Thẩm quyền quyết định giá bán cổ phần trong công ty cổ phần là

Quy định về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

 Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết; là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần; đưa ra các quyết định, định hướng phát triển, hoạt động của công ty. Vậy quy định về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần cụ thể như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật Phamlaw sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.

1. Đại hội đồng cổ đông là gì?

Trong môi trường làm việc tập thể, mọi cá nhân hiểu và tin rằng việc tư duy, lập kế hoạch, quyết định và hành động sẽ được thực hiện tốt hơn khi tất cả cùng hợp tác. Người ta hiểu rõ và tin rằng, “không một ai trong chúng ta có thể giỏi bằng tất cả chúng ta hợp lại”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì: “Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần”. Quy định này cho thấy, các cổ đông nắm giữ ít hay nhiều cổ phần phổ thông của doanh nghiệp thì đều có quyền tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Và Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, là cơ cấu tổ chức bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, mọi cổ động đều là chủ thể “đương nhiên để cấu thành nên Đại hội cổ đông”. Điều này cũng giống như Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020.

Đại hội đồng cổ đông là một quy định đặc thù của công ty cổ phần so với các loại hình doanh nghiệp khác. Chúng ta không nên nhầm lẫn “Đại hội đồng cổ đông” ở đây là “cuộc họp lớn” mà phải hiểu đây là một cơ quan “quyết định cao nhất” trong công ty cổ phần. Bên cạnh đó, cụm từ “cuộc họp phiên họp/họp” mà được ghi liền vào trước cụm từ “Đại hội đồng cổ đông” thì lại có nghĩa là “cuộc họp” của cơ quan này. Vì thế mà chúng ta chỉ có thể nói cổ đông đi “dự họp” chứ không nói cổ đông đi dự “đại hội” là vậy.

2. Quy định về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần

Theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật doanh nghiệp năm 2020, Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển công ty. Định hướng phát triển công ty bao gồm cả định hướng phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, thông qua Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Đây là những vấn đề liên quan đến nền tảng của công ty nên chỉ có đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất mới có thẩm quyền này. Ở đây việc Luật Doanh nghiệp 2020 quy định ĐHĐCĐ có quyền quyết định định hướng phát triển CTCP mà không có một giới hạn cụ thể. Rõ ràng, định hướng phát triển công ty có thể được hiểu là chiến lược phát triển công ty hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh hay là thay đổi mục tiêu kinh doanh… Mặc khác, Điều 139, khoản 3, điểm a, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định ĐHĐCĐ có thẩm quyền thông qua “Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty”. Trong khi đó, Điều 153, khoản 2, điểm a, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cho Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty. Như vậy là đã có sự chồng chéo trong quy định giữa các điều luật trong cùng một văn bản. Do đó trên thực tế áp dụng không loại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa ĐHĐCĐ và HĐQT đối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển. Theo quan điểm của Luật Phamlaw, với những vấn đề quan trọng như trên thì thẩm quyền quyết định tối vẫn thuộc về ĐHĐCĐ.

Thứ hai, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại. Khi thành lập công ty, loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán này đã được quy định trong Điều lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập.

Theo quy định, công ty cổ phần ngoài cổ phần bắt buộc phải có là cổ phần phổ thông thì còn có thể có cổ phần ưu đãi với các loại là cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết và các cổ phần ưu đãi khác. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định số cổ phần được quyền chào bán để huy động vốn. Theo quy định thì cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác. Vậy nên việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của cổ đông, với tư cách là cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty cổ phần Đại hội đồng cổ đông sẽ có thẩm quyền ra quyết định này.

Thứ ba, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông. Với tư cách là cơ quan có quyền nhất trong công ty, Đại hội đồng cổ đông sẽ ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông

Thứ tư, Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông. Ngược lại, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đều không có quyền quản lý đối với Đại hội đồng cổ đông.

 Thứ năm, Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Quyết định này có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty, vì thể được giao cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông.

Thứ sáu, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định việc sửa đổi,bổ sung Điều lệ công ty. Có thể thấy, bản Điều lệ là văn bản có giá trị quan trọng nhất trong toàn bộ hồ sơ thành lập của một công ty. Bản Điều lệ quyết định toàn bộ quá trình tồn tại và hoạt động của công ty.

Thứ bảy, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua báo cáo : tài chính hàng năm của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản ánh đầy đủ tình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty và qua đó trở thành cơ sở cho các quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ sở để tính toán thuế thu nhập của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do Hội đồng quản trị lập và gửi Ban kiểm soát để thẩm định, sau đó Ban kiểm soát thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên Đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, Đại hội đồng cổ đông còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để Đại hội đồng cổ đông đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cũng như ra các quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

Thứ tám, Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty, do đó phải được chính Đại hội đồng cổ đông quyết định việc mua lại.

Ngoài các quyền và nhiệm vụ kể trên, Đại hội đồng cổ đông còn có các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

3. Các vấn đề thuộc chức năng của Đại hội đồng đồng cổ đông khi họp thường niên thông qua bao gồm:

– Kế hoạch về kinh doanh hàng năm trong công ty.

– Báo cáo về tài chính hàng năm trong công ty.

– Báo cáo của Hội đồng quản trị và các kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban kiểm soát.

– Mức cổ tức đối với từng loại cổ phần.

– Các vấn đề khác thuộc phạm vi chức năng của Đại hội đồng cổ đông.

Trên đây là nội dung tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Quy định về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Xem thêm:

Thẩm quyền quyết định giá bán cổ phần trong công ty cổ phần là

Hình từNguồn: Internet

Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty là việc công ty mua lại cổ phần của chính công ty mình từ các cổ đông trong công ty.

Hội đồng quản trị có quyền ra quyết định mua lại nhưng không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong thời hạn 12 tháng. Đối với những trường hợp khác thì Đại hội đồng cổ đông ra quyết định.

Xem chi tiết công việc: Quyết định / Nghị quyết của Hội đồng quản trịQuyết định / Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Lưu ý: Tổng số cổ phần được mua lại theo quyết định của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông không được quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.

Về giá mua lại cổ phần do Hội đồng quản trị quyết định.

- Đối với cổ phần phổ thông, giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại trừ trường hợp công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty.

- Đối với loại cổ phần khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường, nếu Điều lệ công ty không quy định hoặc công ty và cổ đông có liên quan không có thỏa thuận khác.

Trường hợp công ty mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty thì thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:

1. Hội đồng quản trị thông báo bằng văn bản về quyết định mua lại cổ phần của công ty cho các cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định được thông qua.

Thông báo phải có:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

- Tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại;

- Giá mua lại hoặc nguyên tắc định giá mua lại;

- Thủ tục và thời hạn thanh toán;

- Thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của cổ đông cho công ty.

Thông báo về việc mua lại cổ phần của công ty phải được gửi bằng phương thức bảo đảm.

Tham khảo mẫu: Thông báo về quyết định mua lại cổ phần của công ty đối với cổ đông.

2. Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần của mình thì phải gửi chào bán cổ phần bằng phương thức bảo đảm đến công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định mua lại cổ phần.

Tham khảo mẫu: Chào bán cổ phần cổ đông

3. Công ty thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại

- Công ty chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại và phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.Nếu không thì các cổ đông phải hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản khác đã nhận.

Trường hợp cổ đông không hoàn trả được cho công ty thì tất cả thành viên Hội đồng quản trị phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số tiền, tài sản đã trả cho cổ đông mà chưa được hoàn lại.

- Tiêu hủy ngay cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại.

Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu hủy hoặc chậm tiêu hủy cổ phiếu gây ra đối với công ty.

4. Làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng giá trị mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.

Xem chi tiết công việc: Thay đổi vốn điều lệ trong công ty Cổ phần

5. Thông báo cho tất cả các chủ nợ của công ty biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại trong trường hợp sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10%.

Tham khảo mẫu: Thông báo đến chủ nợ về tổng giá trị tài sản hiện có của công ty.

Cổ phần được mua lại được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán. Công ty có thể chào bán các cổ phần đó để tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau:

- Chào bán cho cổ đông hiện hữu. Xem chi tiết công việc tại: Chào bán cho cổ đông hiện hữu của công ty chưa đại chúng.

- Chào bán cổ phần riêng lẻ. Xem chi tiết công việc tại: Chào bán cổ phần riêng lẻ khi chưa trở thành công ty đại chúng.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Các bài biết liên quan và Câu hỏi thường gặp của công việc. Bạn chưa xem được Nội dung chi tiết công việc, Danh mục các giấy tờ kèm theo, Căn cứ pháp lý được sử dụng, Nội dung chi tiết biểu mẫu, Lịch công việc,...

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây