Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Thân bài : Trước kia, ít ai chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Các nhà trọ nhếch nhác, quần áo phơi ngay lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi qua ngõ, mẹ em lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp. Ngày chủ nhật, từng tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi nhà làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm trước cửa nhà. Ai nấy mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống bị xịt thuốc tiêu diệt sạch. Không những thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện được lột ra, các số điện thoại in trên tường nhà được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa, các ngõ hẻm trong Phường sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy tươi cười, lộ vẻ hài lòng.

Quê em ở Ninh Hòa, nơi có làng nghề truyền thống sản xuất đồ mỹ nghệ làm từ lá băng buông, dây chuối, tre nứa. Trong mười lăm năm nay, ngành thủ công mỹ nghệ quê em thực sự chuyển mình, phát triển rất mạnh trong đời sống nhân dân.

Khởi nguồn từ một hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã Mỹ Nghệ Ninh Hòa đã làm được chuyện lớn. Nắm vững nguồn nguyên liệu từ cây lá rừng: lát băng buông, tre nứa, tàu lá chuối, bẹ chuối, hợp tác xã Mỹ Nghệ cử xã viên đến các cơ xưởng lớn trong và ngoài nước để nghiên cứu việc sản xuất đồ tiểu thủ công từ các nguyên liệu nói trên. Thế là: nón lát, giỏ lát, làn hoa, đệm...., làm từ các nguyên liệu lá ra đời và ngày càng được phát triển một cách tinh xảo, nghệ thuật.

Có khá nhiều gia đình xã viên giàu lên nhờ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Mọi người trong huyện đều đăng kí nhận nguyên liệu của hợp tác xã và gia công tại nhà ngoài nghề nghiệp chính của gia đình họ. Hợp tác xã đã đem lại cho người dân quê em một việc làm phụ ổn định, có thu nhập tốt, nâng cao đời sống hằng ngày.

Ngoài việc thêm thu nhập, nhờ nghề tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ, nghề phụ này là một môn học rèn luyện sự khéo léo, tính kiên trì sáng tạo của con người. Nó giáo dục cho người dân tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu lao động và yêu cuộc sống. Em rất thích ngắm nhìn đôi bàn tay của người dân quê em khi họ đan nón, thắt giỏ. Em tự hào quê em là một trong những nơi nổi tiếng sản xuất hàng mỹ nghệ.

* Bài tham khảo 2:

Quê em  thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều, lụt lội liên miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn, thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực.

Em còn nhớ cách đây hai năm lúc em còn là một học sinh lớp một. Ngôi trường mà chúng em học là một dãy nhà tranh vách đất, bàn ghế cũ nát. Thế mà giờ đây, cũng tại địa điểm ngôi trường cũ, hai dãy nhà ba tầng được kiến trúc theo chữ L mọc lên, khang trang, hiện đại. Bàn ghế hai chỗ ngồi bóng láng còn thơm mùi véc ni thay thế cho kiểu bàn năm chỗ ngồi. Sân trường được tráng xi măng phẳng lì với những hàng cây xanh mát rượi. Đường làng được mở rộng, nâng cấp, trải nhựa đen bóng. Đặc biệt là điện đã về làng, hai phần ba số hộ đã có ti vi, cát sét và khoảng một phần hai số hộ có xe gắn máy. Nhà em cũng có một chiếc xe Dream bố vừa mới mua cách nay hai tháng. Tối thứ bảy nào bố cũng chở mẹ và em đi dạo một vòng quanh đường làng. Em rất yêu làng quê mình. Cuộc sống quê hương em giờ đây không thua kém gì thành thị mà em được thấy trên ti vi.

* Bài tham khảo 3:

Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy dịnh chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.

>> Tham khảo thêm những bài Kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em khác ở đây.

--------------------HẾT------------------------

Sau khi hoàn thành xong nội dung bài Tập làm văn Luyện tập giới thiệu địa phương, các em có thể chuẩn bị trước nội dung bài học tuần 21 sắp tới như: Soạn bài tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, Soạn bài chính tả Nhớ- viết Chuyện cổ tích về loài người, Soạn bài Luyện từ và câu kể Ai thế nào?, Soạn bài tập đọc Bè xuôi sông La.

  1. Lớp 4
  2. Sách Giáo Khoa lớp 4

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương Tiếng Việt 4 tập 2

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương Tiếng Việt 4 tập 2

(1)

138 lượt xem

Share

Nội dung bài giảng Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 sẽ giúp các con học sinh Lớp 4 học sinh biết kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của con. Đồng thời biết lắng nghe và nhận xét bài viết của bạn.

Mục lục nội dung

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương Tiếng Việt 4 tập 2

1. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

1.1. Câu 1 trang 19 SGK Tiếng Việt 4

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Nét mới ở Vĩnh Sơn

    Vĩnh Sơn là một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định; đồng bào phần lớn là người dân tộc Ba-na. Vốn là xã có nhiều khó khăn nhất huyện, đói nghèo đeo đẳng quanh năm, cuộc sống ở xã vùng cao này giờ đây đã có nhiều đổi khác.

    Nét nổi bật nhất ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã biết trồng lúa nước. Ngày trước chỉ quen phát rẫy làm nương nay đây mai đó, giờ đây toàn xã đã trồng lúa nước hai vụ một năm với năng suất khá cao. Bà con trong xã không những không lo thiếu ăn, mà còn có lương thực để chăn nuôi.

    Một điều nổi bật nữa ở Vĩnh Sơn là phát triển nghề nuôi cá. Nhiều ao hồ được người dân dùng nuôi cá với sản lượng hằng năm tới hai tấn rưỡi trên một héc-ta. Ước muốn của người dân vùng cao chở cá ngược về xuôi bán đã trở thành hiện thực.

     Nhờ phát triển kinh tế, đời sống người dân được cải thiện rõ têt. Trong xã, cứ 10 hộ thì 9 hộ có điện dùng, 8 hộ có phương tiện nghe – nhìn, 3 hộ có xe máy. Đầy năm học 2000 - 2001, số học sinh đến trường tăng gấp rưỡi so với năm học trước.

Theo báo NHÂN DÂN

a) Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?

b) Kể lại những nét đổi mới nói trên

Trả lời:

a) Bài văn giới thiệu những nét đổi mới của xã miền núi Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Đồng bào ở đây phần lớn là người Ba Na.

b) Kể lại những nét đổi mới nói trên:

  • Những nét đổi mới nổi bật ở Vĩnh Sơn hôm nay là người dân đã định canh định cư. Trước kia, họ ở nay đây mai đó, chuyên phát rẫy làm nương thì nay đã ổn định nơi ăn chốn ở, xây dựng xóm làng, biết trồng lúa nước đạt năng suất cao, thoát cảnh thiếu đói và đã có dư lương thực, ở đây, nghề cá cũng được phát triển. Nhiều ao nuôi cá có sản lượng cao. Họ đã có thể chở cá về vùng xuôi bán.
  • Đời sống của làng bản được cải thiện rõ rệt. Hầu hết các nhà có điện dùng, nhiều nhà có ra-đi-ô, ti-vi hoặc xe máy. Số học sinh tới trường cứ tăng cao dần.

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Học Giỏi Tiếng Anh 100% Giáo Viên Nước Ngoài Giúp Con Phát Âm Như Tây

Luyện phát âm chuẩn như người bản xứ. Luyện kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tự tin tham gia các kỳ thi Tiếng Anh: Pre-Starters, Starters, Movers, Flyers.

 

1.2. Câu 2 trang 19 SGK Tiếng Việt 4

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em (M: Phát triển phong trào trồng cây gây rừng, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề phụ, giữ gìn xóm làng hay phố sạch đẹp,..)

Trả lời:

Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới. Nhiều cây xanh được trồng đem lại cho đường phố vỏ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy định chung. Buổi tối, khi đèn chiếu ở hai bên hè phố bật lên, đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh.

2. Tổng kết

Thông qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập giới thiệu địa phương, các em cần: Kể lại những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em.

Ngày:10:47 01/12/2022 Chia sẻ bởi:HOC247 Kids

Giải Tiếng Việt lớp 4

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Luyện tập

Phụ huynh hãy tải cho con ứng dụng HOC247 Kids để con có thể luyện tập nhiều dạng toán hay và lại còn được nhận thêm kim cương để đổi quà nữa nhé!

App Store Google Play

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Khóa học Online

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Học tốt Toán lớp 4

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Tiếng Anh 4

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Tiếng Việt 4

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Toán tư duy Singapore lớp 4

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Nổi bật nhất tuần

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Giải VBT Toán lớp 5 Bài 175: Tự kiểm tra tập 2

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Giải VBT Toán lớp 5 Bài 174: Luyện tập chung tập 2

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Giải VBT Toán lớp 5 Bài 173: Luyện tập chung tập 2

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Giải VBT Toán lớp 5 Bài 172: Luyện tập chung tập 2

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Giải VBT Toán lớp 5 Bài 171: Luyện tập chung tập 2

  • Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

    Giải VBT Toán lớp 5 Bài 170: Luyện tập chung tập 2

Tin liên quan

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Tập làm văn: Tóm tắt tin tức Tiếng Việt 4 tập 2

Tập làm văn: Tóm tắt tin tức Tiếng Việt 4 tập 2

Qua bài Tập làm văn: Tóm tắt tin tức trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 do HOC247 nhằm giúp các con học sinh lớp 4 nắm được những kiến thức về khái niệm, các bước thực hiện khi muốn tóm tắt một bản tin. Đồng thời, biết vận dụng những kiến thức vừa học để hoàn thành tốt các bài tập trong phần Luyện tập.

Tập làm văn lớp 4 Luyện tập giới thiệu địa phương tập 2

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Tiếng Việt 4 tập 2

Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? Tiếng Việt 4 tập 2

Qua bài giảng Luyện từ và câu: Câu kể Ai là gì? trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 do HOC247 tổng hợp giúp các con học sinh lớp 4 nắm được các bộ phận, tác dụng của câu kể Ai là gì?. Đồng thời biết dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp con hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình con.