Thế nào là kỉ luật và tuân thủ kỷ luật

Thế nào là tuân thủ kỷ luật Nêu bốn việc làm thể hiện tuân thủ kỷ luật

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

- Kỷ luật là: Những quy định chung của tập thể, của tổ chức xã hội.

- Tôn trọng kỷ luật là: Biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

2. Biểu hiện của tôn trọng kỷ luật

- Tự giác tuân thủ các nội quy, quy định, sự phân công của lớp học:

+ Đi học đúng giờ.

+ Không nói chuyện trong giờ học.

+ Viết đơn xin nghỉ học.

Là người có kỉ luật, em sẽ viết đơn hoặc nhờ bố mẹ viết đơn xin nghỉ học khi bị ốm.

- Trái với kỷ luật là biểu hiện vô kỉ luật:

+ Đá banh dưới lòng đường.

+ Nói chuyện trong giờ học.

+ Đi xe đạp dàn hàng trên đường.

Đi học muộn cũng chính là hành vi vi phạm kỉ luật!

=> Những hành vi tôn trọng kỉ luật sẽ làm cho kỉ luật của nhà trường , gia đình ... có nề nếp kỉ cương tốt . Còn những hành động vô kỉ luật sẽ làm cho nề nếp và kỉ cương của nhà trường , gia đình ... không được thực hiện và xấu đi.

@33866@@33862@@33858@

- Sống tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương. Tôn trọng kỉ luật vừa bảo vệ lợi ích chung, vừa đảm bảo lợi ích bản thân.

- Những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong gia đình: Ngủ dậy đúng giờ, đồ đạc để ngăn nắp, hoàn thành tốt nhiệm vụ…

- Những hành vi thể hiện tính kỉ luật trong nhà trường: Vào lớp đúng giờ, trực nhật theo sự phân công, học bài, làm bài trước khi đến lớp...

- Những hành vi thể hiện tính kỉ luật ngoài xã hội: Không phá hoại tài sản công cộng, giữ gìn trật tự chung, không hút thuốc nơi công cộng, không dẫm cỏ, hái hoa trong công viên...

- Một số hành vi không tự giác thực hiện kỉ luật: Không trực nhật khi đến phiên mình, tham gia hoạt động của trường, lớp một cách bắt buộc, đội nón bảo hiểm một cách miễn cưỡng…

- Những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn về tôn trọng kỉ luật:

1. Đất có lề, quê có thói

Ao có bờ, sông có bến

Ăn có chừng, chơi có độ.

2. Phép vua thua lệ làng.

3.  Nhập gia tùy tục.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Để hiểu rõ kỷ luật là gì? Đặc điểm của kỷ luật là gì? Tính kỷ luật là gì? Lợi ích của kỷ luật với sự phát triển của xã hội là gì? hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước.

Kỷ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý:

Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý.

Đối với các cơ quan nhà nước kỳ luật là khuôn mẫu nhất định buộc các cán bộ, công chức, viên chức phải làm theo, nếu không thực hiện theo các quy tắc đó họ sẽ bị xử lý kỷ luật, việc xử lý kỷ luật này sẽ mang tính pháp lý.

Đặc điểm của kỷ luật

Kỷ luật là gì được thể hiện qua những đặc điểm chính như sau:

Kỷ luật được tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của đất nước.

Kỷ luật mang tính bắt buộc khi được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, tổ chức đều có những quy định riêng về kỷ luật.

Kỷ luật thưởng được thể hiện, quy định trong các văn bản tổ chức, cơ quan nhà nước.

Tính kỷ luật là gì?

Tính kỷ luật là tính cách của một cá nhân sau quá trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Tính kỷ luật của một cá nhân được thể hiện qua những vấn đề như sau:

Có khả năng làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kỳ một cá nhân nào bên ngoài.

Người có tính kỷ luật sẽ tự đề ra mục tiêu cho mình để cố gắng phấn đấu, vươn lên dựa trên quy định kỷ luật đó.

Tính kỷ luật thể hiện ở việc ý chí vững vàng, dù gặp khó khăn, gian nan, cũng quyết làm việc, sống theo kỷ luật, chứ không chọn con đường tắt, sai trái.

Tính kỷ luật thể hiện từ những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày, dù chỉ là những tiểu tiết nhỏ nhưng không bao giờ vượt quá quy định kỷ luật.

Tính kỷ luật của một người không phải là sự cứng nhắc, áp dụng một cách máy móc, mà từ những quy định kỷ luật đó có những sáng tạo, thực hiện mọi việc vì mục đích tốt nhất.

Luôn tuân theo những quy định của nhà nước và pháp luật.

Lợi ích của kỷ luật với sự phát triển của xã hội

Kỷ luật mang lại những lợi ích sau cho sự phát triển của xã hội:

Từ những con người tuân theo kỷ luật tạo nên một tập thể tuân theo kỷ luật, từ đó nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh, làm việc theo khuôn mẫu, chừng mực.

Giúp cho đời sống xã hội của con người được nâng cao lên, tránh được các tệ nạn trong xã hội, những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội.

Kỷ luật giúp cho bộ máy nhà nước được vững mạnh hơn, là tấm gương để các cá nhân trong xã hội noi theo.

Kỷ luật không chỉ tạo nên thành công cho một tập thể, cộng đồng mà tạo nên sự thành công, sự phát triển cho cả một đất nước xã hội.

Kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

Theo quy định pháp luật hiện hành tại Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW ngày 28/8/2018 thì chỉ 09 trường hợp đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 sẽ không bị xử lý kỷ luật:

– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ KH&ĐT.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

– Cặp vợ chồng đã có con riêng [con đẻ] nhưng Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống]:

+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng [con đẻ];

+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng [con đẻ].

– Sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ [có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên].

– Phụ nữ chưa kết hôn sinh 03 con trở lên trong cùng một lần sinh.

– Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 [ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình].

Do đó, nếu đảng viên không thuộc các trường hợp nêu trên mà sinh con thứ 3, 4, 5 thì sẽ bị xử lý kỷ luật đảng theo hình thức sau đây:

– Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

– Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức [nếu có chức vụ].

– Vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

– Trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con thứ 3, 4, 5 trở lên thì xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Nếu còn những thắc mắc về kỷ luật là gì, hãy liên hệ tới cho chúng tôi qua số điện thoại 19006557 để được tư vấn chi tiết và tận tình nhất.

Video liên quan

Chủ Đề