Tại sao mụn nổi trên da đầu

Da đầu bị ngứa và nổi mụn là tình trạng xảy ra rất phổ biến vào thời điểm thời tiết nắng nóng, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và công việc của người mắc phải. Nếu tình trạng này không được điều trị nhanh chóng, để lâu ngày sẽ gây ra các bệnh về nấm tóc, viêm chân tóc rất khó chữa gây nguy hại cho da đầu.

Tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn

Da đầu bị ngứa và nổi mụn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý về da sau đây:

  • Nấm da đầu: Bệnh gây ra do vi khuẩn Trychophyton, vi khuẩn này xâm nhập vào da đầu gây ra các vết mụn li ti, rụng tóc và ngứa da đầu.
  • Bệnh vẩy nến: Đây là một căn bệnh tự nhiễm và rất dễ bị mắc phải. Khi bị vảy nến, da đầu sẽ xuất hiện tình trạng ngứa rát, các lớp vảy trên da đầu bị bong tróc.
  • Viêm nang chân tóc: Khi da đầu tiết ra nhiều bã nhờn và bụi bẩn mà không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến viêm nang tóc. Bệnh gây ra mụn ở da đầu, có rỉ dịch khi gãi ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc: Việc sử dụng các loại sản phẩm gây kích ứng như hóa chất từ thuốc uốn, nhuộm, ép sẽ ảnh hưởng đến da đầu. Gây ra tình trạng mụn ngứa ở da đầu khiến người mắc phải cảm thấy rất khó chịu.

Triệu chứng ngứa da đầu kèm theo nổi mụn là tình trạng viêm nhiễm do các tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus gây nên. Bệnh sẽ khiến da bị tổn thương gây viêm, kích ứng, ngứa và nổi mụn. Dưới đây là một số yếu tố giúp bệnh nhanh chóng phát triển:

  • Da đầu bị gàu lâu ngày nhưng không được điều trị, da đầu thường xuyên bị ẩm ướt, không lau khô tóc sau khi gội.
  • Vệ sinh da đầu kém, tích tụ các bã nhờn, da chết, bụi bẩn gây bít lỗ chân lông dẫn đến các bệnh về da đầu gây ra mụn mọc tràn lan.
  • Sử dụng những loại dầu gội chứa nhiều chất hóa học gây mất cân bằng độ ẩm ở da đầu. Các tế bào trên da sẽ bong tróc ra nhiều, giúp vi khuẩn và nấm dễ ẩn náu và phát triển gây bệnh.
  • Hay có thói quen dùng móng tay cào gãi da đầu với lực mạnh, gây trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sử dụng chung một số vật dụng cá nhân với người bị bệnh về da đầu. Vi khuẩn, nấm còn tồn tại trên đồ dùng sẽ bám lấy da đầu bạn và gây ra bệnh

Ngứa da đầu kèm theo nổi mụn khiến cho người mắc phải luôn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy và mất tự tin. Để có thể chấm dứt tình trạng này nhanh chóng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Sử dụng thuốc Tây làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn ở da đầu

Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ chỉ dẫn sử dụng thuốc kháng histamin giúp làm giảm ngứa da và kích ứng ở da đầu. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn với những loại thuốc dùng và liều dùng khác nhau.

Thuốc kháng sinh: Khi bệnh nhân đã bị viêm nhiễm sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, chống viêm da đầu nổi mụn và giảm ngứa. Người bệnh nên sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.

Những loại thuốc thường được chỉ định sử dụng là penicillin hoặc amoxicilin. 

Thuốc chống nấm: Thuốc bôi và chống nấm da đầu được chỉ định sử dụng trong trường hợp bị nhiễm vi nấm gây nên. Những loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng làm lành các vết thương do nấm gây ra, ngăn ngừa tái phát hiệu quả. Những loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc uống: Riseofulvin, Itraconazol, Ketoconazol…
  • Thuốc kem bôi: Nizoral, kem Clotrimazol, kem Ketoconazol

Thuốc kháng virus: Thuốc được chỉ định sử dụng khi da đầu nổi mụn do virus gây ra. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xác định virus gây bệnh để có thể kê đơn thuốc thích hợp.

Lưu ý: Khi điều trị bằng thuốc phải có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc, tránh những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn bằng một số biện pháp dân gian, với những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm trong đời sống.

Giấm và backing soda là hai nguyên liệu rất quen thuộc và dễ mua. Bạn có thể sử dụng giấm hoặc backing soda để gội đầu giúp điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

Giấm: Sử dụng giấm pha loãng với nước để gội đầu giúp làm giảm ngứa, kiểm soát mụn và làm mượt tóc.

Backing Soda:

  • Sử dụng 1 – 2 muống cà phê backing soda
  • Cho trực tiếp lên đầu không cần pha nước
  • Massage nhẹ nhàng bằng tay để làm bong lớp sừng chết
  • Sau đó gội lại bằng nước sạch
Tinh dầu tràm trà giúp ngăn chặn nổi mụn ngứa do vi khuẩn và nấm

Tinh dầu tràm trà có tác dụng khử trùng rất tốt, giúp ngăn chặn tình trạng da đầu nổi mụn do nấm và vi khuẩn. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm trà còn giúp làm thông thoáng nang chân tóc, ngăn chặn tình trạng tích tụ bụi bẩn trên da.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ vài giọt tinh dầu với dầu gội
  • Sử dụng để gội đầu như bình thường
  • Sau 4 – 8 tuần, tình trạng ngứa và nổi mụn da đầu sẽ giảm dần

Y học cổ truyền đã chỉ ra, trong lá trầu không có chứa các tinh chất có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, được xem là một loại thảo dược kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể kết hợp lá trầu không với muối biển để điều trị da đầu bị ngứa và nổi mụn giúp mang lại hiệu quả rất tốt.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch
  • Đun sôi lá trầu với 1 thìa muối biển trong vòng 10 phút
  • Đổ nước ra chậu làm nguội, dùng nước này gội đầu cho những người bị nổi mụn và ngứa
  • Không gội đầu lại bằng nước sạch để các tình chất trong lá trầu ngấm vào da đầu
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để mang lại hiệu quả tốt

Da đầu bị ngứa và nổi mụn tuy không nghiêm trọng nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Để tránh được tình trạng này, bạn nên có các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa bệnh tái phát nhiều lần trở thành mãn tính.

Thường xuyên gội đầu loại bỏ bụi bẩn, chất nhờn ngăn chặn tình trạng nổi mụn và ngứa da đầu
  • Chăm chỉ gội đầu 2 – 3 lần/tuần, không gội đầu quá nhiều lần trong một ngày, khi gội nên hạn chế gây trầu xước, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Những trường hợp da đầu bị mẩn cảm không nên sử dụng dầu gội có tính tẩy rửa cao, dễ gây viêm da tiếp xúc.
  • Hạn chế đội mũ nón vào mùa hè sẽ khiến da bị ẩm ướt, gàu bong tróc gây ra các bệnh da liễu.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn, mũ, lược với người bị các bệnh về da đầu.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, nghĩ ngơi hợp lý. Nếu căng thẳng, lo lắng sẽ khiến da đầu tiết ra nhiều bã nhờn hơn.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin về tình trạng da đầu bị ngứa và nổi mụn cũng như cách điều trị dứt điểm. Hy vọng, với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn khó chịu do tình trạng này gây ra, tránh những biến chứng không mong muốn.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi tư vấn chi tiết tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

==> Có thể bạn cần biết: Thuốc Nizoral trị nấm da: Chỉ định và tác dụng phụ cần biết

Chân tóc có mụn mủ là biểu hiện của viêm nang lông. Đây là một rối loạn viêm ảnh hưởng đến các nang tóc ở da đầu, được đặc trưng bởi mụn ở chân tóc nhỏ và ngứa. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng viêm nang lông trên da đầu có thể gây ngứa ngáy, đau đớn và khó chịu cho người bệnh.

Viêm nang lông da đầu là tình trạng xuất hiện mụn ở chân tóc, gây ra phản ứng viêm hoặc kích ứng. Tác nhân gây ra tình trạng viêm thường gặp là do vi khuẩn, nấm cũng như các điều kiện khác, chẳng hạn như lông mọc ngược, kém vệ sinh.

Triệu chứng của viêm nang lông da đầu thường bắt đầu với dấu hiệu chân tóc có mụn mủ hay chân tóc có màu trắng. Viêm tấy xuất hiện dọc theo chân tóc phía trước trán. Sau đó, những nốt mụn này dần dần sẽ phát triển lớn, viêm ngày càng nặng nề hơn. Nếu không điều trị, viêm nang lông da đầu có thể lan đến các nang tóc ở vùng trung tâm hoặc phía sau đầu.

Ngoài ra, các triệu chứng khác của viêm nang lông da đầu bao gồm:

  • Hình thành các cụm vết loét đầy mủ hoặc đóng vảy trên da đầu;
  • Xuất hiện nốt mụn đóng vảy, chân tóc có màu trắng hay chân tóc có mụn trắng;
  • Vết loét có vảy màu nâu hoặc vàng;
  • Lớp da đầu bị viêm tấy;
  • Cảm giác ngứa và rát da;
  • Có thể có sốt nhẹ.

Các nguyên nhân gây ra viêm nang lông da đầu bao gồm:

Bên cạnh đó, khi có các yếu tố nguy cơ sau, 1 người có thể bị tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông ở da đầu hơn những người khác:

  • Thường xuyên cạo đầu;
  • Đội mũ trùm đầu hoặc đội mũ bảo hiểm;
  • Có thói quen gãi hoặc chà xát da đầu;
  • Nhổ tóc;
  • Có mái tóc dày hoặc xoăn;
  • Là nam giới;
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài;
  • Bị mụn trứng cá hoặc viêm da;

Sử dụng thuốc kháng sinh tại chỗ lâu dài có thể gây viêm nang lông da đầu

Có một số lựa chọn điều trị cho bệnh viêm nang lông ở da đầu. Các biện pháp điều trị tại nhà sau đây có thể hữu ích khi điều trị các trường hợp nhẹ:

  • Tránh cắt tóc và cạo đầu trong vài ngày mắc bệnh. Nếu cần thực hiện, nên sử dụng dao cạo sạch và mới tinh;
  • Có thể chườm ấm để làm dịu vùng da viêm, sưng nề và tiêu mủ;
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên các nốt sần lớn và vết loét hở;
  • Sử dụng thuốc kháng histamin mức độ nhẹ hoặc kem bôi steroid tại chỗ để giảm viêm;
  • Gội đầu bằng dầu gội trị gàu.

Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ da liễu nếu bị viêm nang lông da đầu nặng hoặc dai dẳng mà không cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Lúc này, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân cơ bản và kê đơn phương pháp điều trị hiệu quả, có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh dùng đường uống hoặc bôi;
  • Một loại steroid tại chỗ mạnh theo toa;
  • Thuốc mỡ chống nấm tại chỗ;
  • Dầu gội chống vi khuẩn;
  • Liệu pháp ánh sáng để diệt vi khuẩn và nấm trên da đầu;
  • Triệt lông bằng laser để phá hủy các nang lông bị nhiễm trùng;
  • Phẫu thuật dẫn lưu các tổn thương lớn chứa đầy mủ.

Viêm nang lông da đầu không phải là 1 trường hợp cấp cứu y tế, hầu hết người bệnh mắc phải với mức độ nhẹ và có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu một người không điều trị viêm nang lông da đầu 1 cách tích cực thì sự trì hoãn có thể dẫn đến:

  • Hình thành mụn nhọt hoặc mụn bọc lớn, chứa đầy mủ dưới da;
  • Xuất hiện những mảng da sẫm màu;
  • Để lại những vết sẹo sau khi sang thương da lành;
  • Rụng tóc vĩnh viễn;
  • Nhiễm trùng da mãn tính hoặc tái phát;
  • Viêm mô bào hay nhiễm khuẩn da.

Người bệnh viêm nang lông có thể bị rụng tóc vĩnh viễn

Các chiến lược sau có thể giúp ngăn ngừa viêm nang lông da đầu:

  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, gội đầu thường xuyên;
  • Xả sạch các sản phẩm tạo kiểu tóc ngay sau khi dùng;
  • Hạn chế đội mũ trùm hay mũ bảo hiểm kém vệ sinh trong thời gian dài;
  • Tránh cạo đầu bằng dao cạo cùn xỉn màu hoặc không vệ sinh;
  • Không nên tắm gội với nguồn nước không được xử lý không đúng cách.

Ngoài ra, để giúp giảm nguy cơ viêm nang lông trên da đầu nói riêng cũng như các vùng khác trên cơ thể nói chung, người bệnh nên điều trị các tình trạng cơ bản của mình, cụ thể là:

  • Những người có tình trạng bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, HIV hoặc đái tháo đường, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được điều trị phòng ngừa nhiễm trùng hay nâng cao sức đề kháng.
  • Những người có tiền sử sử dụng kháng sinh tại chỗ lâu dài nên xem xét các lựa chọn điều trị thay thế khác.

Một số bệnh nhân thường lo lắng viêm nang lông có lây không. Thật sự bệnh viêm nang lông da đầu nếu do yếu tố cơ địa thì thường không lây. Tuy nhiên, các tác nhân lây nhiễm, chẳng hạn như vi khuẩn và nấm có thể khiến viêm nang lông da đầu dễ lây lan nếu có các hành vi nguy cơ như dùng chung dao cạo râu, khăn tắm, bàn chải tóc và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác.

Tóm lại, viêm nang lông da đầu với biểu hiện thường gặp là chân tóc có mụn mủ có thể gây khó chịu và đau đớn cho người mắc phải. May mắn là một số phương pháp điều trị đơn giản tại nhà không kê đơn có thể giúp làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu một người có tình trạng sức khỏe tiềm ẩn làm suy giảm hệ thống miễn dịch, nguy cơ bệnh sẽ lan rộng hay trở nên nặng nề hơn và khó kiểm soát. Theo đó, cần thăm khám tại chuyên khoa da liễu để được tìm nguyên nhân và tích cực kiểm soát tình trạng viêm nang lông ở da đầu.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com, skinkraft.com/blogs

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề