Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Phát triển toàn diện của trẻ em là gì?

Nội dung này được THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tư vấn như sau:


Nguồn:

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Tin tức liên quan:

  • Sinh viên ngành Mầm non lo bạo hành trẻ có tính “lây nhiễm”

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

  • 17, Nguyễn Gia Thiều, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
  • Click để xem thêm

Theo như phát biểu của tổ chức UNICEF tại Việt Nam “ UNICEF tin rằng mọi trẻ em đều có quyền có được sự khởi đầu tốt nhất và phát triển tối đa tiềm năng của mình, tất cả trẻ em đều có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe và tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em”

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Trẻ em cần được ba mẹ lắng nghe và tạo điều kiện để phát triển toàn diện

Cũng theo tổ chức này 1000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, nhận thức và thể chất của các em. Chính vì vậy ba mẹ cần có kế hoạch phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt. 

Phát triển toàn diện cho trẻ em là bao gồm những mặt nào?

Theo luật trẻ em năm 2016 – Điều 4: Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ. Điều Luật này đã bao gồm đầy đủ những mục đích hướng tới của các phương pháp giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. 

– Thể chất: Trẻ muốn học hỏi hết bất kể là bộ môn nào, kiến thức gì điều kiện tiên quyết đầu tiên và đảm bảo cho sự thành công lên đến 90% là thể lực. Thể lực đáp ứng mọi nhu cầu khắt khe trong quá trình tiếp nhận tri thức. Những bài tập ngay khi có thể và trong thời gian thích hợp, sẽ là tiền đề để trẻ có thể bền bỉ trong mọi hoạt động ở tương lai. 

– Trí tuệ: Albert Einstein từng nói “ Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Ba mẹ hãy tìm mọi cách để nuôi dưỡng trí tưởng tượng của con thông qua các hoạt động hàng ngày, thúc đẩy quá trình phát triển hoàn toàn bán cầu não phải cho trẻ trong thời gian thích hợp, tạo tiền đề cho khả năng sáng tạo và nền tảng tiếp nhận, phân tích tri thức sau này. Đây là phương thức thành công của hầu hết các thiên tài trên thế giới. 

– Tinh thần: Sự tôn trọng ý kiến lẫn nhau giữa ba mẹ và con cái luôn được đánh giá cao và mang lại kết quả tốt về sự gắn kết và cởi mở trong gia đình. Sự sẻ chia giữa ba mẹ và con cái sẽ là sợi dây hạnh phúc, mang đến những ý nghĩ tích cực trong mọi hoạt động, giúp hình thành nhân cách tuyệt vời cho trẻ. Ngoài ra tinh thần thoải mái sẽ mang đến nhiều hứng khởi trong quá trình tiếp nhận tri thức, góp phần không nhỏ vào sự sáng tạo tri thức trong tương lai.

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Trẻ sẽ học được nhiều cảm xúc khi được hướng dẫn và tiếp cận với người khác đúng cách

– Đạo đức: Đạo đức chính là phần nhân cách của mỗi con người, được đánh giá qua nhiều mặt, nhưng một người trưởng thành muốn được đánh giá đạo đức đúng chuẩn với xã hội cần có quá trình rèn giữa và hun đúc từ khi còn nhỏ. Nhà sinh học người Nga, Ivan Petrovich Pavlov đã từng nói “ Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày”, câu nói này không chỉ đúng về trường hợp hun đúc nhân cách cho trẻ, mà đúng trong tất cả các đề mục cần thiết để phát triển toàn diện cho trẻ.

– Các mối quan hệ xã hội: Quá trình phát triển cảm xúc, cách xử lý với những cảm xúc tiêu cực chính là cách bắt nguồn những mối quan hệ xã hội lâu bền. Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, chúng sẽ ghi lại các cảm xúc tốt và cả những cảm xúc xấu và phương thức xử lý của người lớn, chính vì vậy ba mẹ là người có vai trò quan trọng dẫn dắt, khơi nguồn những cảm xúc tích cực và hướng dẫn trẻ xử lý những cảm xúc tốt để bản thân luôn cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với bản thân, tự tin và xây dựng được những mối quan hệ chân thành xung quanh mình. 

Để đáp ứng được tất cả những điều cần thiết trong việc phát triển toàn diện cho trẻ như trên, ba mẹ cần lựa chọn các phương pháp giáo dục sớm và cách ứng xử phù hợp với con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nhưng “trẻ còn nhỏ” này là từ lúc nào ba mẹ nên bắt đầu?

Chương trình giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ nên bắt đầu từ lúc nào?

Cho phép chúng tôi nhắc lại một lần nữa câu nói nổi tiếng của nhà sinh học người Nga Ivan – Trẻ sinh ra ngày thứ 3 mới bắt đầu giáo dục là đã chậm mất 2 ngày, chính vì vậy ba mẹ cần thiết phải lên kế hoạch để thực hiện các phương pháp giáo dục sớm nuôi con thông minh phù hợp nhất với điều kiện hoàn cảnh của bản thân. 

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Ba mẹ nên có kế hoạch dạy con ngay từ khi con bắt đầu có thể giao tiếp cùng ba mẹ

Tuy nhiên để tạo nền tảng giao tiếp tốt nhất cho con ngay từ khi bắt đầu, thì ba mẹ có thể theo dõi các giai đoạn thai kỳ khác nhau, đến giai đoạn em bé có thể nghe nói chuyện, có phản ứng với các âm thanh là đã sẵn sàng cho các cuộc trao đổi giữa ba mẹ và bé. 

Cách tiếp cận để có thể giúp con phát triển toàn diện tất cả các mặt tri thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này  như thể chất, trí lực, nhân cách… đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ và sự kiên nhẫn của ba mẹ. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ khác nhau, mang đến nhiều sự chọn lựa nhưng cũng mang đến nhiều khó khăn khi thực hiện. Hãy chọn một phương pháp tốt nhất, có thể gắn kết tình cảm gia đình mà vẫn có thể phát triển về tri thức cho trẻ để đáp ứng sự phát triển toàn diện trong tương lai.

13 Tháng mười 2021

Xuất bản bởi

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Tổ chức UNICEF Việt Nam đã có phát biểu về việc tạo dựng nên một thế hệ trẻ em có khởi đầu phát triển tốt nhất về mọi mặt. Đây chính là yếu tố then chốt để trả lời cho vấn đề “thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?”. Để hiểu rõ hơn, mời quý phụ huynh tham khảo bài viết sau từ Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế ISSP tại TPHCM ngay hôm nay để trải nghiệm chương trình học tập giúp trẻ phát triển toàn diện

Thông tin về vấn đề phát triển toàn diện cho trẻ em được quy định rõ tại Luật Trẻ Em năm 2016. Tại điều 4 của bộ luật đã nêu rõ: 

“Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ em.”

Căn cứ vào điều luật này, phụ huynh, nhà trường và xã hội sẽ có những hoạt động phù hợp để trẻ phát triển ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Sự phát triển sẽ phải mang tính đồng đều và hỗ trợ lẫn nhau. Những mặt phát triển này cũng có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, góp phần hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen và tư duy của trẻ.

Mục đích cuối cùng là tạo nền móng vững chắc cho trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Những điều này, giúp trẻ có được tương lai và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phát triển toàn diện cho trẻ em bao gồm những mặt nào?

Dù áp dụng phương pháp giáo dục hay phương pháp nuôi dạy con nào đi chăng nữa thì cốt lõi của việc phát triển toàn diện cho trẻ vẫn là phải đảm bảo sự phát triển các mặt trí tuệ, tinh thần, thể chất và cảm xúc xã hội.

Về mặt trí tuệ

Trí tuệ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Việc trang bị kiến thức có ý nghĩa quan trọng cho giai đoạn phát triển tương lai của trẻ. Bằng các phương pháp khác nhau, các hoạt động tự quan sát, khám phá và nhận thức tại trường, tại gia đình sẽ tạo tiền đề cho việc tiếp nhận và tích lũy trí tuệ chủ động ở trẻ. Vì vậy, phu huynh và thầy cô nên tạo điều kiện để trẻ tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên và đầy đủ nhất. 

Môi trường sống, sinh hoạt với các hoạt động tương tác cần được thiết kế, áp dụng nhằm mục đích hỗ trợ, kích thích sự hứng khởi, niềm say mê tìm hiểu và dung nạp kiến thức cho trẻ.

