Tai khoan saving la gi

Trong các khái niệm về kinh doanh chính, chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe qua thuật ngữ “checking account’’. Checking account và Current account là hai cụm từ chỉ “Tài khoản vãng lai”. Vậy “Checking account” là gì?

Có những điểm khác biệt nào so với saving account? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

  • Tìm hiểu ngân hàng số là gì?
  • Tìm hiểu tài khoản thanh toán là gì?

  • Checking Account (Tài khoản vãng lai) là gì?
  • Phân loại Checking Account
  • Hình thức sử dụng của Checking Account là gì?
  • Đặc trưng của Checking account là gì?
    • Cách hạch toán Checking account
    • Nguyên lý kế toán kép
    • Ngày bắt đầu tính lãi của Checking account
    • Phương pháp tính lãi cho tài khoản vãng lai
  • Lãi suất của Checking Account là bao nhiêu?
  • Phí dịch vụ khi sử dụng Checking Account
  • So sánh Checking Account và Saving Account
  • Kết luận

Checking Account (Tài khoản vãng lai) là gì?

Tai khoan saving la gi
Checking Account (tài khoản vãng lai) là gì?

Checking Account (Tài khoản vãng lai) là một tài khoản tiền gửi được mở tại ngân hàng hay tổ chức tài chính với mục đích cung cấp tài chính cho nhu cầu cá nhân một cách nhanh chóng và an toàn. Nó cũng có thể được biết đến với một cái tên gọi khác nữa là “Tài khoản thanh toán”.

Checking Account cho phép khách hàng gửi tiền, rút tiền, chuyển khoản online hay thanh toán hóa đơn… Khách hàng cũng có thể sử dụng tài khoản này để nhận lương.

Trước đây thì ngân hàng hay các tổ chức tài chính không trả lãi cho loại tài khoản này. Nhưng hiện nay thì khách hàng có thể nhận được khoản lãi 0,01%/năm và không phải trả bất cứ khoản phí nào để duy trì tài khoản.

Phân loại Checking Account

Nó có nhiều loại. Nếu căn cứ vào tiêu chí lãi suất thì có thể chia thành những loại sau:

  • Loại cùng lãi suất và cố định (Nếu lãi suất được áp dụng như nhau đối với bên Nợ và bên Có trong suốt thời kỳ hoạt động của tài khoản).
  • Loại cùng lãi suất và không cố định.
  • Loại không cùng lãi suất và cố định.
  • Loại không cùng lãi suất và không cố định.

Hình thức sử dụng của Checking Account là gì?

Tai khoan saving la gi
Các hình thức sử dụng của Checking Account

Vì bản chất đây là một tài khoản thanh toán nên Checking Account thường được sử dụng dưới những hình thức sau, tùy theo quốc gia và khu vực. Cụ thể:

  • Các loại giấy tờ cam kết thanh toán: Séc, Phiếu đặt cọc.
  • Tiền giấy: tiền mặt
  • Giro, đặt cọc trực tiếp: chuyển khoản.
  • Ghi nợ trực tiếp: điều này được áp dụng ở Vương quốc Anh và các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung khác bằng cách sử dụng BACS – Dịch vụ thanh toán tự động cho ngân hàng hoặc CHAPS – Hệ thống thanh toán tự động cho ngân hàng.
  • Chỉ thị hiện tại: Đây là chỉ thị từ chủ tài khoản đến ngân hàng để có thể chuyển một số tiền nhất định sau một khoảng thời gian xác định vào một hoặc nhiều tài khoản khác nhau.
  • Thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ.
  • EFTPOS – thanh toán trực tiếp không dùng tiền mặt tại các cửa hàng.
  • Sử dụng thông qua hệ thống SWIFT: một loại tài khoản ngân hàng tại ngân hàng nước ngoài để chuyển khoản.

Mọi người có thể lựa chọn bất kỳ hình thức nào để sử dụng Checking Account. Miễn là hình thức đó được ngân hàng bạn đang sử dụng triển khai và phù hợp với tình hình, nhu cầu tài chính của bản thân.

Đặc trưng của Checking account là gì?

Không giống như các loại tài khoản ngân hàng khác, đây là tài khoản chủ yếu được dùng để giao dịch hàng ngày nên nó cũng có những đặc trưng riêng biệt so với các loại tài khoản khác.

Cụ thể, những đặc trưng bao gồm:

Cách hạch toán Checking account

Tài khoản vãng lai hạch toán cho cả bên nợ và bên có. Trong đó, bên nợ hạch toán khoản chi của khách hàng và bên có hạch toán khoản thu của khách hàng.

Số dư trong tài khoản thanh toán được tính bằng cách lấy tổng nghiệp vụ Có trừ đi tổng nghiệp vụ Nợ.

Nguyên lý kế toán kép

Những khoản tiền đổ vào tài khoản vãng lai trong ngân hàng được xem là nguồn vốn (= ghi có). Đồng thời những khoản tiền rút ra như thanh toán séc hay tiêu dùng qua thẻ thanh toán,… được gọi là sự sử dụng hay tiêu dùng (= ghi nợ).

Nhưng dưới góc độ của khách hàng, nếu chủ thể này cũng áp dụng nguyên tắc kế toán kép, những khoản mà ngân hàng gọi là ghi có (tiền vào) lại là một khoản ghi nợ (tiền ra) và ngược lại.

Ngày bắt đầu tính lãi của Checking account

Ngày bắt đầu tính lãi hiện nay đã được điều chỉnh theo cách tính tài khoản vãng lai mới và trùng với ngày phát sinh nghiệp vụ.

Phương pháp tính lãi cho tài khoản vãng lai

Phương pháp tính lãi bao gồm: Phương pháp trực tiếp, phương pháp gián tiếp, phương pháp rút số dư.

Lãi suất của Checking Account là bao nhiêu?

Tai khoan saving la gi
Mức lãi suất của Checking Account là không đáng kể

Không giống như các tài khoản tiền gửi tiết kiệm chủ yếu dùng để gửi tiền là để sinh lãi. Chức năng chính của Checking Account là giao dịch. Vì thế mà phần lớn các nhà cung cấp tài khoản Checking Account sẽ không cần phải trả tiền lãi hoặc là trả lãi ở mức lãi suất thấp hơn trên số dư sẵn có.

Chính vì vậy mà người sử dụng Checking account cần phải xác định nó sẽ không sinh lãi hoặc lãi cực kỳ thấp không đáng kể.

Phí dịch vụ khi sử dụng Checking Account

Khi đã tìm hiểu thế nào là tài khoản vãng lai cũng như các hình thức sử dụng và lãi suất của nó. Chúng ta cần tìm hiểu thêm về mức phí dịch vụ khi sử dụng Checking Account.

Cụ thể chính sách tính phí để thực hiện các giao dịch tài chính phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, bao gồm:

  • Các mức lãi suất tổng thể đối với việc cho vay và tiết kiệm của mỗi quốc gia
  • Giá trị của giao dịch bạn thực hiện
  • Số lượng các kênh tiếp cận nguồn tiền gửi mà tổ chức tài chính đó cung cấp.

Các khoản phí giao dịch tài chính có thể được tính theo từng khoản mục giao dịch hoặc tính theo tỷ lệ cố định cho một số lượng giao dịch nhất định nào đó (tính trên cơ sở hàng tháng).

Thông thường, đối với sinh viên, thanh niên, người già hay các khách hàng có số tiền gửi lớn thì tổ chức tài chính có thể không thu phí đối với các giao dịch tài chính cơ bản.

Tai khoan saving la gi
Phí sử dụng cuar Checking Account phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Một số tổ chức tài chính còn đưa ra các giao dịch miễn phí nếu khách hàng duy trì số dư trung bình cao trong tài khoản của mình.

So sánh Checking Account và Saving Account

Ngoài việc tìm hiểu về Checking Account là gì thì cũng có nhiều người có câu hỏi so sánh về tài khoản Saving account và checking account. Để có thể biết được 2 loại tài khoản này khác nhau ra sao thì chúng ta cần hiểu như thế nào là Saving account.

Saving account là tài khoản được sử dụng để gửi tiền tiết kiệm, khi đọc tên loại tài khoản này thì bạn cũng thấy được điều đó. Saving account là nơi bạn có thể gửi tiền một cách an toàn và nhận được lãi từ số tiền của chính mình. (Tại Việt Nam Saving Account tương ứng với tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn). Đây chính là đặc điểm rõ nhất để chúng ta có thể phân biệt giữa 2 loại tài khoản.

Tai khoan saving la gi
Phân biệt Checking Account và Saving Account

Nếu như tài khoản Checking account chuyên được sử dụng để giao dịch và thanh toán thì tài khoản Saving account chính là loại tài khoản để người dùng gửi tiết kiệm để phục vụ mục đích lâu dài như mua xe, mua đất, mua nhà… Tài khoản tiết kiệm của bạn với số tiền càng lớn thì lãi suất bạn nhận được càng cao và ngược lại.

Các ngân hàng hiện nay đều khuyến khích khách hàng sử sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Vì vậy mà lãi suất của tài khoản Saving account trực tuyến luôn cao hơn so với tài khoản Saving account truyền thống, gửi tiền tại quầy giao dịch.

Theo đó, Saving account được tính lãi cho phép bạn gia tăng số tiền trong tài khoản của mình. Bên cạnh đó bạn có thể dùng tài khoản Saving account để thế chấp cho các khoản vay tại ngân hàng mà không cần phải rút tiền ra để sử dụng. Ngoài ra, tài khoản Saving account sẽ hạn chế số lần rút tiền, đây là cách để bạn giữ tiền trong tài khoản và đảm bảo số tiền vẫn còn đó khi bạn thực sự cần sử dụng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cung cấp cho các bạn về tài khoản vãng lai. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ thể nào là Checking Account, những đặc điểm của loại tài khoản này cũng như những khác biệt giữa Checking Account và Saving Account. Từ đó, hãy lựa chọn loại tài khoản phù hợp nhất với mục đích sử dụng của mình có có lợi nhất.

Thông tin được biên tập bởi: lamchutaichinh.vn

Tai khoan saving la gi

Founder Làm Chủ Tài Chính - Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ sử dụng các kiến thức được tổng hợp và đúc kết để cung cấp đến các bạn những thông tin chính xác, tư vấn hỗ trợ xử lý các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư hiệu quả nhất!