Nên nghỉ sinh trước bao lâu

Thời kì nghỉ thai sản có thể rất nhạy cảm với cả thai phụ và cả nhà tuyển dụng của bạn. Có thể bạn chưa quen với luật lao động, các điều khoản và cả các thủ tục giấy tờ của kì nghỉ này. HUGGIES® sẽ giúp bạn hiểu dễ dàng hơn các chi tiết về kì nghỉ thai sản cũng như quyền lợi của bạn với tư cách là mẹ và người lao động hợp pháp. Đồng thời, Huggies cũng giúp bạn cân nhắc nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu.

Bạn cần phải suy nghĩ kĩ về việc có nên gia hạn nghỉ phép trong khi nghỉ sinh hay không. Một số thai phụ nghĩ rằng họ có thể quay trở lại cuộc sống như trước thời sinh nở và nhanh chóng đi làm lại. Nhưng ngay khi em bé ra đời, sự quyến luyến và bản năng làm mẹ mạnh mẽ khiến họ khao khát được ở nhà thêm với con mình. Tình thương lúc này cao hơn cả ý nghĩ muốn tiếp tục theo đuổi các nấc thang sự nghiệp.

Một số bà mẹ khác lại có phản ứng ngược lại trong kì nghỉ sinh và thấy nhớ công việc, nhớ các mối quan hệ làm ăn, mong muốn được tiếp tục có thành tựu trong công việc, nhớ sự hưng phấn khi làm việc....

Trong một số hoàn cảnh, người mẹ cảm thấy khó khăn khi phải sống trong điều kiện chi tiêu quá eo hẹp và tiếc công việc làm ra tiền nên muốn quay lại ngay.

Tham khảo: Chăm sóc bà bầu

Quyết định nghỉ thai sản

Vì bạn sẽ không biết trước hoàn cảnh sau khi có em bé, nên hãy để mở khả năng thảo luận với công ty/sếp trực tiếp của mình về khả năng sẽ làm việc bán thời gian trong lúc bé sơ sinh còn quá nhỏ.

Nên nghỉ thai sản từ tuần bao nhiêu? Theo Luật, bạn được phép nghỉ thai sản trước khi sinh 2 tháng. Như vậy, bạn nên tính ngày dự sinh, căn cứ vào kế hoạch và tình trạng sức khoẻ của bản thân và quyết định thời điểm xin nghỉ thai sản. Với thời gian mang thai khoảng 40 tuần thì bạn có thể xin nghỉ thai sản từ tuần 32. 

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về chuyện nghỉ sinh, bạn nên nhớ khi có em bé, rất nhiều dự định và cả quan điểm của bạn sẽ thay đổi, và bạn sẽ biết mình cần ưu tiên gì hơn hết trong cuộc sống. Có thể cuối cùng bạn sẽ theo đuổi một công việc hoàn toàn khác trước đây vì bạn muốn dành những ưu tiên tốt nhất cho thiên thần nhỏ của mình.

Bạn nên dành thời gian cùng chồng chuẩn bị kế hoạch nghỉ sinh. Nếu bạn thực sự muốn quay trở lại công việc, hãy hỏi chồng về việc anh ấy sẽ ở nhà trong những năm đầu tiên của bé. Có thể anh ấy rất muốn ở nhà chăm sóc con nhưng lại nghĩ nhiệm vụ của chồng là phải kiếm tiền chu cấp cho gia đình.

Trong những năm gần đây, có quá nhiều phụ nữ yêu thích công việc và kiếm được nhiều tiền, nên các ông chồng sẵn sàng kéo dài thời gian nghỉ hộ sản của họ hoặc rời xa sự nghiệp một thời gian đến chăm sóc con, trong khi mẹ của bé trở thành người kiếm sống cho cả gia đình. Một cách khác là cả bạn và chồng cùng nghỉ thêm một thời gian trong kì thai sản và sau đó cùng quay trở lại làm việc bán thời gian.

Tham khảo: Cách chăm sóc bé

Phụ cấp thai sản

HUGGIES® đã ghi nhận tất cả các thay đổi này và tìm hiểu những câu hỏi liên quan đến việc nghỉ thai sản được trả lương của các thai phụ có quan tâm đến vấn đề này:

  • Tôi sẽ được trả bao nhiêu tiền phụ cấp thai sản?
  • Tôi có được phép nghỉ cùng lúc cả kì nghỉ hộ sản và nghỉ sinh theo quy định của công ty?
  • Tôi có được phụ cấp sau sinh và nhận lại 18 tuần tiền lương sau kì nghỉ sinh không?

Nếu bạn thắc mắc về vấn đề gì liên quan đến kì nghỉ thai sản [kể cả những luật mới sửa đổi], hãy đọc kĩ phần hướng dẫn về nghỉ thai sản của chúng tôi và tìm ra câu trả lời mình cần.

Tham khảo: Những điều cần biết khi mang thai

Chế độ nghỉ hộ sản của người bố

Hộ sản là thời gian mà người bố xin nghỉ công việc ở công ty để chăm sóc đứa con vừa sinh của mình. Như đã nêu trên, xu hướng các ông bố nghỉ việc tạm thời để chăm sóc con ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, trào lưu này vẫn còn mới nên bạn có thể chưa biết nhiều thông tin về kì nghỉ hộ sản dành cho cha.

Phần hướng dẫn về nghỉ hộ sản sẽ trả lời những câu hỏi như:

  • Ai được nghỉ hộ sản?
  • Tôi có thể nghỉ hộ sản bao lâu?

Nếu bạn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cần thiết cho kì nghỉ hộ sản, bạn sẽ có lại việc làm cũ ngay sau khi bạn quay trở lại công việc [sẽ có vài thay đổi nhỏ trong vị trí hoặc trong các ngành làm việc khác nhau. Vì thế, nếu bạn không rõ về bất cứ điều khoản nào trong luật nghỉ hộ sản, hãy đọc kĩ phần Nghỉ hộ sản để tìm thấy câu trả lời mình cần nhé.

Luật nghỉ thai sản

HUGGIES® đã đọc những điều luật với nhiều từ khó hiểu trong đạo luật và giải thích nó dưới dạng dễ hiểu hơn cho bạn. Những giải thích rõ ràng đã được viết lại trong phần về luật nghỉ thai sản. Tuy nhiên, nếu bạn có gì vẫn chưa rõ hoặc cần thêm thông tin về luật hoặc các chi tiết giấy tờ để chuẩn bị cho kì nghỉ của mình, bạn có thể liên hệ với Công Đoàn hoặc phòng nhân sự trong công ty hoặc một tổ chức hỗ trợ người lao động gần nơi ở của bạn. Có vài điều sau đây khi chuẩn bị xin nghỉ thai sản:

  • Kiểm tra kĩ chính sách công ty và đọc lại hợp đồng lao động.
  • Có thể bạn sẽ không được trả lương trong kì nghỉ, trừ khi công ty bạn có ghi rõ hoặc trong hợp đồng của bạn có chi tiết đó.

Đơn xin nghỉ thai sản

Khi viết đơn xin nghỉ thai sản, quan trọng nhất là khi được công ty của bạn chấp nhận. Bạn nên nói chuyện sớm với người quản lí trực tiếp hoặc giám đốc khi đã quyết định. Bạn nên viết rõ mục đích của kì nghỉ này vào tờ đơn nghỉ thai sản. Trong thư xin nghỉ, bạn phải ghi rõ các lí do thích hợp về việc xin nghỉ của mình. Thời gian tốt nhất là bạn nên gửi đơn xin nghỉ ít nhất 10 tuần trước khi chính thức nghỉ để có thể được nhà tuyển dụng xem xét.

Quyền lợi khi nghỉ sinh con

Trong phần này, HUGGIES® đã tìm hiểu những quyền lợi mà thai phụ được hưởng trong kì nghỉ này. Chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi:

  • Ai được xin nghỉ thai sản?
  • Tôi được phép nghỉ thai sản bao lâu?
  • Việc làm của tôi sẽ ra sao khi tôi hết kì nghỉ phép?
  • Thời điểm nào tôi cần cho công ty biết tôi đã có thai?

Dù bạn có quyết định ra sao thì việc thảo luận thẳng thắn và rõ ràng với sếp/công ty, chồng và gia đình của bạn cũng là điều rất cần thiết trước khi bạn có quyết định cuối cùng. Với sự hỗ trợ từ gia đình và những thông tin HUGGIES® chuẩn bị cho bạn, bạn sẽ có một quyết định đúng đắn và có lợi nhất cho cả bản thân bạn và em bé thân yêu của bạn.

Bạn đã nghĩ ra tên cho bé nhà mình chưa? Cùng Huggies tham khảo cách đặt tên cho con nhé:

Tên ở nhà cho bé trai, bé gái

Đặt tên cho con gái

Đặt tên con trai hay

Nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng 6 tháng thai sản? Tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 8 năm 2019, đến nay và hiện tôi đang mang thai 4 tháng. Do tình trạng sức khoẻ nên tôi dự định làm thêm 2 tháng nữa tôi nghỉ, tức là làm đến hết tháng 4 năm 2021. Ngày dự sinh của tôi là ngày 3/8/2021. Vậy nếu tôi xin nghỉ từ tháng 4 tôi có được hưởng 6 tháng thai sản không?

Tư vấn chế độ thai sản:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tới Tổng đài tư vấn. Với thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng 6 tháng thai sản?; chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b] Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo đó, lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định: 

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a] Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b] Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dự sinh vào ngày 3/8/2021. Do vậy, 12 tháng trước khi sinh của bạn được xác định từ tháng 8/2020 đến tháng 7/2021.

Cụ thể, trong trường hợp này, bạn đóng bảo hiểm từ tháng 8/2019 và muốn nghỉ từ tháng 4/2021. Như vậy, tính đến thời điểm nghỉ sinh, bạn đã đóng được 9 tháng bảo hiểm, đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng thai sản. 

Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: 

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.

Theo quy định này, thời gian tối đa để lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh là 2 tháng.

Do vậy, trong trường hợp bạn dự sinh vào ngày 3/8/2021, thì bạn có thể nghỉ trước sinh từ tháng 7/2021. Còn những tháng bạn nghỉ trước đó thì bạn nên báo với công ty để khai báo nghỉ việc không lương thì bạn mới được giải quyết hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: Nếu tháng 4/2021 mà bạn nghỉ việc hẳn thì không áp dụng quy định về thời gian nghỉ tối đa trước khi sinh. Khi đó điều kiện để hưởng chế độ thai sản của bạn là đóng đủ 6 tháng BHXH trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với thắc mắc của bạn về Nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng 6 tháng thai sản?

Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm tại bài viết:

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp

Thời gian nghỉ thai sản có được dùng làm căn cứ tính số ngày nghỉ hằng năm?

Nếu còn vướng mắc về Nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng 6 tháng thai sản; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề