2O

2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O

     + H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr.

b] Axit sunfuric tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O [t0]

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 [t0]

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O

c] Axit sunfuric tác dụng với các chất khử khác

2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2[SO4]3 + SO2 + 2H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2[SO4]3 + SO2 + 4H2O

3. Điều chế Axit sunfuric và Lưu huỳnh trioxit

FeS2 hoặc S → SO2 → SO3 → H2SO4

4. Nhận biết Axit sunfuric và Lưu huỳnh trioxit

– Làm đỏ giấy quỳ tím.

– Tạo kết tủa trắng với dung dịch Ba2+            

Ba[OH]2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O

[các muối sunfat đều dễ tan trừ BaSO4, PbSO4 và SrSO4 không tan; CaSO4 và Ag2SO4 ít tan].

5. Ứng dụng của Axit sunfuric và Lưu huỳnh trioxit

– Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất: phẩm nhuộm, sơn, luyện kim, phân bón, chất dẻo, chất tẩy rửa…

IV. Bài tập Hidro sunfua , Lưu huỳnh dioxit và Lưu huỳnh trioxit 

Bài 1 trang 138 sgk hoá 10: Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 [1]

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O [2]

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?

A. Phản ứng [1] : SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.

B. Phản ứng [2] : SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

C. Phản ứng [2] : SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

D. Phản ứng [1] : Br2 là chất oxi hóa, phản ứng [2] : H2S là chất khử.

* Lời giải bài 1 trang 138 sgk hoá 10:

+ Đáp án: C đúng.

+ Gợi ý:

– Ở PTPƯ [1]: SO2 đóng vai trò chất khử, Br2 đóng vai trò chất oxi hoá

S+4 → S+6 + 2e

Br0 + 2e → Br+2

– Ở PTPƯ [2]: SO2 đóng vai trò chất oxi hoá, H2S đóng vai trò chất khử

S+4 +4e → S0

S-2 → S0 + 2e

⇒ Câu diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên là: Phản ứng [2] : SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Bài 3 trang 138 sgk hóa 10: Cho biết phản ứng hóa học

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl.

Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?

A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.

B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.

C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.

D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

* Lời giải bài 3 trang 138 sgk hóa 10:

+ Đáp án: D đúng.

+ Gợi ý:

Cl20 + 2e → 2Cl– ⇒ Cl2 là chất oxi hóa

S–2 → S+6 + 8e ⇒ S là chất khử

Bài 5 trang 139 sgk hóa 10: Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

a] Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.

b] Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.

Lời giải bài 5 trang 139 sgk hóa 10:

a] Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử:

b] SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.

Bài 8 trang 139 SGK Hóa 10: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl [dư], thu được 2,464 lít hỗn hợp khí [đktc]. Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb[NO3]2 [dư], thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a] Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b] Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu [đktc]?

c] Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?

* Lời giải Bài 8 trang 139 SGK Hóa 10:

a] Các phương trình phản ứng:

Fe + HCl → FeCl2 + H2↑    [1]

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑     [2]

H2S + Pb[NO3]2 → PbS↓ + 2HNO3    [3]

b] Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S

– Theo bài ra, ta có: nhh khí = nH2 + nH2S = 2,464/22,4 = 0,11 [mol];

 và kết tủa màu đen chính là PbS ⇒ nPbS = 23,9/239 = 0,1 [mol].

– Theo PTPƯ [3], ta có ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol

⇒ nH2 = nhh khí – nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

⇒ VH2 = 0,01.22,4 = 0,224 [lít].

⇒ VH2S = 0,1.22,4 = 2,24 [lít].

c] Theo PTPƯ [2] ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 [mol].

⇒ mFeS = 0,1.88 = 8,8 [g].

– Theo PTPƯ [1] thì: nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 0,01.56 = 0,56g.

Bài 9 trang 139 SGK Hóa 10: Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 [đktc].

a] Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.

b] Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.

– Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

– Tính khối lượng chất kết tủa thu được

* Lời giải bài 9 trang 139 SGK Hóa 10:

a] Xác định công thức phân tử của hợp chất A

– Theo bài ra thì: nSO2 = 1,344/22,4 = 0,06 [mol] ⇒ mS = 0,06.32 = 1,92 [g].

 nH2O = 1,08/18 = 0,06 [mol] ⇒ nH = 2nH2O = 2.0,06 =0,12 [mol] ⇒ mH = 0,12.1 = 0,12 [g].

– Theo bài ra thì mS + mH = 1,92 + 0,12 = 2,04 =mA 

⇒ Hợp chất A chỉ có nguyên tố S và H.

Ta có tỉ lệ: nH : nS =  0,12 : 0,06 = 2 : 1

⇒  Công thức phân tử của A và là H2S.

b] Phương trình hóa học của phản ứng:

 

 3 mol                     4 mol

 0,06 mol                 ? mol

– Theo bài ra thì: nH2S = 2,04/34 = 0,06 mol

– Theo PTPƯ: nS = [4/3]. nH2S = [4/3].0,06 = 0,08 mol

⇒  mS = 0,08.32 = 2,56 [g].

Bài 10 trang 139 SGK Hóa 10: Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

a] Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.

b] Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

* Lời giải bài 10 trang 139 SGK Hóa 10:

– Theo bài ra, ta có: nSO2 = 12,8/64 = 0,2 [mol].

 nNaOH = [1.250]/1000 = 0,25 [mol].

1≤

≤2 ⇒ phản ứng tạo 2 muối

a] Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

b] Gọi nNa2SO3 = x mol; nNaHSO3 = y mol 

nNaOH = 2y + x = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

– Giải ra ta có: x = 0,15, y = 0,05.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,05 x 126 = 6,3g.

Hy vọng với bài viết hệ thống lại kiến thức về tính chất hoá học của Hidro sunfua [H2S], Lưu huỳnh dioxit [SO2], Lưu huỳnh trioxit [SO3] và bài tập ở trên hữu ích cho các em. Mọi thắc mắc và góp ý các em vui lòng để lại dưới phần bình luận để HayHocHoi.Vn ghi nhận và hỗ trợ. Hãy chia sẻ nếu thấy bài viết hay nhé các em, chúc các em học tập tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Video liên quan

Chủ Đề