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Phát triển toàn diện cho trẻ về mặt trí tuệ

Xem thêm: Danh sách 10 trường tiểu học quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 – 2023

Về mặt tinh thần

Yếu tố tinh thần là một trong những yếu tố góp phần hình thành sự phát triển toàn diện của trẻ. Yếu tố này thể hiện thông qua sự sẻ chia, quan tâm và đồng hành của phụ huynh, nhà trường. Trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ trong môi trường thân thiện, thoải mái, vui vẻ tạo nên suy nghĩ tích cực và lạc quan. 

Việc xây dựng được nền tảng tinh thần tốt thông qua các hoạt động hàng ngày cần được thực hiện ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Phát triển toàn diện cho trẻ về mặt tinh thần

Về mặt thể chất

Song song các mặt phát triển, yếu tố thể chất cũng cần được chú trọng ở trẻ nhỏ. Trẻ cần có thể trạng tốt để đáp ứng các nhu cầu về hoạt động vui chơi, học tập mỗi ngày. Nếu tình trạng thể chất không đảm bảo, việc tham gia các hoạt động của trẻ sẽ bị hạn chế, không đáp ứng theo yêu cầu và ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện của trẻ. 

Yếu tố thể chất thường liên quan đến chế độ dinh dưỡng, các hoạt động vận động tăng cường thể lực. Việc chọn lựa và xây dựng các chế độ này cần đảm bảo phù hợp với thể trạng và độ tuổi của trẻ, và cũng cần sự chung tay từ gia đình và nhà trường. Thông qua các hoạt động, chương trình được áp dụng, trẻ sẽ có cơ hội được rèn luyện để tăng cường thể chất.

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Phát triển toàn diện cho trẻ về mặt thể chất

Xem thêm: Danh sách 10 trường quốc tế ở TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 - 2023

Về mặt cảm xúc xã hội

Trong vấn đề liên quan đến “thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em”, chỉ số cảm xúc xã hội có vai trò khá quan trọng. Do đó, phụ huynh và giáo viên cần hướng dẫn trẻ những phương án xử lý phù hợp cho những cảm xúc mà trẻ thường gặp phải từ những mối quan hệ xung quanh hay trong sinh hoạt hàng ngày giúp trẻ phát triển toàn diện.

Phát triển mặt cảm xúc xã hội sẽ giúp trẻ kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn, trở nên tự tin, lạc quan, hạnh phúc và cảm xúc rộng mở với các mối quan hệ bên ngoài, biết quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh trẻ.

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Phát triển toàn diện cho trẻ về mặt cảm xúc xã hội

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl giúp trẻ phát triển toàn diện

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl - ISSP là trường quốc tế dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Trường là trường mầm non và quốc tế duy nhất tại TP.HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức chứng nhận giáo dục uy tín hàng đầu thế giới là Hiệp hội các trường phổ thông và đại học New England (NEASC) và Hội đồng các trường quốc tế (CIS). Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học (IB PYP). Tại trường, các yếu tố giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và cảm xúc luôn được lồng ghép qua các hoạt động dạy và học. Mục tiêu hướng đến là xây dựng được môi trường giáo dục chất lượng, cung cấp nền tảng vững chắc cho trẻ. Để từ đó, mỗi trẻ có thể tự tin tiến xa hơn ở những cấp học cao hơn. Và xa hơn nữa là tự tin bước vào cuộc sống với phong thái vững vàng nhất.

Thế nào là “phát triển toàn diện của trẻ em

Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP)

Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl - ISSP luôn khuyến khích và chào đón phụ huynh cùng học sinh đến tham quan thực tế tại trường. Những quan sát trực tiếp sẽ giúp phụ huynh có thêm nguồn thông tin đầy đủ và rõ ràng hơn về môi trường học tập tương lai của trẻ. Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng 2 cách dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 (028) 2222 7788
  • Email:

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc “thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em”. Hy vọng, quý phụ huynh đã có thêm những thông tin tham khảo phù hợp giúp con mình phát triển toàn diện.

Xem thêm: Danh sách TOP 10 trường mầm non quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 - 2023

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog