Sự khác nhau giữa tam quốc chí và tam quốc diễn nghĩa

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Lập trường chính trị
  • 3 Bùi Tùng Chi chú thích
  • 4 Các tác phẩm hậu thế bổ sung
    • 4.1 Tam quốc chí tập giải
    • 4.2 Bổ sung phần chí
    • 4.3 Bổ sung phần biểu
  • 5 Thể loại và cấu trúc tác phẩm
    • 5.1 Ngụy chí[7]
    • 5.2 Thục chí[7]
    • 5.3 Ngô chí[7]
  • 6 Bản dịch tiếng Việt
  • 7 Trích dẫn tiêu biểu
  • 8 Đánh giá
  • 9 Ảnh hưởng
  • 10 Chú thích
  • 11 Xem thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Nguồn gốcSửa đổi

Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Văn
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Trần Thọ từng làm quan cho nhà Thục Hán, sau khi Thục Hán diệt vong, ông đến Lạc Dương làm quan cho nhà Tây Tấn. Trần Thọ đã căn cứ vào các sử liệu cơ bản như Ngụy thư của Vương Thẩm, Ngụy lược của Ngư Hoạ, Ngô thư của Vi Chiêu... để viết Tam quốc chí[1], thuật lại lịch sử Trung Quốc từ khởi nghĩa Khăn Vàng vào cuối thời Đông Hán đến khi Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, tức từ năm Trung Bình thứ nhất đời Hán Linh Đế (184) đến năm Thái Khang thứ nhất đời Tấn Vũ Đế (280). Tam quốc chí được chia làm 4 phần gồm 66 quyển: Ngụy quốc chí 30 quyển, Thục quốc chí 15 quyển, Ngô quốc chí 20 quyển, ngoài ra còn có 1 quyển Tự lục (lời tựa) nhưng đến nay đã bị thất truyền[2]. Lúc đầu ba tác phẩm Ngụy chí, Thục chí và Ngô chí tồn tại riêng rẽ, đến năm Hàm Bình thứ 6 thời Bắc Tống (1003) hợp nhất đổi tên thành Tam quốc chí.

Tam quốc diễn nghĩa: Vì sao đề cao Lưu Bị, hạ thấp Tào Tháo?

Sự khác nhau giữa tam quốc chí và tam quốc diễn nghĩa
Sự khác nhau giữa tam quốc chí và tam quốc diễn nghĩa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngựa đồng thời Tam quốc

Vì sao Tam quốc diễn nghĩa, tiểu thuyết của La Quán Trung, tập trung ca ngợi Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát Lượng, châm biếm Tào Tháo, nghiêng hẳn về nhà Thục Hán?

Có thể nói một lý do trụ cột là quan niệm về tính "chính thống" được các trí thức thời Tống, đặc biệt là Chu Hy, cổ vũ trong bối cảnh Trung Quốc bị chia năm xẻ bảy, và "ngoại tộc" đe dọa.

Mikhail Sholokhov: Đời ‘tiến thoái lưỡng nan’ của tác giả Sông Đông êm đềm

Tam quốc diễn nghĩa mô tả cục diện phân tranh một thế kỷ tại Trung Quốc, từ đời Hán Linh Đế (184) đến năm thứ nhất đời Vũ đế (Tư Mã Viêm) Tây Tấn (280).

Sự hình thành “Tam Quốc diễn nghĩa”

Thời kỳ Tam Quốc, kéo dài từ năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc vào năm 280 khi nhà Đông Ngô bị tiêu diệt, là một trong những giai đoạn biến loạn nhất của lịch sử Trung Quốc. Từ sau Tam Quốc cho đến khi nhà Đường được thành lập, Trung Nguyên liên tục bị rơi vào cảnh chiến tranh liên miên và ngoại tộc xâm lược. La Quán Trung không chỉ tập trung vào giai đoạn Tam Quốc mà còn mở rộng triển khai cốt truyện từ Tiền Tam Quốc, tức cuộc khởi nghĩa Khăn Vàng của anh em Trương Giác và kết thúc khi nhà Tây Tấn thôn tính Đông Ngô.

Trước khi La Quán Trung viết cuốn tiểu thuyết dã sử nổi tiếng về thời Tam Quốc thì các tích truyện Tam Quốc đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được nhân dân yêu thích. Các vở kịch, tuồng cổ soạn dựa trên các nhân vật Tam Quốc được diễn đi diễn lại nhiều lần, thậm chí còn hình thành nên nghề kiếm sống bằng kể chuyện Tam Quốc. Từ thời Đường, người dân đã có quan niệm rằng “Trương Phi đen, Đặng Ngải nói lắp”, đến thời Nam Tống thì trận Xích Bích đã trở thành chủ đề trong những cuộc chơi đèn kéo quân ở các dịp lễ hội dân gian. Sang thời Nguyên, một cuốn sách có tên là “Toàn tướng Tam Quốc chí bình thoại”, kết hợp tranh vẽ và chữ (giống một hình thức truyện tranh) rất phổ biến trong dân gian(1). La Quán Trung đã vay mượn nhiều tích từ “Toàn tướng Tam Quốc chí bình thoại” như “Đào viên kết nghĩa”, “Lưu Bị ném con” hay “Ba lần chọc tức Chu Du”…

La Quán Trung sinh vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh (khoảng thế kỷ 14, 15), xuất thân là con của một nhà giàu có. Ông từng tham gia của khởi nghĩa chống nhà Nguyên của Ngô vương Trương Sĩ Thành (1321 – 1367), chứng kiến cuộc khởi nghĩa đi từ thành công (nghĩa quân được xem là mang lại sự ấm no cho người dân), cho đến khi Ngô vương bỏ bê triều chính, đam mê tử sắc và kết cục là bị Chu Nguyên Chương thôn tính. Tôi ngờ ngợ rằng những năm tháng La Quán Trung ở dưới trướng Ngô vương Trương Sĩ Thành đã gợi cho ông những tâm tư để viết “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa”. Sự tương đồng trong danh xưng, khu vực cai trị và cách cai trị của Ngô vương Trương Sĩ Thành và nhà Đông Ngô thời Tam Quốc là một chi tiết đáng để lưu ý. Ngô vương Trương Sĩ Thành và nhà Đông Ngô đều khởi điểm từ những chiến công lừng lẫy, sau đó thu phục nhân tâm bằng khả năng mang lại sự phồn thịnh cho người dân ở đất Ngô, rồi sau đó mất đi đại nghiệp bởi thói đam mê tửu sắc.(2) Qúa trình dựng nghiệp, giữ nghiệp và đánh mất cơ đồ của cha con họ Tôn ở Đông Ngô, từ Tôn Kiên, Tôn Sách đến Tôn Quyền, Tôn Hạo đều tương ứng với lộ trình của Ngô vương Trương Sĩ Thành.

Đáng tiếc rằng, Đông Ngô không phải tuyến chính trong “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” của La Quán Trung, dù rằng La Quán Trung có tiểu sử gắn bó với Đông Ngô hơn so với Thục và Ngụy. Lý do có thể đến từ nền tảng dân gian để lại với tư tưởng trọng Hán đã ăn sâu trong tâm thức người dân.

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử từ sau khi Tam Quốc kết thúc, nhà Tấn nắm quyền cai trị Trung Nguyên đến giai đoạn cuối Nguyên đầu Minh. Nhà Tấn (266-420) không giữ được quyền lực của mình, và nhanh chóng Trung Nguyên lâm vào tình cảnh bị các bộ tộc phương Bắc tràn xuống tấn công, gây ra loạn Thập Lục quốc (304-439) và loạn Nam Bắc triều (420 – 589). Ngay cả ở giai đoạn thịnh trị thời Đường, nỗi lo sợ của người Hán với tứ di (Bắc rợ, Tây địch, Nam man, Đông di) vẫn chưa lúc nào suy giảm. Nhà Đường suy vong, quyền lực của người Hán lại đi xuống cùng với sự lên ngôi của các quốc gia thuộc Tứ di. Sự xung đột này được đẩy cao vào triều Tống (960 -1279), khi triều đại này bị Tứ di đe dọa liên tục suốt thời gian cai trị của mình, và bị đại bại liên tiếp trước nhà Kim và nhà Nguyên – hai quốc gia thuộc Bắc rợ. Nỗi căm ghét đối với Tứ di mà đặc biệt là Bắc rợ đã nuôi dưỡng tâm thức nuối tiếc “Hán thất” và trọng những bậc anh hùng “phò Hán” ở người dân. Vậy nên, từ trước khi La Quán Trung viết “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa”, chủ nghĩa Hán tộc đã ăn sâu không chỉ ở dân thường mà có lẽ cả ở các trí thức. Họ có thái độ không ưa Tào Ngụy vì đã dùng kế “Hiệp thiên tử lệnh chư hầu” nhằm cướp ngôi nhà Hán. Hơn nữa, Tào Ngụy ở phương Bắc, dễ gợi cho những người Hán bị dạt xuống phương Nam do chiến tranh ở Trung Nguyên liên tưởng đến những đội quân Bắc rợ thiện chiến với sức tấn công như vũ bão.

Như đã nói ở trên Đông Ngô và thời cai trị của Ngô vương Trương Sĩ Thành có nhiều điểm tương đồng, nhưng Đông Ngô vẫn không dành được nhiều thiện cảm của La Quán Trung. Thứ nhất bởi cha con, anh em Đông Ngô không trung thành với Hán thất. Tôn Sách sẵn sàng đem ngọc tỉ truyền quốc của nhà Hán để đổi lấy sự tự do cho mình và các tướng lĩnh dưới trướng. Tôn Quyền tự xưng là Ngô đế mà không quy thuận dưới trướng người được cho là có dòng dõi Hán thất Lưu Bị, lúc này cũng đã tự xưng là hoàng đế của nước Thục Hán. Chọn lựa theo tuyến chính là vua tôi Thục Hán, La Quán Trung đã đi theo tâm thức trọng Hán và căm hận rợ phương Bắc của đại đa số người dân Trung Quốc trong suốt hơn ngàn năm lịch sử.

Ta cũng có thể thấy tâm thức trọng Hán này ở các tác phẩm khác của La Quán Trung về giai đoạn Tùy Đường như “Tùy Đường chí truyện”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tàn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”. Cũng giống như các tích truyện thời Tùy Đường phổ biến trong dân gian, các tác phẩm này đều mô tả triều Tùy có xuất xứ từ tộc người Tiên Ti như một triều đại thối nát, xa hoa và man rợ, còn nhà Đường của họ Lý đại diện cho người dân Hán tộc đã nổi dậy chống lại chính quyền độc ác và chuyên chế ấy.

Rốt cuộc, sự thấu rõ nhân tâm và văn tài của La Quán Trung cũng không lấn át được tâm thức trọng Hán này. Ông đã xây dựng cốt truyện và tính cách nhân vật dựa trên những định kiến của nhân dân, thay vì dựa trên sử liệu. Ông đã bỏ qua những thành tựu rực rỡ trong quân sự và tri thức của triều Ngụy, cũng như những chính sách kinh tế xuất sắc của Đông Ngô, để say mê theo lý tưởng của Thục Hán. Một tác phẩm kinh điển dựa trên sự kiện lịch sử có thật, đáng lẽ có thể khai mở cho người đọc về các biến thiên chính trị và thân phận anh hùng trong thời loạn lạc một cách sâu sắc hơn, thì lại vẫn gò ép độc giả các thế hệ trong chữ Trung với Hán thất, dù rằng chữ Trung ấy giả nhân giả nghĩa và cuối cùng cũng bại vong.

Mặc dù vậy, cuốn tiểu thuyết vẫn tiếp tục được lưu truyền, bởi vì người dân Trung Quốc từ thời này sang thời khác vẫn chưa bao giờ từ bỏ tâm thức trọng Hán. Đến thời nhà Thanh, khi Trung Quốc một lần nữa lại rơi vào tay tộc người Tiên Ti, cuốn tiểu thuyết đã được chỉnh lý lại ngôn ngữ bởi hai cha con Mao Luân và Mao Tôn Cương. Từ cuốn “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” dài 24 quyển, cha con họ Mao đã biên tập lại thành 120 hồi, cắt giảm số chữ từ 900.000 xuống 750.000 với lý do “quá thô thiển”, và đặt tên là “Tam Quốc diễn nghĩa”. Trong bản cũ của La Quán Trung, Lưu Bị được tôn vinh là dòng dõi hoàng tộc nhà Hán còn Tào Tháo bị chê là phường giặc cướp, nhưng chính Mao Tôn Cương đã sửa đổi và xóa nhòa sự phân định ấy bằng bản thảo “Tam Quốc diễn nghĩa”, khiến người đọc không phân định rõ đâu là trung, đâu là gian.(3)

Năm 1958, bản đã qua chỉnh lý của cha con họ Mao được Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh chỉnh sửa và xuất bản lại. Đến nay các ấn bản của “Tam Quốc diễn nghĩa” đều dựa trên bản in năm 1958 này. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, các dịch giả Việt Nam đều chú trọng dịch “Tam Quốc diễn nghĩa” sang chữ quốc ngữ, nhưng đa phần đều dựa trên bản năm 1958. Mới đây, bản “Tam Quốc chí thông tục diễn nghĩa” mới được dịch ra tiếng Việt.