Tháo vòng tránh thai sau bao lâu thì có thai

Những lo lắng xoay quanh việc tháo vòng tránh thai có đau không, bao lâu thì quan hệ và có bầu được là tâm lý chung của nhiều chị em phụ nữ đang đặt vòng tránh thai mà có ý định mang thai hoặc chị em đang tìm hiểu để chuẩn bị đặt vòng. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết sau.

Tháo vòng tránh thai có đau không?

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ thường có hình chữ T hoặc hình cánh cung, được đặt vào tử cung của người phụ nữ để ngăn chặn tinh trùng gặp được trứng, thụ tinh và làm tổ trong tử cung.

Vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả, được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn vì thời gian sử dụng lâu [khoảng 5 năm], không tốn kém và quan trọng là không ảnh hưởng đến cảm giác khi quan hệ tình dục.

Khi các cặp vợ chồng có ý định mang thai trở lại, hoặc vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng cần phải tháo ra hay khi gặp bất cứ vấn đề nào như ngứa ngáy, khó chịu… thì cần tháo vòng tránh thai.

Về thời điểm, thường thì thủ thuật tháo vòng tránh thai sẽ được chỉ định thực hiện khi phụ nữ ở ngày sắp hết kinh để lợi dụng giai đoạn cổ tử cung đang mở rộng, giúp cho việc tháo vòng được dễ dàng nhất. Trước khi tháo vòng, chị em sẽ được kiểm tra sơ bộ về tình hình sức khỏe rồi mới dùng dụng cụ chuyên dụng để đưa vào âm đạo và lấy vòng ra.

Nhiều chị em lo ngại rằng tháo vòng tránh thai có đau không? Trên thực tế thì có người sẽ đau có người lại không đau vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố quyết định.

  • Đa số chị em không gặp phải cảm giác đau đớn khi tháo vòng tránh thai hoặc gặp các vấn đề đáng ngại khác về sức khỏe nếu lấy vòng ra sớm hoặc đúng thời hạn sử dụng của vòng tránh thai. Một số người có thể có cảm giác hơi hơi đau nhói một lúc rồi sẽ hết ngay.
  • Trường hợp chị em đặt vòng tránh thai nhưng hết thời hạn sử dụng của vòng mà không lấy ra, để quá lâu rồi mới “nhớ” hoặc đến lúc có vấn đề thì mới lấy ra thì việc tháo vòng sẽ gây đau đớn ít nhiều. Bởi lẽ, trong những trường hợp kể trên, vòng tránh thai có thể bị bám chặt vào buồng tử cung hoặc một số trường hợp còn có mỡ bám vào vòng tránh thai. Khi đó, việc lấy vòng không còn dễ dàng nữa và nhiều trường hợp không những đau đớn mà còn có thể gây xuất huyết âm đạo, gãy vòng rơi vào ổ bụng rất nguy hiểm.
  • Bên cạnh đó, trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện thủ thuật tháo vòng cũng ảnh hưởng rất lớn tới “trải nghiệm tháo vòng” của chị em. Nếu bác sĩ có tay nghề cao thì  việc lấy vòng ra rất nhanh chóng và nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu bác sĩ “non tay”, lóng ngóng khi tháo vòng thì đau đớn là điều khó tránh khỏi.

Dưới đây là một số triệu chứng mà chị em có thể gặp khi tháo vòng tránh thai:

  • Cảm giác đau nhói nhẹ ở khu vực tử cung y như cảm giác lúc đặt vòng.
  • Một số trường hợp có kèm theo chảy máu âm đạo nhẹ và tự hết nếu không có vấn đề bất thường ở sản khoa.
  • Chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt: Rong kinh hoặc chậm kinh, máu kinh ít… Vấn đề này cần được theo dõi xem vòng kinh có trở lại bình thường không để có phương hướng xử lý.
  • Một số chị em sẽ có cảm giác khó chịu, không được thoải mái, bực dọc trong người. Tuy nhiên, hiện tượng này rồi sẽ tự hết do cơ thể sau tháo vòng sẽ dần dần điều tiết lại lượng hóc-môn.
  • Một số trường hợp chị em bị tổn thương niêm mạc tử cung trong lúc lấy vòng tránh thai có thể bị chảy máu âm đạo nhiều trong khoảng 3-4 ngày. Đối với các trường hợp này cần được theo dõi chặt chẽ để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý trước khi tháo vòng tránh thai:

  • Nếu sức khỏe đang không tốt hoặc đang mắc các bệnh mãn tính thì chưa nên tháo vòng tránh thai. Khi sức khỏe thật sự tốt mới thực hiện tháo vòng.
  • Nếu chị em đang bị viêm nhiễm vùng kín thì cần điều trị khỏi rồi mới nên tháo vòng.
  • Nếu vòng tránh thai vì lý do nào đó bị lọt vào khoang bụng thì cần phải thực hiện phẫu thuật lấy vòng.
  • Sau khi tháo vòng, tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để sớm hồi phục sức khỏe.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Đây cũng là một trong những câu hỏi quan trọng được nhiều chị em quan tâm. Theo các bác sĩ, thủ thuật tháo vòng tránh thai nhìn chung không quá phức tạp và không mất quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, dù ít dù nhiều thì thủ thuật này cũng sẽ ảnh hưởng đôi chút đến âm đạo và tử cung của người phụ nữ.

Trên thực tế, chị em sau khi được tháo vòng sẽ được chỉ định nằm nghỉ ít nhất 15-20 phút thì mới được ngồi dậy và đi lại. Sau khi tháo vòng xong thì không được quan hệ tình dục ngay để tránh xảy ra tình trạng chảy máu âm đạo hoặc vô tình đưa vi khuẩn, nấm… xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm phụ khoa.

Thông thường, nếu không có vấn đề bất thường nào xảy ra thì 1 tuần sau khi tháo vòng có thể quan hệ lại. Tuy nhiên, trước khi quan hệ thì cả nam và nữ đều cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thực hiện các động tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương âm đạo.

Nếu sau khi quan hệ tình dục mà âm đạo bị chảy máu hoặc chị em bị đau bụng, ra khí hư bất thường thì phải đi kiểm tra ngay.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu được ?

Theo các bác sĩ, ngay sau khi tháo vòng là phụ nữ đã có thể mang thai trở lại. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng không nên vội vàng để thụ thai ngay vì lúc này tử cung chưa trở về trạng thái ổn định nên nếu mang thai vào lúc này có thể gây sảy thai hoặc sinh non.

2-3 tháng sau khi tháo vòng là thời điểm thích hợp nhất để người phụ nữ có thể mang thai trở lại vì lúc này tử cung đã hồi phục và sức khỏe của người phụ nữ đã thực sự sẵn sàng.

Ngoài ra, để mang thai thuận lợi, trước khi mang thai khoảng 3 tháng, chị em cần tiêm phòng vắc-xin cúm, vắc-xin rubella, bổ sung thêm khoáng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Tháo vòng tránh thai hết bao nhiêu tiền ?

Chi phí tháo vòng tránh thai tùy thuộc vào mức độ dễ hoặc khó, cơ sở y tế thực hiện thủ thuật này.

Trung bình, chi phí tháo vòng giao động từ 100.000 – 300.000 đồng, thực hiện tại các cơ sở y tế công lập.

Đối với các cơ sở tư nhân, chi phí tháo vòng có thể giao động trong mức 500.000 – 1.000.000 đồng tùy mức độ.

Tóm lại, trước khi quyết định đặt – tháo vòng tránh thai, chị em cần tìm hiểu kỹ các thông tin về phương pháp này, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo tính an toàn trong quá trình thực hiện.

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.

Hoàng Thị Lan Hương 7 Tháng Mười Một, 2019

Vòng tránh thai là một biện pháp lâu dài và hữu hiệu để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn. Tháo vòng tránh thai là điều cần thiết trong nhiều tình huống. Chị em thường có rất nhiều băn khoăn xung quanh việc kết thúc biện pháp ngừa thai này. Xin mời bạn đọc quan tâm tìm hiểu chủ đề này tại Docosan.

Dấu hiệu nên tháo vòng tránh thai

Ngoài nhu cầu tháo để mang thai, chị em có sử dụng vòng tránh thai cần lưu ý những dấu hiệu bất thường gợi ý mình nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tháo vòng, tránh để lại biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Sau đây là một số trường hợp cần phải tháo vòng tránh thai:

  • Có nhu cầu có thai. Nếu chị em có nhu cầu ngưng biện pháp ngừa thai kéo dài này và có ý định mang thai, hãy hẹn bác sĩ chuyên khoa phụ sản để tháo vòng đúng thời điểm.
  • Hết hạn sử dụng vòng tránh thai. Tuy đây là một biện pháp ngừa thai lâu dài, chị em lưu ý vòng tránh thai không thể để lại mãi trong tử cung. Điều này hẳn phải được thảo luận kỹ bởi bác sĩ khi bạn tiến hành đặt. Tùy theo loại vòng tránh thai, thời gian sử dụng khác nhau, thường là 5-7 năm.
  • Vòng tránh thai bị di lệch hoặc tuột. Hiện tượng này tuy hiếm gặp, nhưng vẫn xảy ra và thường gặp là trong vòng vài tháng sau khi đặt. Chị em có thể tự thăm âm đạo mỗi tháng và kiểm tra sợi dây của vòng tránh thai được thòng xuống khoảng 1-2 centimet từ lỗ cổ tử cung. Nếu có sự thay đổi về vị trí và độ dài của hai sợi dây, khả năng vòng bị di lệch. Một số dấu hiệu khác như sờ thấy thân vòng bằng nhựa, đau quặn bụng, chảy máu âm đạo khác thường.
  • Chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai. Vòng tránh thai nếu vẫn giữ lại dù đã mang thai sẽ mang đến nhiều nguy cơ sức khỏe cho cả thai và mẹ. Một số dấu hiệu nhận biết sớm tình huống này như: trễ kinh, đau nhói ở bụng, xuất huyết âm đạo bất thường, chóng mặt, ngất,… Nếu nghi ngờ có thai khi đang đặt vòng tránh thai, đây là một vấn đề y khoa nhiều nguy cơ, bạn cần gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và xử trí.
  • Khí hư có mùi khó chịu. Đây là một dấu hiệu gợi ý sự viêm nhiễm trong đường sinh dục. Khí hư tiết ra mà không có mùi hôi, đau ngứa hay màu lạ thì chị em không cần lo lắng quá, chỉ cần duy trì vệ sinh tốt vùng kín và thay đồ lót thường xuyên.
Chị em có thể tự kiểm tra hai sợi dây của vòng tránh thai mỗi tháng

Tháo vòng tránh thai vào thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt?

Vòng tránh thai có thể được tháo bỏ ở bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy vậy, các nghiên cứu cho thấy tháo vòng tránh thai sẽ dễ dàng hơn một chút khi bạn đang hành kinh. Điều này là do cổ tử cung trở nên mềm hơn trong giai đoạn này theo sinh lý bình thường.

Khi bạn đang lên lịch tháo vòng tránh thai, hãy xác định xem ngày dự tính tháo bỏ có gần ngày bạn rụng trứng của chu kỳ này không. Bởi nếu bạn quan hệ ngay trước thời điểm tháo bỏ vòng, và bạn cũng rụng trừng gần lúc này, bạn sẽ có khả năng cao mang thai. Tinh trùng có thể tồn tại và vẫn có khả năng thụ tinh bên trong đường sinh dục nữ đến khoảng 4-5 ngày.

Tốt nhất bạn không nên quan hệ ít nhất 1 tuần trước khi tháo vòng, trừ khi bạn có sử dụng bao cao su. Điều này giúp giảm khả năng thụ thai.

Tháo vòng tránh thai có đau không?

Tháo vòng tránh thai có thể gây ra một chút cảm giác khó chịu hoặc đau quặn thoáng qua trong lúc thiết bị này được lấy ra. Nhưng điển hình thủ thuật này sẽ không gây đau, trừ khi có các biến chứng xảy ra. Nhiều người cũng thấy rằng lấy vòng ra không khó chịu như khi đặt vào.

Một trong những biến chứng thường gặp là vòng tránh thai bị di lệch hoặc sợi dây của vòng không xác định được. Khi đó, bác sĩ sẽ cố gắng định vị sợi dây bằng siêu âm ngã âm đạo. Nếu sợi dây bị kéo vào trong lòng ống cổ tử cung, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng kéo chúng ra khỏi cổ tử cung bằng kềm, hoặc tâm bông. Tình huống này có thể gây đau nhiều hơn một cuộc thủ thuật lấy vòng điển hình.

Tuy hiếm gặp, nhưng nếu vòng tránh thai bị kẹt trong thành tử cung, thủ thuật tháo bỏ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Bác sĩ có thể sử dụng một số kỹ thuật như siêu âm, chụp x-quang buồng tử cung có cản quang, nội soi lòng tử cung để xác định vị trí của vòng.

Bác sĩ có thể phải nong rộng cổ tử cung và dùng kẹp để lấy vòng tránh thai ra. Tình huống này thường đòi hỏi gây tê cục bộ để giảm đau và giảm khó chịu cho bạn.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có bầu được?

Một khi vòng tránh thai được tháo bỏ, bạn sẽ không còn được bảo vệ khỏi tình huống mang thai ngoài ý muốn. Theo lý thuyết, khả năng thụ thai quay lại gần như lập tức.

Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể cần vài tháng để trở lại như bình thường sau khi tháo vòng. Điều này làm việc xác định khả năng mang thai sau tháo vòng trở nên khó khăn hơn. Theo nghiên cứu, 85% phụ nữ có khả năng thụ thai trong vòng 1 năm sau khi vòng tránh thai được tháo bỏ.

Gần như ngay sau khi tháo bỏ vòng tránh thai, phụ nữ có khả năng thụ thai

Có thai ngay khi vừa tháo vòng tránh thai

Như đã nêu, bạn có thể mang thai hầu như ngay sau khi tháo vòng tránh thai. Nếu bạn có ý muốn quan hệ sau khi tháo vòng, bạn cần một biện pháp tránh thai thay thế để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm bao cao su và thuốc tránh thai. Hãy thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp thích hợp nhất với mình.

Một điều lưu ý là vì tinh trùng có thể tồn tại trong âm đạo phụ nữ và giữ được khả năng kết hợp với trứng đến vài ngày sau khi quan hệ. Do đó, nếu chị em có quan hệ ngay trước thời điểm tháo vòng tránh thai, khả năng mang thai ngoài ý muốn là hoàn toàn có.

Các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất các cặp đôi cần tránh quan hệ trước thời điểm tháo bỏ vòng tránh thai ít nhất là 7 ngày.

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì đặt lại được?

Phụ nữ có thể tháo vòng tránh thai khi có nhu cầu sinh con, hoặc khi có chỉ định tháo bỏ như vòng bị di lệch, mắc một số bệnh phụ khoa… Khi tiếp tục có nguyện vọng tránh thai lâu dài, chị em có thể đặt lại vòng tránh thai mới. Thời gian bao lâu thì đặt lại được còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

  • Phụ nữ tháo vòng vì hết hạn sử dụng có thể đặt vòng mới mà không cần chờ thêm
  • Phụ nữ có chỉ định tháo vòng vì bệnh viêm nhiễm đường sinh dục hoặc mắc các bệnh lý phụ khoa khác thì cần điển trị ổn định và khỏi bệnh thì mới đặt lại được
  • Đối với phụ nữ tháo vòng để mang thai và sinh con, thời gian đặt lại sau sinh tùy vào sinh thường hay sinh mổ. Nếu sinh thường, thời gian này là 2-3 tháng; với sinh mổ, thời gian này kéo dài hơn, thường là 6 tháng. Các nghiên cứu cho thấy chị em đặt vòng ngay sau sinh có khả năng bị tuột vòng, di lệch và gây xuất huyết cao hơn. Nhìn chung càng lâu sau khi sinh càng tốt.
  • Chị em tháo vòng vì xuất huyết nhiều, đau bụng,… thì gợi ý cơ thể mình không phù hợp với biện pháp ngừa thai này. Tốt nhất không nên cố gắng đặt lại khi cơ thể không thể thích ứng. Chị em có thể dùng biện pháp tránh thai khác như bao cao su, thuốc tránh thai hằng ngày,…

Cách tháo vòng tránh thai tại nhà

Tự tháo vòng tránh thai tại nhà không được khuyến cáo cho chị em nói chung. Đây là một thủ thuật tiềm ẩn những rủi ro nếu không được đào tạo kỹ năng bài bản. Tuy nhiên, theo nghiên cứu có đến 59% phụ nữ được khảo sát đã thừa nhận việc tử loại bỏ vòng tránh thai tại nhà, nhưng chỉ khoảng một phần năm số này thực hiện thành công.

Cần nhắc lại, tốt nhất thủ thuật này nên được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn có ý định tự thực hiện, sau đầy là một số điều cần chuẩn bị:

  • Cắt móng tay gọn gàng và trơn láng trước khi thực hiện
  • Thuốc giảm đau sau khi thực hiện, như acetaminophen hay ibuprofen
  • Một cái khăn để ngồi hoặc nằm lên
  • Một gương cầm tay, hoặc mặt trước của máy ảnh điện thoại để quan sát tốt hơn

Các bước thực hiện:

  • Rửa tay thật sạch để tránh các nhiễm trùng, sau khi tay khô bạn cần mang găng tay vô khuẩn
  • Chuẩn bị tư thế, hai lựa chọn là đứng hoặc nằm ngửa
  • Dồn sức nén xuống vùng bụng dưới để cổ tử cung gần với miệng âm đạo hơn
  • Đưa tay vào nắm lấy sợi dây và nhẹ nhàng kéo ra

Sau đây là những tình huống bạn cần lập tức dừng lại:

  • Bạn không sờ thấy sợi dây
  • Bạn kéo sợi dây ra không dễ dàng

Những tình huống này gợi ý có gì đó không ổn đang xảy ra, bạn hãy đến gặp bác sĩ để thực hiện thủ thuật này.

Tháo vòng tránh thai bao nhiêu tiền?

Đây là câu hỏi nhiều chị em quan tâm. Chi phí tháo vòng tránh thai thay đổi tùy cơ sở y tế cung cấp dịch vụ này cũng như một số yếu tố khác, có thể dao động từ 1 triệu đồng đến vài triệu.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí tháo bỏ vòng tránh thai:

  • Tình trạng sức khỏe sẵn có của chị em
  • Cơ sở y tế
  • Chi phí khám sức khỏe
  • Chi phí thực hiện tháo vòng
  • Chi phí tháo vòng khi mắc bệnh phụ khoa
  • Các chi phí khác như vật lý trị liệu, tăng cường hốc-môn [nếu có nhu cầu]

Vòng tránh thai nhìn chung là một biện pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả, hơn nữa có thể sử dụng lâu dài. Nếu chị em có mong muốn mang thai thì có thể ngừng sử dụng và tháo bỏ vòng. Một số tình huống thỏa chỉ định chị em cũng cần tháo vòng, như bị viêm nhiễm đường sinh dục, vòng bị lệch hay di chuyển, cơ thể không thích ứng được với thiết bị. Tháo vòng tránh thai cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn tại cơ sở y tế uy tín và đủ phương tiện.

Video liên quan

Chủ Đề