Ví dụ về tích tụ tư bản và tập trung tư bản

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Ngo Thinh2022-04-02T15:24:30+07:00

[Last Updated On: 02/04/2022]

Tích tụ tư bản là gì? Tập trung tu bản là gì? Vai trò của tập trung tư bản trong sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.

Tích tụ và tập trung tư bản

Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản riêng lẻ. Tích tụ tư bản do yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, mặt khác, khi khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản mạnh hơn.

Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn. Đây là sự tập trung những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính độc lập riêng biệt của chúng, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tư bản lớn hơn.

Do cạnh tranh mà tập trung tư bản có thể diễn ra bằng biện pháp tự nguyện hay cưỡng bức. Tín dụng tư bản chủ nghĩa là một phương tiện để tập trung những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội vào tay nhà tư bản.

So sánh tích tụ và tập trung tư bản

Điểm giống: Tích tụ và tập trung tư bản đều làm cho quy mô của tư bản tăng lên.

Điểm khác:

Tích tụ tư bản Tập trung tư bản
Nguồn gốc Từ giá trị thặng dư được tư bản hóa Tư bản đã hình thành sẵn trong xã hội
Quy mô Tư bản cá biệt tăng và tư bản xã hộ tăng Bố trí lại tư bản xã hội, quy mô tư bản xã hội vẫn như cũ
Quan hệ Nhà tư bản với lao động Nhà tư bản với nhà tư bản
Giới hạn Khối lượng giá trị thặng dư có được. Tư bản tập trung từng ngành, khác ngành, toàn xã hội

Vai trò của tập trung tư bản trong sự phát triển của CNTB

  • Nhờ có tập trung tư bản mà có thể tổ chức được một cách rộng lớn lao động hợp tác, biến quá trình sản xuất rời rạc, thủ công thành thành quá trình sản xuất phối hợp theo quy mô lớn và được xếp đặt một cách khoa học, xây dựng được những công trình công nghiệp lớn, sử dụng được kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
  • Tập trung tư bản làm cho cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên, nhờ đó năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, tập trung tư bản trở thành đòn bẩy mạnh mẽ của tích lũy tư bản.
  • Quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng, do đó, nền sản xuất TBCN cũng ngày càng trở thành nền sản xuất xã hội hóa cao độ, làm cho mâu thuẫn kinh tế cơ bản của CNTB càng sâu sắc thêm.

Ý nghĩa nghiên cứu

  • Tích tụ và tập trung tư bản là các con đường làm cho quy mô vốn tăng lên.
  • Việc tập trung tư bản có ý nghĩa to lớn đối với CNTB trong việc tăng nhanh quy mô tư bản để cải tiến kỹ thuật, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, tăng năng suất lao động để giành thắng lợi trong cạnh tranh.
  • Đối với nước ta, cần hình thành những tập đoàn kinh tế có quy mô vốn lớn, từ đó, nước ta mới có điều kiện tham gia cạnh tranh trong điều kiện hội nhập nền kinh tế nước ta với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
  • Quy mô vốn lớn còn là điều kiện, tiền đề nhằm đẩy mạnh CNH – HĐH ở nước ta hiện nay.

Thế nào là Tích tụ tư bản và Tập trung tư bản?

Khái niệm, ưu và nhược điểm.

2. Sự giống nhau và khác nhau giữa Tích tụ tư bản & Tập

trung tư bản.

3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại.

Sơ lược về CNTB hiện đại => vai trò.

Nội dung tài liệu Tích tụ tư bản và tập trung tư bản vai trò của tập trung tư bản trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

TÍCH TỤ TƯ BẢN & TẬP TRUNG TƯ BẢN VAI TRÒ CỦA TẬP TRUNG TƯ BẢN TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI ĐỀ TÀI 11 Nội dung cụ thể 1. Thế nào là Tích tụ tư bản và Tập trung tư bản? Khái niệm, ưu và nhược điểm. 2. Sự giống nhau và khác nhau giữa Tích tụ tư bản & Tập trung tư bản. 3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại. Sơ lược về CNTB hiện đại => vai trò. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn. 1. Thế nào là tích tụ tư bản & tập trung tư bản  Tích tụ tư bản: Tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của nhà tư bản riêng rẽ. Ví dụ: Tư bản A: 100 đơn vị Năm thứ 1: tích lũy 20 đv ~> quy mô: 120 đv Năm thứ 2: tích lũy 30 đv ~> quy mô: 150 đv ~> Mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ KHKT. ~> m tăng lên lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ TB. 1. Thế nào là tích tụ tư bản & tập trung tư bản  Tích tụ tư bản: Ưu điểm  Cả TB cá biệt và TB xã hội đều tăng.  Ít rủi ro do TB tích lũy từ chính lợi nhuận DN có. Nhược điểm  Là một quá trình lâu dài => có thể dẫn đến việc mất cơ hội đầu tư lớn.  Không thể mở rộng quy mô hoạt động nhanh chóng để tạo lực cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn. 1. Thế nào là tích tụ tư bản & tập trung tư bản  Tập trung tư bản: Sự hợp nhất một số TB nhỏ thành một TB cá biệt lớn. Ví dụ: Tư bản D: 600 đv ~> Hai đòn bẩy: * Cạnh tranh * Tín dụng ~> Hình thức: sáp nhập, hợp nhất, đi vay, huy động vốn qua thị trường chứng khoán... Tư bản A: 100 đv Tư bản B: 200 đv Tư bản C: 300 đv 1. Thế nào là tích tụ tư bản & tập trung tư bản  Tập trung tư bản: Ưu điểm  Diễn ra nhanh chóng => tận dụng được cơ hội đầu tư lớn.  Tập trung được LLSX, quy mô vốn cao => nhanh chóng tăng sức cạnh tranh. Nhược điểm  TB cá biệt tăng nhưng TB xã hội không thay đổi.  Kèm theo rủi ro lớn do việc tập trung có thể không mang lại hiệu quả. 2. Sự giống nhau và khác nhau giữa Tích tụ tư bản & Tập trung tư bản  Giống: Đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt qua đó thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản gia tăng. Tích tụ tư bản Tập trung tư bản Nguồn:  Là giá trị thặng dư được TB hóa. ~> kết quả tất nhiên của tích lũy. ~> quá trình phát triển nội sinh của một doanh nghiệp, là một quá trình. Quy mô:  TB cá biệt tăng và TB xã hội cũng tăng.  Là những TB cá biệt đã được hình thành sẵn trong XH. ~> mang tính hành vi của nhà tư bản, diễn ra tại một thời điểm hoặc khoảng thời gian ngắn hơn.  TB cá biệt tăng nhưng quy mô của TB XH vẫn như cũ.  Khác: Tích tụ tư bản Tập trung tư bản Quan hệ:  Giữa nhà tư bản và lao động. Giới hạn:  Giá trị thăng dư có được.  Giữa nhà tư bản và nhà tư bản, giữa nhà tư bản và người lao động  Trong ngành, khác ngành, toàn xã hội [số TB cá biệt trong một ngành trong XH].  Khác:  Kết luận:  Tích tụ TB và tập trungTB có quan hệ mật thiết với nhau và tác động thúc đẩy nhau. Tích tụ TB -> tăng quy mô TB cá biệt -> cạnh tranh gay gắt hơn -> tập trung nhanh hơn. Tập trung TB tạo thuận lợi cho việc bóc lột giá trị thặng dư -> đẩy nhanh tích tụ TB.  Tích tụ và tập trung tư bản có thể hiểu như hai mặt của tư bản, như hai cặp phạm trù nội dung - hình thức. Tập trung mà không có tích tụ -> TB thực chất vẫn yếu. 3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại  CNTB hiện đại:  Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất. - Khoa học công nghệ có nhiều bước tiến. - Lao động có kĩ năng và trình độ ngày càng nhiều. ~> Năng suất lao động được tăng cao.  Nền kinh tế có xu hướng chuyển từ KT công nghiệp sang KT tri thức. KT nông nghiệp -> KT công nghiệp -> KT tri thức. Tri thức và công nghệ: yếu tố sản xuất quan trọng. 3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại  CNTB hiện đại:  Sự điều chỉnh về QH sản xuất và QH giai cấp. Quyền sở hữu được phân tán: công nhân cũng có thể nắm giữ cổ phần. Đội ngũ công nhân thay đổi kết cấu: trình độ, tay nghề được nâng cao -> thu nhập cao hơn -> giảm nghèo đói. ~> cải thiện quan hệ, giảm bớt mâu thuẫn giai cấp.  Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn. Giảm bớt tập trung quá lớn quyền lực, thay thế bằng mạng lưới phân quyền. 3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại  CNTB hiện đại:  Nhà nước chủ yếu quản lý nền KT ở tầm vĩ mô. Vai trò điều tiết nền KT của thị trường ngày càng tăng. Vai trò của nhà nước đối với nền KT thị trường chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp chủ yếu quản lý ở tầm vĩ mô.  Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống KT TBCN, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu. - Truyền bá khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý. - Tạo không gian rộng lớn phát triển LLSX ~> ảnh hường lớn đến lĩnh vực tài chính, tiền tệ trong nước và trên thế giới. 3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại  CNTB hiện đại: => Mâu thuẫn bản chất giữa LLSX và QHSX, giữa tư sản và vô sản không hề mất đi mà còn nảy sinh những mâu thuẫn mới phức tạp và gay gắt hơn: giữa các tổ chức độc quyền trong thương mại, tiền tệ, công nghệ; giữa các nước TB phát triển về vị thế KT, KHCN; giữa các nước TB trong vấn đề xây dựng trật tự KT quốc tế hợp lý. Là động cơ cho quá trình tập trung TB ngày càng tăng. => Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp trong XH. => Nhà nước TBCN luôn có xu hướng bảo vệ giai cấp tư sản, bóc lột các tầng lớp lao động làm cho mâu thuẫn XH ngày càng sâu sắc. 3. Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại  Vai trò của tập trung TB trong CNTB hiện đại: Tập trung TB có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của CNTB. ~> tổ chức một cách rộng lớn quá trình SX theo quy mô XH, thích ứng với trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại. ~> làm cho cấu tạo hữu cơ của TB tăng lên, nhờ đó mà năng suất lao động tăng lên nhanh chóng.  Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc lột giá trị thặng dư, đẩy nhanh tích tụ TB.  Tiền đề cho sự ra đời của CNTB độc quyền. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Về mặt lý luận: - Hiểu rõ bản chất của quá trình tích lũy TB thông qua tích tụ và tập trung TB: tăng quy mô của TB cá biệt -> thúc đẩy quá trình tích lũy TB gia tăng. Từ đó khai thác những nhân tố làm tăng quy mô tích lũy. - Dựa vào sự khác biệt giữa tích tụ và tập trung TB để biết cách vận dụng vào thực tế cho phù hợp, có hiệu quả. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Về mặt thực tiễn: - Phải tiến hành cả tích tụ và tập trung để làm cho quy mô của từng doanh nghiệp cũng như của toàn XH đều tăng. - Quá trình tập trung, tích tụ và huy động vốn có thể thông qua mô hình các tập đoàn kinh tế, mô hình công ty mẹ, công ty con nhưng dù dưới hình thức nào, mô hình nào cũng phải đi vào thực chất, bảo đảm hiệu quả và sự phát triển của doanh nghiệp. - Tập trung TB -> hình thành một thế lực hùng mạnh trên thị trường -> đe doạ sự kiểm soát thông qua cơ chế thị trường -> Nhà nước quản lý cạnh tranh thông qua PL. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Vấn đề kiểm soát các tổ chức độc quyền, các doanh nghiệp có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường:  Hai mô hình chính:  Cấm tập trung kinh tế và độc quyền về mặt hình thức: Mỹ, Canada, Arghentina Quy định cụ thể: Cấm phân biệt đối xử về giá, cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền/ có nội dung ràng buộc...  Kiểm soát tập trung kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của nó: các nước Tây Âu, Anh, Úc Nhìn chung các điều khoản về sáp nhập, mua lại không có tính bắt buộc, không cần thiết phải rà soát và thông qua tất cả các vụ sáp nhập, mua lại. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu Mô hình trung gian:  Bên cạnh những quy định chung, có một loạt những trường hợp ngoại lệ, giảm nhẹ. Việc hợp nhất, sáp nhập bị kiểm soát hay không phụ thuộc chủ yếu vào mức vốn của công ty. Vượt quá mức vốn nhất định theo qui định, hợp nhất, sáp nhập phải được thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trước hoặc sau khi hoàn thành việc hợp nhất... Các nước theo mô hình này: Đức, Việt Nam... Việc khống chế, kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Cám ơn Thầy và các bạn đã theo dõi!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • tong_hop_ppt_2841.pdf

Video liên quan

Chủ Đề