Tạo bài trình chiếu chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập theo nhóm

PHÒNG GIÁ O DUC̣ VÀ ĐÀ O TAỌ LONG HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC AN BÌNH B HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM LỚN TRONG TIẾT HỌC ĐỂ NÂNG CAO KỸ NĂNG THIẾT KẾ BÀI TRÌNH CHIẾU A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài: - Trong suốt thời gian vừa qua và hiện đại ngày nay, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước luân đặt trọng tâm giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục không chỉ phát triển con người về lễ chí tín mà cần phải có sự sáng tạo đổi mới để phát triển đất nước. Nên ngành giáo dục của ta luôn vận động đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại của thế giới đặc biệt thời đại 4.0 như ngày nay, công nghệ khoa học thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người, giáo dục theo xu thế hiện đại không không chỉ người thầy dạy sao người học làm theo y hệt như vậy mà còn có sự sáng tạo, ứng dụng vào thực tế, ứng dụng công nghệ, sử dụng các thiết bị khoa học công nghệ như máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm ứng dụng, các trang web thông dụng... Chính những đổi mới đó mà Bộ giáo dục đã ban hành quyết định số: 50/2003/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 10 năm 2003 về việc ban hành chương trình môn Tiếng Anh và Tin học ở bậc Tiểu học, với quyết định này cũng đồng nghĩa với việc môn Tiếng Anh và môn Tin học được đưa vào giảng dạy ở bậc tiểu học nhưng môn Tin học vẫn còn là môn tự chọn tùy theo điều kiện từng trường mà đưa vào dạy học và tiếp nối Bộ giáo dục đã ban hành thông tư số: 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, theo thông tư này môn Tin học đã được đưa vào môn học chính thức không còn là môn học tự chọn nữa. Từ đây chúng ta có thể thấy được môn Tin học không thể thiếu trong giáo dục ngày nay. Tin học là môn đặc thù mà không thể có môn nào có thể thay thế được đồng thời môn Tin học còn hỗ trợ cho các môn học còn lại như Tiếng Việt, Lịch sử, Địa Lý, Tự nhiên xã hội, .... - Việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay, giáo dục ngày nay không chỉ bảng đen phấn trắng, không chỉ người thầy truyền thụ kiến thức từ sách giáo khoa, học sinh phải cố gắng ghi nhớ lại tất cả những gì mà thầy cô đã giảng trên lớp. Sau mỗi tiết học học học sinh không chỉ biết được gì mà là làm được gì, đây là vấn đề đòi hỏi giáo viên cần có sự đầu tư rất lớn để tìm ra phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả với học sinh. Những phương pháp dạy học tích cực của giáo viên đòi hỏi phải truyền đạt được kiến thức cho học sinh đồng thời phải rèn luyện cho các em về năng lực phẩm chất. Từ trên ghế nhà trường các em đã được rèn luyện những kỹ năng gì, được phát triển năng lực nào trong các em. - Hiện nay sự đổi mới trong giáo dục được thực hiện liên tục không ngừng bên cạnh đó sách giáo khoa cũng được thay đổi theo để bắt kịp xu thế hiện đại, trong chương trình tin học lớp 5 với sách “Hướng dẫn học tin học 5” có nhiềuchủ đề giúp các em có thể vận dụng thực tế như soạn ra một văn bản, soạn được bài trình chiếu thuyết trình, vẽ bức tranh hay thiếp chúc mừng sinh nhật… Trong đó soạn bài trình chiếu để thuyết trình là lôi cuốn hấp dẫn học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em chưa biết cách tạo một bài trình chiếu hài hòa logic, đặc biệt vốn từ ngữ của các em còn hạn chế các em chưa biết chọn tranh ảnh, video sao cho phù hợp với chủ đề. Kĩ năng thuyết trình bài trình chiếu của học sinh còn yếu, các em còn rụt rè nhút nhát, chưa dám thể hiện ý tưởng trước giáo viên và trước lớp, hoạt động rời rạc, kĩ năng hợp tác của các em còn hạn chế. - Chính từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên Tin học cần phải xây dựng tổ chức lớp học sao cho các em vừa có kiến thức về cách soạn một bài trình chiếu đẹp mắt, logic hài hòa về mặt thể thức văn bản, màu sắc, nội dung tranh ảnh, âm thanh, video phù hợp vừa rèn cho các em các kĩ năng hợp tác, thuyết trình, tự tin giao tiếp với giáo viên, bạn bè nên tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện đề tài “Hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn trong tiết học để nâng cao kỹ năng thiết kế bài trình chiếu”. II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu hình thức tổ chức hoạt động nhóm. - Giúp học sinh tạo được bài trình chiếu hài hòa, logic, đẹp mắt. - Rèn luyện các kĩ năng thuyết trình, tự học, hợp tác, giao tiếp. 2. Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 5 trường Tiểu học An Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát: Quan sát cách điều khiển các bạn làm việc của nhóm trưởng, quan sát hoạt động của mỗi thành viên trong nhóm diễn ra hàng ngày để hướng các em làm việc một cách có hiệu quả. - Phương pháp vấn đáp: Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở để dẫn dắt các em tự tìm ra câu trả lời cho chính mình, từ đó các em lĩnh hội được kiến thức đã học - Phương pháp giao tiếp: Giáo viên hướng dẫn các em thuyết trình bài làm để thuyết phục người nghe. - Phương pháp hùng biện phản biện: Từ quan sát bài làm của các em giáo viên hướng dẫn các em tự đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp lại những kinh nghiệm trong giảng dạy và học tập cho bản thân. III. Giới hạn đề tài- Nghiên cứu hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn 7 - 8 học sinh trong tiết dạy thiết kế bài trình chiếu đối với môn Tin học. IV. Kế hoạch thực hiện - Chọn đề tài. - Xây dựng đề cương nghiên cứu. - Thu thập thông tin. - Thâm nhập thực tế. - Tổng hợp kinh nghiệm thời gian giảng dạy. - Hoàn thành sáng kiến. B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận - Xuất phát từ mục tiêu dạy học tích cực, rèn luyện kĩ năng phẩm chất năng lực, thái độ cho học sinh nên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có những đổi mới trong tư duy đổi mới phương pháp dạy học. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền thụ kiến thức, mà là người tổ chức, người hướng dẫn, người cố vấn, người đặt ra các tiêu chí đánh giá nhằm khơi gợi cho học sinh tự tìm hiểu vì sao, làm thế nào, ... Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập của mình. Song, các em cần có thêm những kĩ năng cần thiết để thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Trong qua trình giảng dạy, tôi nghiên cứu tài liệu, sách báo, tìm hiểu qua internet về Tin học Tiểu học, học tập phương pháp giảng dạy mới để áp dụng giảng dạy tại trường. Có nhiều phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy và học môn Tin học như cá nhân, nhóm đôi, nhóm lớn. Mỗi phương pháp và hình thức tổ chức đều có ưu điểm và hạn chế. Theo tôi phương pháp học tập theo nhóm lớn thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm lớn có rất nhiều lợi ích như giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực của từng tành viên. Thông qua hoạt đông nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. - Từ những ưu điểm trên mà tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn trong tiết học để nâng cao kỹ năngthiết kế bài trình chiếu môn Tin học lớp 5” với mong muốn tăng tính tích cực trong học tập của học sinh. II. Cơ sở thực tiễn - Qua công tác giảng dạy môn Tin học tại trường Tiểu học An Bình tôi nhận thấy: học sinh và phụ huynh chưa quan tâm, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học môn Tin học, học sinh chỉ quan tâm các trò chơi khi thực hành trên máy tính, không luyện tập thêm ở nhà, học sinh còn nhút nhát không dám tự chỉnh sửa khi làm sai, chưa sáng tạo, không tập trung trong giờ học do các em nghĩ môn Tin học là môn tự chọn không quan trọng. Các em chỉ hạn hẹp kiến thức trong sách giáo khoa, chưa tự giác tìm kiếm thông tin từ sách báo, từ internet. Đặc biệt khả năng thuyết trình còn rất hạn chế, các em chưa biết thế nào là thuyết trình rành mạch rõ ràng một sản phẩm, chưa biết kết hợp các môn học như Tập làm văn, Mĩ thuật và các môn học khác vào thiết kế bài trình chiếu trên powerpoint, các em chỉ hoạt động học tập cá nhân chưa thật sự gắn kết với nhau thành một tập thể tích cực. Một số em chăm chỉ thực hành còn một số em vào học chỉ mong được chơi hay ngồi nhìn nói chuyện lo ra, không thực sự tự làm bài tập trên máy tính, chưa biết lập kế hoạch học tập cho bản thân, học tiết 1 ngày hôm trước qua tiết 2 ngày sau đã không còn nhớ gì về bài cũ. - Đặc biệt phần mềm trình chiếu là phần mềm khá mới mẻ đối với học sinh tiểu học do trong chương trình sách cũ không có, các em mới tiếp cận thực hành trong 4 tuần đầu học kì 2 lớp 4 năm học 2018 - 2019 và từ tuần 12 đến tuần16 của lớp 5 năm học 2019 - 2020 nên chất lượng của một bài trình chiếu chưa được hoàn chỉnh, chưa logic. - Từ thực tiễn trên, vào đầu năm học 2019 - 2020, do máy vi tính của phòng Tin học xuống cấp, hư quá nhiều không đảm bảo cho một hoặc hai em thực hành trên một máy, tôi gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy như trong suốt tiết học chỉ có một vài em được thao tác trên máy tính, các em còn lại chỉ biết chơi và nói chuyện gây ồn ào trong lớp. Sau mỗi tiết học khi củng cố bài chỉ có một số em nắm được nội dung bài học. Từ những khó khăn trên tôi nghiên cứu đề tài “Hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn trong tiết học để nâng cao kỹ năng thiết kế bài trình chiếu”. III. Thực trạng 1. Thuận lợi- Nhà trường có trang bị phòng Tin học, các phần mềm được cài đặt đầy đủ, máy tính có kết nối internet. - Một số học sinh khá giỏi tiếp thu nhanh, sáng tạo. - Một số học sinh có kĩ năng làm nồng cốt hướng dẫn cho các bạn tiếp thu chậm. - Một số phụ huynh đã có quan tâm đến môn Tin học, một số học sinh có máy vi tính tại nhà các em có thể luyện tập thêm. 2. Khó khăn - Máy tính bị hư hỏng nhiều khoảng 50% số máy, trong tổng số 21 máy tính kể cả máy tính của giáo viên đã hỏng đến 7 máy, 4 máy thì bị lỗi ổ đĩa cứng làm máy hay bị treo, tính đến thời điểm hiện tại chỉ 10 máy hoạt động tương đối ổn định, bình quân 3 đến 4 học sinh/máy. - Nội dung kiến thức trong sách “Hướng dẫn học tin học 5” thì quá nhiều, học sinh không có thời gian để thực hành hết các bài tập trên phòng máy. - Phần mềm trình chiếu các em mới tiếp cận thực hành vào đầu học kì 2 đến giữa học kì 2 của lớp 4 và 5 tuần của học kì 1 lớp 5. - Một số học sinh không thực hành chỉ nhìn bạn thực hành hoặc làm cho có sản phẩm mà không hoàn chỉnh. - Chưa phối hợp các môn học, chưa có kĩ năng hợp tác nhóm, chưa có kế hoạch học tập cụ thể. 3. Nguyên nhân - Học sinh Tiểu học đang tuổi ăn tuổi chơi, các hoạt động vui chơi học tập đều mang tính chất trẻ con, chưa có ý thức tự học, tự lập kế hoạch cụ thể, còn mang tính cá nhân không muốn chia sẻ bài làm cùng bạn. - Học sinh chưa được rèn luyện các kĩ năng cần thiết để thích ứng mọi hoàn cảnh. - Một số học sinh chưa dám trao đổi với giáo viên bạn bè khi không thực hành được trên máy tính. - Đa số phụ huynh chưa quan tâm đến môn học, phần lớn học sinh không có máy tính ở nhà.- Kết quả khảo sát về khả năng tạo bài trình chiếu trên powerpoint vào tiết 1 đầu tuần 12 của học kì 1 năm học 2019 - 2020 như sau: Lớp / Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%) học sinh Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%) (%) Năm 1 8 26.67% 19 63.33% 3 1% TSHS: 30 Năm 2 8 25% 20 62.5% 4 12.5% TSHS: 32 Năm 3 6 19.35% 21 64.52% 4 16.13% TSHS: 31 Khối 5 22 23.66% 60 64.52% 11 11.82% TSSH: 93 Kết quả này cho thấy học sinh hoàn thành tốt chưa cao 22/93 học sinh, vẫn còn học sinh chưa hoàn thành. Do đó, tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Hình thức tổ chức hoạt động nhóm lớn trong tiết học để nâng cao kỹ năng thiết kế bài trình”. IV. Giải pháp thực hiện Để có thể tổ chức hoạt động nhóm cho lớp học để nâng cao chất lượng thiết kế bài trình chiếu môn Tin học lớp 5, tôi đã thực hiện giải pháp sau: * Bước 1: Trao quyền cho học sinh. Trao quyền ở đây có nghĩa là tôi không sắp đặt, dẫn dắt học sinh trong mọi hoạt động học tập như chia nhóm phân nhóm, sắp học sinh nào vào nhóm nào đến phân chia nội dung học tập đánh giá học sinh, phân công nhiệm vụ cho từng học sinh. Mà tất cả các công việc đó tôi trao lại cho học sinh, tôi chỉ tạo ra số thăm với nội dung là tên nhóm, số lượng thăm đúng số lượng học sinh của từng lớp, tạo sơ đồ nhóm phù hợp với điều kiện phòng học và đặt thời gian, sau đó yêu cầu học sinh bốc thăm và di chuyển đến đúng nhóm mà lá thăm có ghi trong vòng 30 giây, khi học sinh đã về đúng nhóm thì các thành viên tự bầu ranhóm trưởng, thư ký, báo cáo viên cho nhóm, sau 1 phút 30 giây các nhóm báo cáo lại với tôi về tình hình của nhóm. Đặt ra câu hỏi tình huống để học sinh tìm tòi nghiên cứu để trả lời, giải quyết vấn đề, học sinh có quyền tìm hiểu thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, tự phân chia công việc cho nhau. * Bước 2: Đặt ra yêu cầu cụ thể và khuyến khích nhóm. - Trước khi vào nội dung kiến thức mới tôi luôn đặt ra các câu hỏi dạng tại sao? làm bằng cách nào? các nhóm có thể tìm kiếm thêm thông tin từ đâu ngoài cô và sách giáo khoa? Cuối cùng tôi đặt ra bài tập có cùng yêu cầu chung cho các nhóm, trong bài tập bao gồm vận dụng kiến thức cũ, kiến thức mới từ sách giáo khoa và cả từ nguồn internet. - Sau khi ra bài tập tôi đặt ra các tiêu chí đánh giá cụ thể cho sản phẩm như sản phẩm hoàn chỉnh đúng yêu cầu bao nhiêu slide, sự hài hòa màu sắc, kiểu trình bày phông chữ cỡ chữ, hiệu ứng, tranh ảnh có phù hợp nội dung trình bày hay không, nội dung viết đúng chủ đề mà nhóm đã chọn hay chưa, có sự sáng tạo nào trong sản phẩm, … Đặc biệt để tránh tình trạng nhóm hoạt động rời rạc, cá nhân, một số học sinh do không thích nhau thì không cùng làm việc tôi luôn đưa ra tiêu chí mỗi nhóm phải nêu rõ công việc cụ thể của từng thành viên, các thành viên phải trả lời được các câu hỏi, thao tác được trên sản phẩm của nhóm. - Để khuyến khích nhóm: Đối với nhóm khi bốc thăm tập trung toàn những emchậm, trung bình tôi cho phép nhóm có quyền di chuyển tham khảo ở nhóm khác hoặc tham khảo ý kiến từ tôi, tránh nhóm ồn ào mất trật tự tôi chỉ cho mỗi nhóm cử 1 hoặc 2 đại diện đi tham khảo ý kiến nhóm khác. Tuyên dương nhóm hoàn thành tốt trước tập thể. Do phòng máy Tin học của trường không đủ số máy cho học sinh kiểm tra cuối kỳ dù tôi đã chia ca kiểm tra thành 3 thậm chí 4 ca kiểm tra nhưng vẫn không kiểm tra được hết tất cả học sinh nên tôi khuyến khích nhóm nào có từ 10 sản phẩm đẹp đúng các tiêu chí tôi đề ra sẽ được cộng điểm vào điểm kiểm tra cuối kì hoặc sẽ được lấy điểm bài tập nhóm làm điểm kiểm tra thực hành cuối kì. * Bước 3: Đặt thời gian, chuẩn bị dụng cụ cho từng bài tập. - Tôi quy định cụ thể thời gian cho từng bài tập bằng công cụ đồng hồ trên trang Classtools.net, thông báo thời gian còn bao lâu để nhóm biết mà hoàn thành công việc.- Chuẩn bị phiếu bài tập, phiếu đánh giá nhóm, phiếu ghi nhận được cộng điểm. - Chuẩn bị tiêu chí đánh đánh giá sản phẩm, dự đoán các tình huống và câu hỏi mà học sinh sẽ hỏi và không giải đáp được. - Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm. * Bước 4: Kiểm tra đánh giá. Sau khi hết thời gian quy định - Tôi vận dụng công nghệ Random picker có sẵn từ internet để chọn ngẫu nhiên nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Yêu cầu nhóm được chọn thuyết trình về sản phẩm nhóm làm được, các nhóm còn lại quan sát, lắng nghe sau đó đặt câu hỏi cho nhóm đã thuyết trình, các nhóm đánh giá sản phẩm có đúng tiêu chí tôi đặt ra hay không. - Cuối cùng tôi sẽ đánh giá lại sản phẩm của nhóm, giải đáp thắc mắc của học sinh nếu nhóm thuyết trình chưa trả lời được các câu hỏi, tuyên dương, công nhận sản phẩm của nhóm đạt hay không đạt. Với các bước nêu trên tôi áp dụng cụ thể như sau: Trong tuần này khối 5 đang học “bài 3: Chèn âm thanh vào bài trình chiếu của chủ đề Thiết kế bài trình chiếu”. Tôi tiến hành như sau: * Bước 1: Đầu tiết học các nhóm bốc thăm chia nhóm, bình bầu nhóm trưởng, báo cáo viên. * Bước 2: Đặt ra yêu cầu cụ thể và khuyến khích nhóm - Tôi đặt câu hỏi về các bài trình chiếu trong những tiết dự giờ của lớp có gì khác so với bài các em đã làm? Tại sao có được âm thanh? Âm thanh tự có hay do được chèn vào? Bằng cách nào để có được âm thanh trong bài trình chiếu? Có phải tất cả các loại file âm thanh đều chèn được vào powerpoint không? - Để trả lời cho các câu hỏi đó tôi đưa ra bài tập cho các nhóm: Các nhóm hãy tạo ra một bài trình chiếu, chủ đề nhóm tự do chọn lựa có thể nói về: Quê hương em, Ngày nhà giáo Việt Nam, Giới thiệu bản thân, gia đình, Tết nguyên đán, Tết trung thu, lễ Haloween, thỏa các yêu cầu sau: + Bài trình chiếu có ít nhất 4 slide.+ Mỗi slide có chèn hình ảnh, âm thanh phù hợp chủ đề, tạo hiệu ứng cho đối tượng. + Màu sắc giữa nền slide và màu chữ phải hài hòa, theo đúng chuẩn gam màu nổi và gam màu tối cho nền và chữ. + Đúng kỹ thuật trình bày văn bản về phông chữ, màu chữ, căn lề. + Nhóm được tự do tìm kiếm và lấy thông tin từ internet, từ sách giáo khoa. + Thời gian dành cho mỗi nhóm 20 phút. - Khuyến khích nhóm: Tuyên dương trước tập thể, công nhận điểm cộng cho điểm thi học kì 1, tính cộng dồn số sản phẩm đến cuối học kì 1. * Bước 3: Đặt thời gian, chuẩn bị nguyên liệu cho từng bài tập. - Tôi đặt thời gian bằng công cụ đồng hồ trên trang Classtools.net, thông báo thời gian còn bao lâu để nhóm biết mà hoàn thành công việc. - Viết tiêu chí đánh giá sản phẩm lên bảng để sau khi thuyết trình các nhóm khác đánh giá sản phẩm nhóm bạn + Nhóm trưởng giới thiệu tên nhóm, thành viên, có phân công cụ thể cho từng thành viên. + Sản phẩm hoàn chỉnh, đúng yêu cầu bài tập. + Thuyết trình phải rõ ràng, cụ thể. + Trả lời câu hỏi nhóm bạn. - Chuẩn bị phiếu ghi nhận được cộng điểm. - Hỗ trợ kỹ thuật máy cho các nhóm khi gặp sự cố treo máy, máy bị lỗi ổ cứng, lỗi phần mềm. - Trang bị thêm cặp loa. - Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm với hiệu lệnh “thời gian 20 phút cho các nhóm bắt đầu” và học sinh bắt đầu hoạt động nhóm: + Nhóm trưởng hô khẩu hiệu “gom nhóm”, các thành viên tập hợp thành nhóm. + Cả nhóm trao đổi chọn chủ đề, thống nhất thì giơ tay cả nhóm.+ Nhóm trưởng phân công công việc cho từng thành viên: bạn nào chèn hình, bạn nào tìm thông tin hình ảnh, nội dung, bạn nào tải âm thanh, bạn nào thuyết trình, bạn nào điều khiển trình chiếu khi thuyết trình, ... * Sau đây là một số hình ảnh minh họa trong tiết học nhóm, các nhóm tích cực làm bài. * Bước 4: Kiểm tra đánh giá. - Báo hiệu hết giờ bằng tiếng chuông trên Classtools.net. -Chọn ngẫu nhiên nhóm thuyết trình. - Nhóm được chọn thuyết trình trình bày sản phẩm của nhóm. - Sau khi nghe nhóm được chọn thuyết trình, các nhóm khác đặt câu hỏi, nhóm thuyết trình trả lời câu hỏi, sau đó các nhóm cùng đánh giá sản phẩm nhóm bạn. - Cuối cùng tôi đánh giá, giải đáp những thắc mắc mà nhóm thuyết trình chưa giải thích được, sửa những lỗi mà các nhóm hay phạm sai lầm và tuyên dương công nhận sản phẩm của nhóm. Dưới đây là sản phẩm của các nhóm ở 3 lớp năm 1. năm 2, năm 3.V. Hiệu quả áp dụng Với biện pháp học nhóm nêu trên, tôi đạt một số kết quả khả quan như sau:- Học sinh thích thú hơn, có nhiều sáng tạo đưa ra nhiều ý tưởng hơn. - Biết phối hợp màu phù hợp như nền gam màu tối thì chữ gam màu sáng. - Biết tìm và lấy được thông tin trên internet. - Biết hợp tác, thống nhất đưa ra quyết định chung. - Tự tin thuyết trình sản phẩm do nhóm làm ra. - Trả lời đối đáp nhóm bạn. - Có sự quan sát tinh tế, tìm ra lỗi kỹ thuật của nhóm bạn. - Đặt câu hỏi cho nhóm bạn. - Giảm bớt sự rời rạc của nhóm, không còn học sinh chỉ ngồi nhìn mà ít nhất có làm một công việc nhỏ trong nhóm, các thành viên tập trung vào nhóm vào sản phẩm nhóm hơn. - Số liệu học sinh hoàn thành tốt, hoàn thành như sau: Lớp / Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số học sinh Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) (%) Năm 1 TSHS: 16 53.33% 14 46.67% 0 0 30 Năm 2 TSHS: 16 50% 16 50.0% 0 0 32 Năm 3 TSHS: 13 41.94% 18 58.06% 0 0 31 Khối 5 TSSH: 45 48.39% 48 51.61% 0 0 93- Từ số liệu trên cho thấy số học sinh hoàn thành tốt đã tăng lên rất rõ rệt 45/93 học sinh (48.38%), tỷ lệ tăng thêm so với khảo sát là 24.73%, không còn học sinh chưa hoàn thành. VI. Khả năng nhân rộng Tôi đã chia sẻ phương pháp này với bạn cùng trường trong buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Vào tháng 3/2020 tôi mạnh dạn đăng kí hội giảng huyện để có thể chia sẻ kinh nghiệm này cùng các thầy cô giảng dạy môn Tin học trong huyện để góp phần tháo gỡ những khó khăn mà tôi cũng như các thầy, cô gặp phải trong quá trình giảng dạy. C.KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận, bài học kinh nghiệm 1. Kết luận - Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học có nhiều ưu điểm. Đó là một trong những hình thức phát huy tính tích cực và tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi cuốn và các hoạt động học, thu lượm kiến thức bàng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên. Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế các hoạt động giúp học sinh lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất, phát huy tích cực trong việc giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. - Như vậy việc tổ chức học nhóm thành công hay không là phụ thuộc vào giáo viên, biết tự điều chỉnh cách thức sử dụng phương pháp, hình thức dạy học của mình sao cho thật phù hợp nhằm phát huy hết khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh. 2. Bài học kinh nghiệm Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi rút ra được bài học như sau: -Tôi cần xác định mục tiêu kiến thức cụ thể ở từng bài học và từ đó có thể rèn những kĩ năng, năng lực gì cho học sinh, tôi cần phải có kiến thức sâu rộng hơn để hỗ trợ và mở rộng thêm kiến thức cho học sinh, cần có các tiêu chí rõ ràng trong từng bài tập nhóm, các khẩu hiệu lệnh của tôi phải dứt khoát.