Tại sao khách hàng không mua sản phẩm của bạn

Nếu bạn đang dành thời gian tiếp thị sản phẩm của mình nhưng không bán được nhiều như mong muốn, điều quan trọng là phải đánh giá lý do và điều chỉnh. Tất cả người tiêu dùng đều có nhu cầu và các bước mà họ phải trải qua trước khi quyết định mua. Nếu hoạt động tiếp thị của bạn không đáp ứng được những yêu cầu đó, đó có thể là lý do khiến sản phẩm của bạn không bán chạy. Ngoài giá cả, người tiêu dùng còn bị thuyết phục bởi lợi ích của sản phẩm và những gì sản phẩm có thể làm được cho họ. Để các nỗ lực tiếp thị của bạn có hiệu quả, người tiêu dùng cần được thuyết phục rằng chúng hữu ích và mang lại giá trị tốt.

Vì vậy, hãy đánh giá cách bạn có thể làm tốt hơn trong việc tiếp thị sản phẩm của mình theo cách chuyển đổi người tiêu dùng thành khách hàng của bạn. Có năm lĩnh vực mà bạn có nhiều khả năng nhận thấy cần thay đổi trong cách tiếp cận của mình và Những nguyên nhân khiến khách hàng không mua hàng của bạn sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết sau.

Nhận diện thương hiệu kém

Người tiêu dùng không thể mua sản phẩm mà họ không biết. Nếu bạn đang tiếp thị, nhưng người tiêu dùng vẫn không biết về sản phẩm của bạn, có thể đã đến lúc đánh giá lý do tại sao nó không hoạt động. Bạn có đang nhắm mục tiêu đúng thị trường của mình không? Thông điệp của bạn có đến được với những người quan tâm đến sản phẩm của bạn không? Điều quan trọng cần nhớ là giải pháp không phải lúc nào cũng tiếp thị nhiều hơn, bởi vì vấn đề có thể nằm ở vị trí bạn tiếp thị và phương tiện tiếp thị bạn đang sử dụng. Đánh giá nhân khẩu học chính của thị trường mục tiêu của bạn và nghiên cứu nơi mà các nỗ lực tiếp thị của bạn có nhiều khả năng tiếp cận họ nhất.

Chưa hiểu rõ về lợi ích sản phẩm

Người tiêu dùng không mua sản phẩm chỉ dựa trên giá cả. Họ quan tâm đến giá cả, nhưng họ mua dựa trên những lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại cho họ. Nếu bạn hỏi khách hàng lợi ích của sản phẩm của bạn là gì, họ có biết không? Đây là vấn đề rất quan trọng. Tiếp thị của bạn phải tập trung vào lợi ích của sản phẩm để người tiêu dùng quan tâm đến việc mua sản phẩm của bạn. Tạo danh sách ba lợi ích hàng đầu của sản phẩm và sử dụng những lợi ích đó trong thông điệp tiếp thị của bạn.

Thiếu giá trị nhận thức

Người tiêu dùng sẽ không mua những sản phẩm mà họ cho là không có giá trị. Tại sao khách hàng nên đánh giá sản phẩm của bạn? Bạn có thể sử dụng các lợi ích của sản phẩm để tạo ra giá trị cảm nhận và chính giá trị cảm nhận đó sẽ giúp bán sản phẩm của bạn. Nếu khách hàng không thể nhìn thấy giá trị, họ sẽ đơn giản bỏ qua sản phẩm của bạn. Để tạo ra giá trị cảm nhận đó trong thông điệp tiếp thị của bạn, hãy thực sự cho mọi người thấy đang sử dụng sản phẩm của họ thông qua quảng cáo, trình diễn hoặc các phương tiện khác.

Không cần thiết

Người tiêu dùng có biết sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào không? Nó có làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và làm cho họ cảm thấy tốt hơn không? Sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu nào? Bạn phải nói với người tiêu dùng điều đó. Đừng bắt họ phải đoán hoặc tự mình đưa ra câu trả lời. Nói với họ và giúp giáo dục họ về lý do tại sao họ cần sản phẩm của bạn. Giống như các nỗ lực tiếp thị của bạn phải cho thấy sản phẩm của bạn mang lại giá trị như thế nào, chúng cũng phải cho thấy sự vắng mặt của sản phẩm có thể tạo ra vấn đề như thế nào cho người tiêu dùng.

Không thể tiếp cận

Người tiêu dùng không thể mua những gì không có sẵn cho họ. Nếu họ nghe về sản phẩm của bạn nhưng không tìm thấy được, chắc chắn họ sẽ quên nhanh chóng. Người tiêu dùng muốn trải nghiệm sự dễ dàng trong việc mua và sử dụng sản phẩm của bạn. Bạn có thể làm cho sản phẩm của mình dễ tiếp cận hơn với họ bằng cách nào? Đặt sản phẩm tại các cửa hàng, đặt catalogue sản phẩm quảng cáo ở nhiều nơi? Phân phối sản phẩm của bạn một cách khác biệt nào khác? Hay đăng trên các trang mạng trực tuyến,…. Đánh giá khả năng tiếp cận sản phẩm của bạn và xem bạn có cần thực hiện thay đổi hay không. Tính đến bản chất của sản phẩm và nhân khẩu học mục tiêu của bạn. Một số mặt hàng bán trực tuyến tốt hơn với một số nhân khẩu học nhất định, trong khi những mặt hàng khác có nhiều khả năng bán ở nơi khách hàng có thể xem chúng hoặc xem cách chúng hoạt động trực tiếp tại cửa hàng.

Theo thống kê thì 98% những khách hàng từ chối mua hàng ngay từ lần đầu tiên bạn giới thiệu sản phẩm cho họ, cứ 100 khách hàng xem sản phẩm của bạn thì có 98 khách hàng không mua hàng, và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ mua hàng của bạn chiếm 2%.

Không phải bạn không có những sản phẩm tốt, ý tưởng hay, mà nguyên nhân chính đó là bản thân đội nhóm kinh doanh và chủ doanh nghiệp đó chưa biết cách làm thế nào để có nhiều khách hàng mua hàng hơn, và làm sao để phát triển đội ngũ bán hàng?

Khách hàng không mua hàng từ bạn nhưng họ sẽ mua hàng từ chính đối thủ của bạn, Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến khách hàng không mua hàng:

1. Khách hàng không có tiền

Bạn đã tập chung sai đối tượng, bởi trong bán hàng yếu tố của khách hàng tiềm năng phải thỏa mãn 2 yếu tố sau đây.

Thứ nhất họ là người có tiền để chi trả mua sản phẩm mà bạn bán

Thứ hai họ phải có nhu cầu muốn được giải quyết vấn đề

Khách hàng của bạn không thể mua hàng nếu như họ không có tiền, Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần phải marketing đúng đối tượng.

Nếu bạn bán bất động sản, bạn phải tìm đến những người có đủ khả năng tài chính để chi trả cho bất động sản đó, bán cho họ.

Khi còn là sinh viên, có nhiều công ty bán bất động sản gọi điện bán hàng cho tôi. Ồ, không thể, vì lúc đó tôi còn chưa kiếm được tiền thì lấy đâu ra tiền để mua nhà.

Hãy tạo ra một hệ thống marketing để lọc những khách hàng thực sự có đủ tài chính để chi trả cho sản phẩm của bạn.

2. Người bán hàng không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng

Việc xác định rõ nhu cầu mong muốn của khách hàng là hết sức quan trọng, bởi khách hàng chỉ mua hàng khi họ được giải quyết đúng vấn đề, họ mua hàng bởi điều họ mong muốn đạt được chứ không phải là cái bạn đang bán.

Có rất nhiều người bán hàng chỉ tập chung cố gắng bán được sản phẩm của mình, mà họ  bỏ qua bước xác định nhu cầu của khách hàng.

Hiểu rõ nhu cầu khách hàng muốn gì, họ đang gặp phải vấn đề gì, đâu là vấn đề lớn nhất của khách hàng…vvv

Ví dụ: khách hàng muốn mua bất động sản để đầu tư sinh lời thì bạn lại tư vấn cho họ một bất động sản để ở và không có khả năng sinh lời cao.

3. Người bán hàng không xử lý được lời từ chối của khách hàng

Hầu hết những cuộc bán hàng người bán hàng thường xuyên gặp phải những lời từ chối từ phía khách hàng, những câu từ vô cùng khó chịu từ khách hàng khiến bạn vô cùng lúng túng, bạn mất năng lượng và bạn bỏ lỡ hết khách hàng này tới khách hàng kia.

Có phải bạn hay gặp phải những lời từ chối như thế này…

  • Tôi không quan tâm…
  • Tôi không có đủ tiền
  • Bây giờ tôi đang bận, và điều bạn nói không phải là ưu tiên số 1
  • Hãy gửi email cho tôi một số thông tin, tôi sẽ xem sau.
  • Giá bên bạn bán đắt quá, Bên bạn bán đắt hơn bên X
  • Tôi cần phải đợi/ Tôi cần suy nghĩ thêm về điều này.
  • Tôi cần phải nói chuyện với ông chủ/vợ của mình
  • Nó không có tác dụng với chúng tôi, tôi không cần nó…..vvv

Mất đi một khách hàng bạn sẽ mất đi bao nhiêu tiền?

Mất một khách hàng là mất đi cơ hội bán nhiều đơn hàng, gia tăng chi phí marketing, khiến cho bạn bế tắc với vòng xoay của tài chính, tôi biết rằng vấn đề bị mất khách hàng vào tay đối thủ là điều mà chúng ta cần phải đối mặt.

Vậy tại sao khách hàng từ chối bạn?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng từ chối mua hàng, đó là do lỗi sợ luôn có sẵn bên trong mỗi con người chúng ta, khi chúng ta phải ra quyết định mua hàng thì con người thường sợ hãi và tìm cách trì hoãn, bởi vì chúng ta sợ mất tiền hơn là sợ được một thứ gì đó, đây là phản xạ thần kinh bình thường của cơ thể mà bất kỳ ai cũng đều có lỗi sợ như vậy.

Từ lỗi sợ ấy mà khách hàng ngại phải ra quyết định, những câu từ chối bạn thường thấy nhất khi bán hàng: là giá đắt, của bên bạn đắt hơn bên kia, để tôi suy nghĩ thêm đã….tất cả những lời nói từ chối này nhằm mục đích trì hoãn việc ra quyết định.

Vậy người bán hàng cần phải:

Khi khách hàng nói KHÔNG có nghĩa họ muốn nói “Hãy chinh phục tôi đi” bạn càng gặp nhiều lời từ chối bao nhiêu bạn càng nhanh thành công bấy nhiêu và đồng nghĩa tiền bạc sẽ đến với bạn, cho nên hãy yêu những lời từ chối của khách hàng.

“Chìa khóa thành công trong bán hàng đó là gặp càng nhiều lời từ chối càng tốt” và hãy xử lý những lời từ chối để giúp khách hàng gia quyết định mua hàng nhanh chóng, từ đó bạn tăng được tỷ lệ mua hàng và gia tăng doanh số, xử lý từ chối là bước quan trọng nhất trong bán hàng.

Xử lý từ chối là đểGiải quyết vấn đề cho khách hàngGiúp khách hàng tin tưởng bạn hơnBạn nắm bắt được tâm lý khách hàngĐể khách hàng nhận được giá trị sản phẩmĐể bạn tự tin và tràn đầy năng lượng

Xử lý từ chối là bước quan trọng quyết định

Xem ngay video Bí kíp xử lý lời từ chối khiến khách hàng ra quyết định nhanh chóng?

4. Không khẩn cấp. Tại sao tôi phải mua BÂY GIỜ?

Đây là lý do cuối cùng khiến khách hàng không mua hàng.

Sau một hồi phân loại khách hàng và giới thiệu sản phẩm cho họ. Họ là người có tiền. Họ thấy sản phẩm của bạn tốt. Nhưng họ nghĩ rằng, tôi không cần thiết phải mua nó ngay bây giờ.

Họ không mua hàng của bạn ngay lúc đó. Và sau cuộc bán hàng, họ sẽ quên bạn. Có thể họ sẽ mua từ đối thủ của bạn.

Bởi vì con người chúng ta thường có tính trì hoãn, Vì vậy, bạn cần phải tạo ra sự khẩn cấp cho khách hàng của mình.

Cho họ lý do khiến họ phải mua NGAY BÂY GIỜ, bằng việc đưa ra các giới hạn về thời gian, số lượng.

Ví dụ như thế này…

Vào tháng sau, tôi sẽ tăng giá Sale Online Success lên 397$, đăng ký ngay hôm nay trước khi tôi tăng giá, chính sách quà tặng trên có thể sẽ hết nhanh trong 3 ngày tới, vì vậy bạn hãy đăng ký ngay hôm nay để nắm bắt cơ hội tuyệt vời đã giúp hàng ngàn người thay đổi cuộc sống.

Giải quyết được 3 vấn đề này trong quá trình Marketing, bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn.

Sự thật là chúng tôi cũng sẽ tăng giá Sale Online Success để có thêm thời gian chăm sóc cho những khách hàng tham gia chương trình này.

Đừng để cho ngày mai của bạn cũng như ngày hôm nay, HÀNH ĐỘNG ĐI!

Video liên quan

Chủ Đề