Thể loại văn học nào nổi tiếng thời Minh, Thanh

Nhà Minh và nhà Thanh là thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử phát triển tiểu thuyết của Trung Quốc. Xét về tư tưởng và đề tài, tiểu thuyết thời nay hàm chứa tinh hoa văn hóa truyền thống sâu rộng nhất với những câu chuyện cảm động. Hãy cùng ChineseRd tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của tiểu thuyết thời Minh – Thanh nhé!

Xem thêm: Bách Gia Chư Tử [Các trường phái tư tưởng Trung Quốc]

Giới thiệu chung về tiểu thuyết Minh Thanh

Nhà Minh và nhà Thanh là thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc. Bắt đầu từ thời nhà Minh, một loại hình văn học là tiểu thuyết đã thể hiện đầy đủ chức năng xã hội và giá trị văn học. Phá vỡ thế độc tôn của thơ ca chính thống; được xếp cạnh thơ Đường, Tống từ và Nguyên khúc. Do phát triển cực điểm vào thời nhà Minh và nhà Thanh nên được gọi là tiểu thuyết Minh – Thanh.

Thời nhà Thanh là thời kỳ tiểu thuyết cổ điển hưng thịnh rồi suy tàn và là bước ngoặt chuyển sang tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết được hình thành từ các triều đại Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều. Khi này nó mang tính lập dị, là tiền đề cho sự phát triển của tiểu thuyết thời Minh, Thanh. Cuối thời Nguyên, đầu thời Minh, trên cơ sở thoại bản [chủ yếu kể chuyện lịch sử và đời sống xã hội] đã sản sinh ra những kiệt tác như “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Thủy Hử” và “Tây Du Ký”.

Tứ đại danh tác

Tiểu thuyết thời nhà Minh

Tiểu thuyết thời nhà Minh được chia ra làm hai thể loại chính là: truyện ngắn và truyện dài.

Dựa trên đề tài và nội dung tư tưởng, truyện dài được chia thành 5 loại: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết anh hùng truyền kì, tiểu thuyết thần thoại, tiểu thuyết tình cảm và tiểu thuyết phá án.

Tiểu thuyết lịch sử

Tiểu thuyết lịch sử được phát triển từ nghệ thuật kể chuyện thời Nguyên Tống. Dựa trên sự kiện lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác, tiếp thu nội dung của lịch sử và văn hóa dân gian. Đặc điểm của thể loại này là “bảy phần thực, ba phần hư cấu”.

Tác phẩm tiêu biểu: “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tiểu thuyết anh hùng truyền kì

Thể loại này cũng có nguồn gốc từ việc kể sử thời Nguyên Tống. Nhưng điểm khác biệt với tiểu thuyết lịch sử nằm ở chỗ, tiểu thuyết anh hùng không bám vào diễn biến các sự kiện lịch sử mà tập trung miêu tả những anh hùng huyền thoại được lý tưởng hóa với nhiều yếu tố hư cấu hơn.

Tác phẩm tiêu biểu: “Thuỷ Hử” của Thi Nại Am

Thuỷ Hử

Tiểu thuyết thần thoại

Đây là tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của tôn giáo ở nhiều mức độ khác nhau. Nội dung liên quan đến ma quỷ và thần. Mang đầy tính kỳ lạ và viễn tưởng.

Tác phẩm tiêu biểu: “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân

Tây Du Ký

Tiểu thuyết tình cảm

Tiểu thuyết tình yêu lấy đề tài cuộc sống hiện thực xã hội, đặc biệt là cuộc sống gia đình làm cốt.

Tác phẩm tiêu biểu là “Kim Bình Mai” của Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh. “Kim Bình Mai” là truyện dài đầu tiên của Trung Quốc được nhà văn sáng tác độc lập. Thoát khỏi sự gò bó trong việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử và truyền thuyết. Chuyển sang đề tài hiện thực, miêu tả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống đời thường.

Kim Bình Mai

Tiểu thuyết phá án

Vào cuối thời nhà Minh, tiểu thuyết phá án phát triển, miêu tả sự thối nát của chính trị và mặt tối của xã hội. Tiểu thuyết ở thể loại này vừa ca ngợi sự thanh liêm của quan triều thần, vừa phản ánh mặt tối của chính trị, xã hội cũng như mâu thuẫn gay gắt của các giai cấp.

Tiểu thuyết phá án thường theo đuổi sự lạ thường và bước ngoặt của tình tiết câu chuyện. Bỏ qua khắc hoạ tính cách nhân vật. Xét về mặt nghệ thuật thì điều này được coi là khá thô sơ.

Tác phẩm tiêu biểu: “Hải Công Án” của Lý Xuân Phương

Hải Công Án

Tiểu thuyết thời nhà Thanh

Mâu thuẫn giai cấp, dân tộc và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của nhà Thanh đã tác động sâu sắc đến quá trình sáng tác tiểu thuyết. Thời kỳ đầu nhà Thanh đến thời Càn Long là thời kỳ hoàng kim của sự phát triển tiểu thuyết nhà Thanh.

So với các thế hệ trước thì số lượng, chất lượng, nội dung, hình thức, phong cách và thể loại đều phát triển vượt bậc. Tiểu thuyết nhà Thanh đa số là sáng tác của các nhà văn. Dù mượn từ tư liệu lịch sử, truyền thuyết nhưng vẫn có sáng tạo.

Tác phẩm chủ yếu dựa trên đời sống thực tế và phản ánh đầy đủ mong muốn cá nhân của tác giả. Ngoài ra, tiểu thuyết ở thời kỳ này cũng hơn những tác phẩm khác về kết cấu, lối kể chuyện và mô tả nhân vật.

Tác phẩm tiêu biểu: “Hồng Lâu Mộng”, “Thập Nhị Lâu”,…

Hồng Lâu Mộng

Sức ảnh hưởng của tiểu thuyết Minh Thanh 

Từ thời nhà Tống đến nhà Thanh, hơn 300 tiểu thuyết và hàng chục nghìn truyện ngắn đã được sản xuất. Những tác phẩm này đã phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội thời bấy giờ. Do đó, tiểu thuyết đã trở thành thể văn chính luận để nhân dân hiểu về xã hội và đời sống văn hóa.

Tiểu thuyết bạch thoại hình thành nên cấu trúc một dòng, nhấn mạnh cốt truyện. Ngoài ra còn khắc họa nhân vật thông qua hành động. Lời văn sinh động, phong cách độc đáo. Đặc biệt là phong cách sáng tác hoà hợp mật thiết giữa nhà văn với quần chúng đã tạo nên kiểu mẫu hiếm hoi trong giới văn học.

Tiểu thuyết bạch thoại không chỉ có ảnh hưởng to lớn đối với văn học, kịch nghệ và điện ảnh của các thế hệ sau ở Trung Quốc, mà còn có ảnh hưởng to lớn đến sự sáng tạo văn học của một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Trong đó, nhiều tác phẩm nổi bật đã được dịch sang hơn chục thứ tiếng. Đóng góp quan trọng trong giao lưu văn hoá thế giới.

Tiểu thuyết Minh Thanh – Kết

Văn học tự sự của Trung Quốc cổ đại bước vào giai đoạn chín muồi vào thời nhà Minh, Thanh. Xét về quan niệm, phong cách và phương thức biểu đạt văn học, tiểu thuyết thời Minh – Thanh đã đẩy văn học tự sự đến cực điểm với tính hoàn chỉnh và phong phú.

Dưới góc nhìn bối cảnh đời sống xã hội rộng lớn, những thành tựu sáng tạo nghệ thuật. Cùng những lý tưởng chính trị xã hội phong phú được thể hiện, tiểu thuyết Minh – Thanh đã đúc kết được sự huy hoàng cuối cùng của văn học Trung Quốc cổ điển.

Trên đây là những giới thiệu của ChineseRd về tiểu thuyết thời Minh Thanh – một loại hình văn học hưng thịnh của Trung Quốc. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!

Tìm hiểu: Tam tự kinh

Dưới triều Tần, nông dân được phân hóa thành các bộ phận chính nào?

Hai chức quan cao nhất giúp vua trị nước dưới triều Tần bao gồm

Người nông dân dưới thời Đường nhận ruộng của nhà nước phải có nghĩa vụ

Trung Quốc trở thành đế quốc phong kiến phát triển nhất dưới triều đại nào?

Cuộc khởi nghĩa làm cho nhà Minh sụp đổ do ai lãnh đạo?

Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc bao gồm

Việc tăng cường chính quyền phong kiến dưới thời Đường nhằm mục đích gì?

Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường dựa theo hình thức nào?

“Con đường tơ lụa” ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào?

Ý nào sau đây không thuộc nội dung cơ bản của Nho giáo?

Nhà Thanh ở Trung Quốc được xem là

Công cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần mang ý nghĩa gì quan trọng?

Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi

Nền kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh có đặc điểm gì nổi bật?

Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường có điểm gì chung?

Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa là

Video liên quan

Chủ Đề