Tại sao biển Đỏ lại mặn hơn biển đến

Tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh là câu hỏi nghe hơi ngớ ngẩn nhưng thật ra lại rất hợp lý. Xem ngay bài viết nếu bạn muốn tìm hiểu về Lục Địa Xanh.

Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là Lục địa xanh, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang cất giấu những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Thế bạn có bao giờ thắc mắc rằng tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh chưa?

Màu xanh của biển đến từ đâu?

Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.

Nhiều người tin rằng hồ và biển chỉ có màu xanh bởi vì chúng phản ánh màu xanh của bầu trời. Vậy tại sao sông lại không có màu xanh như vậy?

Trên thực tế nước biển có màu xanh vì chúng thật sự xanh. Khi những phân tử nước hấp thụ ánh sáng, chúng hấp thụ tần số đỏ nhiều hơn tần số của màu xanh, do đó, màu xanh thường xuất hiện trên bề mặt. Hiệu ứng nhỏ, nhưng màu xanh vẫn được nhìn thấy rõ ràng hơn khi quan sát qua các lớp nước.

Lý giải tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh

Màu sắc của bầu trời cũng cung cấp một vai trò cho các đại dương xanh, nhưng chỉ khi mặt nước rất tĩnh mới có thể quan sát được. Thêm vào đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời. Điều này cũng lí giải rằng, nước biển màu xanh không phải vì sự phản chiếu của bầu trời và cùng dưới bầu trời đó mà lại có biển Đỏ và biển Đen.

Biển Đỏ được gọi như vậy vì ở nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Cho nên dưới ánh sáng khuếch tán của bầu trời, biển có màu đỏ. Trong khi đó, biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều chất H2S [làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống].

Thế tại sao nước biển lại mặn?

Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối [natri clorua], tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Tại sao nước biển lại mặn

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương.

Hy vọng các bạn đã tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi tại sao nước biển lại mặn và có màu xanh thông qua bài viết này. Và có những câu hỏi thêm nước là tại sao nước mắm lại mặn? Nếu mặn thì nước mắm an toàn không ? Các bạn vui lòng đón chờ số kế tiếp.

>> Xem thêm:

Tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?

Đóng băng của nước có tác dụng làm phá huỷ đá chủ yếu do:

Phong hóa lí học xảy ra mạnh ở các vùng khô, nóng chủ yếu do:

Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là:

Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa do:

Hồ nào dưới đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ miệng núi lửa đã tắt?

Vì sao các khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn?

Vì sao xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?

Tại sao nhiệt độ trung bình năm ở vĩ độ 200 lớn hơn ở xích đạo?

Vì sao ở đại dương có biên độ nhiệt độ nhỏ hơn lục địa?

Vì sao dưới các áp cao cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn?

Ở miền ôn đới lạnh nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu do:

Nguyên nhân quan trọng nhất hình thành thủy triều là do:

Tại sao từ độ sâu trên 3000m nhiệt độ nước biển gần như không thay đổi?

Vì sao thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu nam?

Vì sao thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật?

Vì sao rừng nhiệt đới có cây lá rộng, thân gỗ thường xanh quanh năm?

Hiện tượng nào dưới đây không biểu hiện cho qui luật địa đới?

Như vậy, chỉ còn lại chưa đến 1% là nước ngọt ở sông, hồ và suối, và lượng nước ngọt này đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao biển lại mặn.

Nước di chuyển xung quanh trái đất theo một chu kỳ có liên quan đến mặt trời, từ biển, lên trời, đất liền và sau đó quay trở lại biển. Khi bị làm nóng lên bởi mặt trời, nước biển biến đổi thành hơi nước và bay vào trong không khí, gọi là quá trình bốc hơi.

Khi lơ lửng trong không khí, hơi nước được làm mát và trở lại dạng lỏng, tạo thành các đám mây thông qua một quá trình gọi là "ngưng tụ". Nước này cuối cùng từ các đám mây trên trời rơi xuống dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết.

Khi mưa rơi trên đất liền, nước chảy thành suối và sông và cuối cùng chảy ngược ra biển. Sau đó, mặt trời làm nóng nước biển và chu kỳ bắt đầu lại.

Đến đây, có lẽ bạn vẫn đang thắc mắc muối xuất hiện vào giai đoạn nào. Thực tế, mưa rơi từ trên trời xuống không chỉ là nước tinh khiết, nó chứa một lượng nhỏ carbon dioxide và sulfur dioxide được nước hấp thụ trong khi vẫn còn trong không khí.

Điều này có nghĩa là mưa thực sự… rất chua. Khi mưa rơi xuống mặt đất, axit yếu này có thể hòa tan một lượng nhỏ muối khoáng từ đá, bao gồm natri và clorua.

Trong khi đó, Natri clorua là muối chính trong nước biển và cũng là muối bạn có thể có trên bàn ăn ở nhà. Nước mưa chảy ra khỏi đất liền và vào sông suối dẫn ra biển mang theo các muối hòa tan cùng với nó.

Nhưng nếu sông và suối mang theo những muối hòa tan này thì tại sao chúng không mặn như biển? Trên thực tế, chúng chỉ mang những hàm lượng muối rất thấp. Muối trong biển đã được tích tụ trong hàng tỷ năm. Nước biển chứa lượng muối hòa tan nhiều hơn khoảng 300 lần so với nước sông trung bình.

Nói cách khác, cứ một lít nước biển chứa 35 gam muối hòa tan, trong khi một lít nước ngọt chỉ có 0,5 gam. Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng nước biển có nồng độ muối hay độ mặn cao hơn nhiều so với nước ngọt chảy qua sông và suối.

Muối cũng có thể đi vào biển từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy đại dương sâu và từ các núi lửa trên đất liền hay dưới biển. 

Vì muối luôn chảy từ đất liền ra biển, bạn có thể nghĩ rằng biển đang mặn hơn. Nhưng trên thực tế, một số muối này được loại bỏ bởi tảo và động vật sống ở biển, một số được lắng xuống dưới dạng trầm tích dưới đáy đại dương. Vì vậy, muối đi ra biển giữ cân bằng với việc muối bị lắng đọng hoặc bị loại bỏ.

Độ mặn của biển không giống nhau ở mọi nơi. Ở các khu vực nhiệt đới ấm hơn, lượng bốc hơi xảy ra nhiều hơn nên nước mặn hơn. Về phía cực Bắc và Nam, nước biển bị loãng do băng tan nên nước không mặn. 

Nhưng sự khác biệt về độ mặn này có thể lớn hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu. Khí hậu ấm hơn có thể dẫn đến nhiều mưa hơn và băng tan ở Bắc bán cầu và bốc hơi nhiều hơn ở Nam bán cầu, có thể làm thay đổi độ mặn của biển chúng ta.

Trang Phạm

Theo The Conversation

Video liên quan

Chủ Đề