Thế nào là hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2024

Hoàn thuế giá trị gia tăng là một thủ tục hành chính về thuế, nhằm mục đích đề nghị cơ quan thuế hoàn trả lại số tiền thuế giá trị gia tăng gắn với quá trình mua hàng hóa dịch vụ đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh mà người nộp thuế trước đó đã chi trả thay cho người mua hàng, giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ hoạt động đầu tư, xuất khẩu, bổ sung vốn lưu động.

Quy trình hoàn thuế bao gồm các nội dung sau:

  1. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế theo quy định
  2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế theo quy định
  3. Giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo quy định
  4. Thẩm định hồ sơ hoàn thuế
  5. Quyết định hoàn thuế
  6. Ban hành lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định về thực hiện chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HOÀN THUẾ GTGT

  1. Người nộp thuế nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
  2. Trường hợp Người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
  3. Người nộp thuế trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.
  4. Người nộp thuế nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  5. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
  6. Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo: Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án; Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.
  7. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, ngoài giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo Mẫu Số 01/ thì còn cần có các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:

A. Trường hợp hoàn thuế GTGT dự án đầu tư:

  1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  2. Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng;
  3. Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;
  4. Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định;
  5. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT;
  6. Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư.

B. Trường hợp hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

  1. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
  2. Danh sách tờ khai hải quan đã thông quan theo mẫu số 01-2/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này đối với hàng hóa xuất khẩu đã thông quan theo quy định về pháp luật hải quan.

Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế.

C. Trường hợp hoàn thuế GTGT chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại:

  1. Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do chủ chương trình, dự án trực tiếp quản lý, thực hiện
  2. Trường hợp vốn ODA không hoàn lại do nhà tài trợ trực tiếp quản lý, thực hiện

D. Trường hợp hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức:

  1. Bản sao Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ phi dự án và văn kiện chương trình, dự án, phi dự án theo quy định ;
  2. Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp đối với chi sự nghiệp và giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư đối với chi đầu tư của chủ dự án theo quy định .
  3. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT .

E. Trường hợp hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ mua trong nước bằng nguồn tiền viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam:

  1. Bản sao Quyết định tiếp nhận viện trợ khẩn cấp để cứu trợ (trường hợp viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ) hoặc Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai và văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
  2. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT.

F. Trường hợp hoàn thuế GTGT ưu đãi miễn trừ ngoại giao:

  1. Bảng kê thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho cơ quan đại diện ngoại giao theo mẫu số 01-3a/HT có xác nhận của Cục Lễ tân nhà nước trực thuộc Bộ Ngoại giao về việc chi phí đầu vào thuộc diện áp dụng miễn trừ ngoại giao để được hoàn thuế.
  2. Bảng kê viên chức ngoại giao thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01-3b/HT .

G. Hoàn thuế GTGT đối với ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách xuất cảnh:

  1. Bảng kê chứng từ hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo mẫu số 01-4/HT .
  2. Trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Trong thực tế, việc thực hiện hoàn thuế còn tiềm chứa rất nhiều qui định và thủ tục chuyên sâu, theo đó người nộp thuế trước hết cần phải đảm bảo mọi báo cáo thuế, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, hóa đơn chứng từ liên quan đến toàn bộ quá trình đầu tư, hình thành, vận hành doanh nghiệp được lưu trữ, trình bày đúng qui định, sẵn sàng cung cấp thông tin để xác định và chứng minh nghĩa vụ thuế.

Đặc biệt là việc đảm bảo điều kiện thuế giá trị gia tăng đầu vào được phép ghi nhận và cho phép khấu trừ, hoàn thuế khi: Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu; Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng; Hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hóa, cung ứng dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ; chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt; tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

VIVA BUSINESS CONSULTING

VIVA Business Consulting là Công ty tư vấn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh theo qui định địa phương từ năm 2006. VIVA đang cấp dịch vụ quản trị diều hành hỗ trợ trực tiếp cho các CEO, người quản lý doanh nghiệp và hằng ngàn công ty FDI.

Dịch vụ của VIVA là sự kết hợp đồng thời của: Luật pháp trong kinh doanh - Tài chính kế toán và thuế - Nhân sự và lao động tiền lương - Tài chính doanh nghiệp - Quản trị và kiểm soát nội bộ. Chúng tôi đã phục vụ thành công hằng ngàn khách hàng là những công ty danh tiếng đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu, Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… trong các lĩnh vực: Dệt may, năng lượng, dược phẩm, quảng cáo, nông nghiệp...

Sự khác biệt của VIVA là cách làm việc trọn gói – luôn đảm bảo kết quả cuối cùng – theo cách xuất sắc, tối ưu, vượt trội của người thạo nghề.

VIVA không chỉ cung cấp dịch vụ thực thi các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh mà đặt sự an toàn, tối ưu của khách hàng làm trọng tâm khi thiết kế các giải pháp, đa dạng các nguồn lực nhằm giải quyết triệt để các rủi ro tiềm tàng, giúp mang lại lợi ích, lợi thế cạnh tranh và cảm hứng kinh doanh cho khách hàng.

Trên nền tảng chuyên môn sâu rộng và đồng bộ về Luật kinh doanh – Quản lý thuế – Quản lý quan hệ lao động – Tài chính kế toán – Quản trị doanh nghiệp, kết hợp với qui trình làm việc khép kín từ tư vấn, triển khai, bàn giao, hỗ trợ vận hành giúp chúng tôi có khả năng bảo vệ và đảm bảo cho khách hàng theo cách toàn diện.

  • Một email và một cuộc gọi từ VIVA Business Consulting
  • Bản cam kết về bảo mật thông tin
  • Buổi tư vấn riêng với các chuyên gia đầu ngành
  • Giải pháp hiệu quả dành cho doanh nghiệp
    “Nếu bạn hỏi bất kỳ doanh nhân thành công nào, họ sẽ luôn luôn nói rằng họ đã có một cố vấn tuyệt vời tại một số nơi trên hành trình đã chọn”.
Richard Branson - Nhà sáng lập Virgin Group.

Xem thêm các bài viết liên quan đến hoàn thuế:

  • Các trường hợp và đIều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui định của Việt Nam
  • Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo qui định của Việt Nam”

Xem thêm:

  • Thuế tại Việt Nam – những điều cần biết
  • Thuế giá trị gia tăng 0%
  • Thu nhập chịu thuế từ tiền lương
  • Thu nhập không chịu thuế – điều kiện được miễn trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
  • Quản lý thuế toàn diện cho doanh nghiệp kinh doanh lâu dài tại Việt Nam
  • Đầu tư ở Việt Nam – Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Ưu đãi thuế dành riêng cho doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ phần mềm
  • Ưu đãi thuế – Khu công nghiệp và khu kinh tế tại Việt Nam
  • Người nước ngoài tại Việt Nam – Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023
  • Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4 và cả năm 2023
  • Người có nhiều nguồn thu nhập – thủ tục quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2023 Giảm thuế giá trị gia tăng – Cập nhật qui định mới theo nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023

Bao lâu thì được hoàn thuế giá trị gia tăng?

Thời gian hoàn thuế VAT hay thời gian hoàn thuế GTGT đối với từng trường hợp: Hoàn trước - kiểm sau: thời gian hoàn là 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ. Kiểm trước - hoàn sau: thời gian hoàn là 60 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế đầy đủ.

Hồ số hoàn thuế giá trị gia tăng gồm những gì?

Chi tiết hồ sơ bao gồm:.

Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (mẫu 01/ĐNHT);.

Tờ khai thuế GTGT (mẫu 02/GTGT);.

Bảng kê chứng từ, hóa đơn mua vào (mẫu 01-2/GTGT);.

Hóa đơn, hợp đồng, chứng từ thanh toán ngân hàng, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư..

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ khi nào?

Phương pháp khấu trừ thuế GTGT được áp dụng với các đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp có cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Cơ sở kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm từ hoạt động kinh doanh; - Cơ sở kinh doanh hoàn tất các hoạt động liên quan đến sổ sách kế toán, hóa đơn và chứng từ mua bán.

Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là gì?

Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, theo đó chủ thể sẽ không trực tiếp đi nộp thuế, mà số tiền thuế sẽ được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc thu nhập của họ.