Tại sao bị cứng hàm dưới

Đau hàm có thể do răng có vấn đề, rối loạn khớp thái dương hàm hoặc các bệnh lý khác.

Tại sao bị cứng hàm dưới
Các vấn đề về răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau hàm

Ảnh: Shutterstock

Sau đây là 10 triệu chứng bệnh có thể liên quan đến cơn đau hàm của bạn, theo Prevention.

1. Đau tim

Một dạng đau hàm cần hết sức lưu ý là cảm giác đau nhói khó xác định ở bên hàm. Đây có thể biểu hiện của một cơn đau tim.

Nếu cơn đau hàm đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi lạnh hoặc khó tiêu, hãy đi khám ngay lập tức.

2. Răng có vấn đề

Nhiều vấn đề về răng miệng như sâu răng, răng bị nhiễm trùng hoặc bệnh nướu răng có thể gây đau răng, nướu hoặc hàm.

Nếu cảm thấy đau nhói ở răng hoặc đau nướu, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn hoặc đồ uống lạnh hoặc nóng, cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt vì nếu để lâu sẽ khó điều trị.

3. Rối loạn khớp thái dương hàm

Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm, người bệnh có thể bị đau ở phía trước tai khi nhai, nói chuyện hoặc cử động hàm, đau tai, nhức đầu ở thái dương hoặc khó cử động hàm.

Có thể vì nhiều lý do khác nhau như chấn thương, sử dụng hàm quá mức (nhai kẹo cao su), viêm khớp, nghiến răng hoặc lệch hàm. Người bệnh quá stress cũng có thể làm cho các triệu chứng của chứng bệnh này càng nặng hơn.

4. Nghiến răng

Nghiến răng vào có thể khiến cơ hàm bị mềm và đau, theo Prevention.

5. Xoang bị tổn thương

Khi các xoang (hốc rỗng trong hộp sọ và xương mặt) sưng lên, chúng có thể gây ra áp lực và đau nhức ở xương gò má, hàm trên hoặc răng hàm trên, đồng thời gây đau đầu trầm trọng khi di chuyển đầu.

6. Viêm khớp

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào của cơ thể bao gồm cả khớp hàm. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp như cứng, sưng và đau tai.

\n

Tại sao bị cứng hàm dưới

Nếu cơn đau hàm kéo dài, hãy đi khám để xác định nguyên nhân

Ảnh: Shutterstock

7. Đau thần kinh

Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), một trong những dạng đau hàm đáng sợ nhất là đau dây thần kinh sinh ba, có thể gây đau dữ dội, bỏng rát hoặc giống như điện giật thường ở một bên hàm hoặc mặt dưới, có thể kéo dài từ vài giây đến 2 phút.

Ngay cả những cử động bình thường như trang điểm, cạo râu hoặc đánh răng cũng có thể gây ra cơn đau dữ dội và đau đầu, có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Phụ nữ và những người trên 50 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

8. Đau đầu dữ dội

Đau đầu từng cơn là một loại đau đầu dữ dội thường cảm thấy sau mắt và kết hợp với nhiều các triệu chứng khác như chảy nước mắt, đỏ mặt, nghẹt mũi, đau cả mặt và hàm.

Đau nửa đầu đôi khi cũng có thể đi kèm với đau hàm cùng với đau nhói ở một bên đầu, cứng cổ, buồn nôn và cực kỳ nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, theo Prevention.

9. Viêm xương

Nếu mới vừa bị tiểu đường hoặc suy thận, người bệnh có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng xương nghiêm trọng gọi là viêm tủy xương. Nếu xương hàm bị đau, đỏ, sưng, nóng và bị sốt, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

10. Mọc răng có thể gây áp lực lên quai hàm

Một khối u hoặc u nang phát triển trong xương hàm, miệng hoặc mặt có thể gây đau và sưng ở hàm.

Chúng có thể không có triệu chứng hoặc biểu hiện một loạt các triệu chứng tùy thuộc vào cấu trúc bị ảnh hưởng.

Mặc dù các khối u và u nang ở hàm thường lành tính hoặc không phải ung thư, nhưng đôi khi chúng có thể phát triển nhanh chóng, xâm lấn xương hàm và làm lệch răng, theo Prevention.

Tin liên quan

  • Những triệu chứng lạ đời của cơn đau tim
  • 7 thói quen xấu gây hại hệ thống miễn dịch của bạn
  • Gặp hiện tượng này ở môi, đi khám ung thư miệng ngay!

04/12/2019 Tác giả: 2.938 lượt xem

Sái quai hàm là một trong những bệnh lý xương khớp khá phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như cười to, ngáp miệng lớn, nằm ngủ sai tư thế… Nếu bị sái quai hàm phải làm sao để khắc phục là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

  • Các triệu chứng khi bị sái quai hàm
  • Bị sái quai hàm phải làm sao?
    • Nắn quai hàm + vật lý trị liệu
    • Phẫu thuật chỉnh quai hàm
    • Nguyên tắc điều trị

Các triệu chứng khi bị sái quai hàm

Khi đột ngột cười lớn, ngáp mạnh hoặc nghiến răng sẽ khiến quai hàm chuyển động mạnh đột ngột sẽ gây ra tình trạng sái quai hàm.

Các triệu chứng thường gặp khi bị sái quai hàm gồm:

  • Hàm bị đau hoặc cứng hàm
  • Đau nhức bên trong hoặc xung quanh vùng tai, ù tai
  • Gặp khó khăn khi nhai thức ăn

Tại sao bị cứng hàm dưới

Ngáp lớn hoặc cười to, nằm ngủ sai tư thế… là những nguyên nhân gây sái quai hàm

  • Đau nhức vùng mặt
  • Khớp bị cứng, khó há miệng ra hoặc khép miệng lại

Khi bị sái quai hàm, nhiều người chủ quan tự ý hoặc nhờ người khác nắn chỉnh lại quai hàm. Điều này rất nguy hiểm vì nếu thực hiện không đúng cách sẽ khiến quai hàm bị sai lệch nặng hơn. Nắn quai hàm không đúng kiểu còn có thể gây đau đớn cho người bệnh. Thậm chí có thể gây biến chứng nặng như méo miệng, lệch hàm…

Khi bị sái quai hàm, nếu cố tình há miệng to, ngáp rộng có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Bị sái quai hàm phải làm sao?

Tốt nhất, khi bị sái quai hàm, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác mức độ sái, lệch quai hàm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy từng mức độ sái quai hàm mà có phương pháp chữa trị khác nhau.

Nắn quai hàm + vật lý trị liệu

Với những bệnh nhân mắc bệnh sái quai hàm ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện nắn lại phần xương quai hàm bị lệch, kết hợp vật lý trị liệu để cải thiện bệnh.

Cách nắn quai hàm :

– Người bệnh được tiêm thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để hạn chế đau đớn khi nắn chỉnh

Tại sao bị cứng hàm dưới

Bị sái quai hàm phải làm sao?

– Người bệnh được điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất có thể

– Đặt 2 miệng gạc lên mặt nhai ở phía trong 2 nhóm răng hàm dưới bên phải và trái

– Bác sĩ dùng 2 ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau.

Nếu người bệnh cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và có thể cử động dễ dàng thì có nghĩa là xương hàm đã trở về vị đúng khớp.

Phẫu thuật chỉnh quai hàm

Trong trường hợp sái quai hàm mức độ nặng, không thể nắn chỉnh sái quai hàm, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Phương pháp này đòi hỏi tay nghề cao của bác sĩ, cùng với trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ mới đạt hiệu quả cao, hạn chế di chứng sau phẫu thuật. Vì thế người bệnh nên lựa chọn các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để điều trị sái quai hàm.

Nguyên tắc điều trị

Bên cạnh đó, người bệnh sái quai hàm cần chú ý tới một vài nguyên tắc sau điều trị:

Tại sao bị cứng hàm dưới

Người bệnh cần tới bác sĩ để có phương pháp nắn chỉnh hoặc phẫu thuật để điều trị sái quai hàm

– Không nên ngáp to, cười lớn trong và sau khi điều trị bệnh vì có thể bị tái phát lại

– Thường xuyên xoa bóp vùng mặt một cách nhẹ nhàng, xoa bóp xung quanh quai hàm nhiều lần để hàm trở nên dẻo dai hơn.

– Tránh ăn những thực phẩm cứng, rắn, khó tiêu hóa. Thay vào đó là thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ và cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

– Chườm khăn ấm nếu gặp tình trạng co cứng ở khu vực quai hàm

– Bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ

– Áp dụng lối sống sinh hoạt lành mạnh, tránh rượu bia, thuốc lá. Thường xuyên tái khám, kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Sái quai hàm có thể điều trị được nên bạn không cần lo lắng khi mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên để có kết quả tốt, nhanh lấy lại hàm hoàn chỉnh như ban đầu, bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

TIN LIÊN QUAN:

  • Sái quai hàm để lâu có sao không?
  • Sái quai hàm có tự khỏi được không? Chữa như thế nào?
  • Đau quai hàm do đâu và Cách xử trí như thế nào tốt nhất?