-Tôi cần phản ứng, xử lý nhanh các tình huống xảy ra trong phòng máy như máy hư, máy treo, phần mềm lỗi. II. Đề xuất kiến nghị - Để thực hiện tốt sáng kiến này, giáo viên và học sinh phải thực hiện thường xuyên, không riêng gì ở chủ đề thiết kế bài trình chiếu môn Tin học mà cần áp dụng ở nhiều chủ đề của nhiều môn học khác nhau. - Tôi rất mong sự quan tâm và hỗ trợ kịp thời của cấp lãnh đạo về thiết bị, cơ sở vật chất cho phòng Tin học để tôi có thể áp dụng phương pháp dạy học này đạt hiệu quả hơn, học sinh có thể được học thoải mái hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy của tôi nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực cho học sinh, tạo thái độ thích thú, lôi cuốn học sinh khi học môn Tin học. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình từ đồng nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường để đề tài được hoàn thiện hơn. Từ đó có thể triển khai ứng dụng rộng rãi trong việc dạy Tin học ở các khối lớp. Xin chân thành cảm ơn! An Bình, ngày 29 tháng 11 năm 2019 Khối trưởng Người viết Hội đồng khoa học trường Tiểu học An Bình ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hội đồng khoa học Phòng giáo dục đào tạo Long Hồ Chủ tịch Hội đồng ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1 II. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu......................................2 1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................2 2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................2 III. Giới hạn đề tài...............................................................................................2 IV. Kế hoạch thực hiện .......................................................................................2 B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3 II. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................3 III. Thực trạng.....................................................................................................4 1. Thuận lợi..........................................................................................................4 2. Khó khăn..........................................................................................................4 3. Nguyên nhân....................................................................................................4 IV. Giải pháp thực hiện:.....................................................................................5 V. Hiệu quả áp dụng:........................................................................................13 VI. Khả năng nhân rộng: .................................................................................14 C. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận, bài học kinh nghiệm: ....................................................................14 1. Kết luận:.........................................................................................................14 2. Bài học kinh nghiệm:............................................................................................. 14 II. Đề xuất kiến nghị:.................................................................................................. 15