Sóng thần nhật bản chết bao nhiêu người

Ngày 11/3 năm nay, người dân trên khắp Nhật Bản dành 1 phút mặc niệm vào 2 giờ 46 phút chiều, đúng thời điểm trận động đất mạnh 9 độ richter xảy ra ngoài khơi tỉnh Miyagi vào ngày 11/3/2011. Một thập kỷ đã trôi qua kể từ sau thảm họa, nhưng các chuyên gia cố vấn cho chính phủ nói rằng Nhật Bản vẫn có nguy cơ xảy ra dư chấn.

Năm nay, số người tham dự lễ tưởng niệm nạn nhân thảm họa do chính phủ tổ chức hằng năm bị giới hạn do đại dịch vi-rút corona. Thiên hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako nằm trong số những người dự lễ tưởng niệm. Đây là lần đầu tiên hai vị tham dự kể từ khi Thiên hoàng kế vị vào năm 2019. Lễ tưởng niệm năm ngoái đã bị huỷ do vi-rút corona lây lan.

Thiên hoàng nói: "Tôi tin rằng điều vô cùng quan trọng là tất cả chúng ta đoàn kết và luôn giữ tinh thần sẵn sàng sát cánh với những người bị nạn, để công cuộc tái thiết dần có kết quả. Tôi và Hoàng hậu mong muốn tiếp tục lắng nghe tiếng nói của người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng".

Bà Omi Chiharu đã đọc diễn văn thay mặt cho những người sống sót ở tỉnh Iwate, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Bà nói: "Đã 10 năm trôi qua kể từ thảm họa, nhưng nỗi buồn của chúng tôi sẽ không bao giờ nguôi ngoai. Chúng tôi sẽ bảo vệ mái nhà yêu quý của mình và tiến về tương lai".

Người dân Nhật Bản tưởng niệm những người thiệt mạng 10 năm trước, khi một trận động đất và sóng thần lớn tàn phá Đông Bắc Nhật Bản và gây ra thảm họa hạt nhân. Một buổi lễ tưởng niệm quốc gia đã được tổ chức ở Tokyo. Xem Video 04:20

Trận động đất đã gây ra sóng thần lên tới hơn 10m ở một số nơi, cuốn sạch hàng trăm toà nhà. Hơn 15.900 người đã thiệt mạng và hơn 2.500 người vẫn mất tích. Tính tới nay đã có 3.775 người qua đời do các nguyên nhân liên quan.

Sóng thần cũng cắt đứt nguồn điện tại Nhà máy điện Hạt nhân Fukushima Số 1 thuộc Công ty Điện lực Tokyo, gây ra một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử. Các khu vực xung quanh nhà máy bị nhiễm chất phóng xạ, và hơn 35.000 người tới nay vẫn chưa được hồi hương.

Chuẩn bị cho thảm họa tiếp theo

Vào ngày 9/3, Uỷ ban Nghiên cứu Động đất của chính phủ đã công bố đánh giá về hoạt động địa chấn gần tâm chấn của trận động đất 11/3/2011.

Các chuyên gia cho biết đã ghi nhận hơn 5.300 chấn động từ 4 độ richter trở lên trong năm đầu tiên sau thảm họa. Trong 1 năm kể từ tháng 3 năm ngoái, họ ghi nhận được 208 chấn động. Số chấn động đã giảm đáng kể, nhưng các chuyên gia nói rằng con số này vẫn nhiều hơn mức trung bình trước thảm họa ở khu vực này.

Vào tháng 2, một trận động đất mạnh 7,3 độ richter đã xảy ra ở ngoài khơi tỉnh Fukushima, khiến khoảng 150 người bị thương. Các nhà địa chấn học cho biết đây là dư chấn của trận động đất ngày 11/3/2011.

Một trận động đất mạnh 7,3 độ richter xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản vào ngày 13/2. Xem video 01:19

Theo uỷ ban, kết quả theo dõi bằng GPS cho thấy động đất năm 2011 vẫn tiếp tục gây ra chuyển động của các mảng kiến tạo ở nhiều khu vực thuộc Tohoku và phía Đông Nhật Bản. Điều này có nghĩa là những khu vực này có nguy cơ xảy ra động đất hoặc sóng thần lớn trong những năm tới.

Chủ tịch Uỷ ban Hirata Naoshi, chuyên gia về các biện pháp ứng phó thảm họa, cho biết: "Mọi người cần nhớ rằng không thể tránh được nguy cơ động đất lớn khi sống ở Nhật Bản. Chúng ta cần tiếp tục kêu gọi mọi người chuẩn bị cho điều đó".

12 năm sau thảm họa động đất-sóng thần, người dân Nhật Bản với “tinh thần thép” đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất nơi đây, đúc kết những bài học để không lặp lại mất mát, thiệt hại.

Sóng thần nhật bản chết bao nhiêu người
Thảm họa kép động đất, sóng thần xảy ra tại Nhật Bản vào năm 2011. (Ảnh: Reuters)

Năm 2023 đánh dấu mốc 12 năm kể từ sau thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng ở vùng Đông Bắc Nhật Bản (ngày 11/3/2011).

12 năm đã trôi qua, người dân Nhật Bản với “tinh thần thép” đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất nơi đây, đồng thời qua đó cũng đúc kết được những bài học để không phải lặp lại những mất mát, thiệt hại như thảm họa 12 năm trước.

Những ký ức khó quên

Ở đất nước Mặt Trời mọc, có lẽ người dân Nhật Bản đã quen với “chuyện động đất” bởi đất nước này thường xuyên xảy ra những cơn động đất và dư chấn. Đó là bởi Nhật Bản là nơi “gặp gỡ” của nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau như mảng Thái Bình Dương, mảng Á-Âu, mảng Bắc Mỹ, mảng Philipines.

Đây là lý do vì sao lại có quá nhiều núi lửa và suối nước nóng trên khắp đất nước Nhật Bản. Và cũng chính vì nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất lớn nhỏ.

Trong lịch sử của mình, đất nước Mặt trời mọc đã phải trải qua khoảng 200 trận động đất kèm sóng thần diễn ra bên dưới hoặc ngay sát biển Thái Bình Dương. Trong số ấy, chắc chắn người Nhật sẽ không thể nào quên ký ức ngày 11/3/2011 khi trận động đất, sóng thần kinh hoàng ập vào khu vực Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người chỉ trong ít phút đồng hồ.

Trận động đất kèm theo sóng thần mạnh 9 độ xảy ra vào khoảng 14 giờ 46 (giờ địa phương) ngày 11/3/2011 và kéo dài trong nhiều phút.

Sức mạnh tổng lực phát ra từ trận động đất mạnh gần 9 độ này tương đương với sức nổ của 6,7 tỷ nghìn khối lượng chất nổ TNT và gấp khoảng 1000 lần sức hủy diệt của tất cả vũ khí hạt nhân của thế giới cộng lại.

Chỉ với những phép so sánh đơn giản như vậy, người ta có thể thấy sức mạnh cũng như sự hủy diệt kinh sợ của trận động đất này.

[Nhật Bản: Người dân một thị trấn ở Fukushima được trở về sau 11 năm]

Trận động đất kèm theo sóng thần này đã tàn phá nặng nề 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Fukushima và Miyagi, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích, cùng nhiều nhà cửa bị hư hại.

Hai ngành kinh tế quan trọng của khu vực này là thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 300 tỷ USD.

Bên cạnh đó, theo Cơ quan Tái thiết Nhật Bản, có tới hơn 3.000 người bị chết vì các nguyên nhân có liên quan tới thảm họa trên như bệnh tật hoặc tự tử vì trầm cảm.

Sóng thần nhật bản chết bao nhiêu người
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi tại thị trấn Futaba, tỉnh Fukushima, nơi từng bị tàn phá gây sự cố hạt nhân trong thảm hoạ động đất sóng thần Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nghiêm trọng hơn là trận động đất, sóng thần này còn gây ra sự cố nóng chảy lõi hạt nhân lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, làm 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ, lượng tia phóng xạ phát ra hơn 50km, khiến 470.000 người dân trở thành vô gia cư và hàng loạt những hệ lụy khác.

Đây được coi là sự cố hạt nhân lớn nhất của thế giới kể từ sau khi một lò phản ứng phát nổ tại nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Với những mất mát đó, thảm họa năm 2011 đã đi vào ký ức người dân Nhật Bản như một trong những thiên tai ám ảnh nhất trong vòng hơn 140 năm trở lại đây, đẩy đất nước Mặt trời mọc vào cuộc khủng khoảng tội tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.

Bài học sau thảm họa

12 năm sau thảm họa kép động đất và sóng thần, với ý chí và nghị lực phi thường, chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng để xây dựng lại Fukushima từ những đống hoang tàn đổ nát.

Chính phủ Nhật Bản đã chi đến 295 tỷ USD cho các nỗ lực tái thiết, bao gồm xây dựng đường sá, đê chắn sóng, nhà ở, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho người dân.

Sóng thần nhật bản chết bao nhiêu người
Thành phố Fukushima (tỉnh Fukushima) đã được tái thiết sau thảm họa. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)

Sau 12 năm, Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình tái thiết các khu vực bị tàn phá bởi thảm họa. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh sơ tán và lệnh cấm đi lại tới nhiều khu vực cấm tiếp cận sau các sự cố hạt nhân Fukushima.

Tại Fukushima, với những cố gắng không mệt mỏi suốt những năm qua, hình ảnh một Fukushima hoang vắng sau thảm họa cách đây 12 năm giờ đã nhường chỗ cho một Fukushima mới đang hồi sinh mạnh mẽ.

Các cửa hiệu, nhà hàng và các tòa nhà công cộng phục vụ cho số lượng nhỏ những người quyết định trở lại thành phố. Dịch vụ đường sắt được khôi phục và các tuyến đường đã được mở lại.

Riêng với Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại. Tuy nhiên, công ty này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc xử lý nước đã được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại.

Từ thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, người dân Nhật Bản cũng đã rút ra nhiều bài học.

Đầu tiên là phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu động đất lớn.

Thứ hai, công tác tái thiết sau thảm họa không chỉ là khôi phục hiện trạng ban đầu mà phải hướng tới tiêu chí bền vững và đẹp hơn.

Thứ ba, là sự đồng lòng của người dân khi tham gia cứu nạn, thường xuyên tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai cho người dân đủ mọi thành phần, đồng thời đẩy mạnh giáo dục trong trường học nhằm giúp các thế hệ sau thấm nhuần kinh nghiệm và bài học phòng chống thiên tai.

Thực tế hiện nay tại Nhật Bản, vào "Ngày sẵn sàng ứng phó với thiên tai của người dân” (12/6) hằng năm, người dân được khuyến khích tham gia các cuộc diễn tập phòng chống động đất với giả định xảy ra một trận động đất mạnh.

Cùng với đó, người dân sẽ tự kiểm tra xem liệu các biện pháp phòng chống động đất ở gia đình đã ổn hay chưa. Và không chỉ tìm cách cải thiện năng lực phòng chống thiên tai cho người dân, chính quyền Nhật Bản còn nỗ lực chia sẻ các kinh nghiệm của mình với cộng đồng quốc tế...

Nhắc lại thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản cách đây 12 năm để một lần nữa nhắc nhở loài người rằng thảm họa và thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào và mọi quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đó. Tinh thần chủ động và sẵn sàng sẽ là chìa khóa để tránh rơi vào hỗn loạn khi thảm họa xảy ra./.

Động đất

Trận động đất và sóng thần cường độ 9 độ richter đã tàn phá phần lớn bờ biển phía đông bắc Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, khiến hơn 22.000 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 3700 người chết sau đó có liên quan đến thảm họa.

Sóng thần Nhật Bản năm 2011 bao nhiêu người chết?

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản đã xác nhận số người thiệt mạng lên đến 15.893 người, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh.

Sóng thần ở Nhật Bản 2011 cao bao nhiêu mét?

Ở thảm họa ngày 11-3-2011, chỉ vài phút sau khi xảy ra động đất đã có sóng thần cao đến 38,9 m đánh vào Nhật. Tại một vài nơi sóng thần tiến sâu vào đất liền đến 10 km. Sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật và khoảng 20 nước, bao gồm bờ biển phía Tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Khi xảy ra sóng thần chúng ta nên làm gì?

Chạy đến một khu vực cao và an toàn ngay lập tức (vùng đất cao trên 15 m, cách bờ biển ít nhất 1 km ). Không chút do dự: Đừng chờ đợi để được cảnh báo hoặc cho đến khi bạn nhìn thấy sóng. Đừng cố gắng để cất giữ bất kỳ đồ đạc trong nhà của bạn. Thực hiện theo các tuyến đường di tản đến nơi cao và an toàn gần nhất.