Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Đại dương xanh biếc là ngôi nhà của muôn loài sinh vật biển, từ những vi tảo siêu nhỏ cho đến động vật to lớn nhất trên hành tinh này là cá voi xanh. Hãy cùng nhìn vào bức tranh đại dương vô cùng sinh động với những sinh vật biển nhé!

Sinh vật biển là các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, vi-rút rất đa dạng sinh sống trong thế giới đại dương. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng sự sống bắt nguồn từ đại dương từ khoảng 3 tỉ năm trước. Một nghiên cứu rất lớn mới đây (2012) cho rằng có khoảng hơn 700,000 cho đến gần 1 triệu loài sinh vật biển; các nhà khoa học tin rằng hơn 1/3 trong số chúng vẫn chưa được phát hiện và có khả năng sẽ được phát hiện trong thế kỉ này.[1]

Sinh vật biển xuất hiện với đủ mọi hình dáng, kích cỡ và màu sắc khác nhau; chúng sống tại những môi trường khác nhau trong đại dương bao la. Nếu coi đại dương là một miếng bánh, các sinh vật sẽ phân bố tại 5 tầng bánh khác nhau, tùy thuộc vào lượng ánh sáng, nhiệt độ và độ sâu của những “tầng bánh” này.[2] Dù ở bất cứ đâu trong đại dương, chúng ta cũng đều tìm thấy sự sống.

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

  • Vùng biển khơi trung (mesopelagic) : đọ sâu từ khoảng 200 - 1000m: Nơi này chỉ tiếp nhận ít ánh sáng. Nhiệt độ nước ở đây lạnh hơn so với tầng khơi mặt. Những loài sống ở đây thường là các loài giáp xác và nhiều cơ như tôm, cua,…
  • Vùng biển khơi sâu (bathypelagic): độ sâu từ khoảng 1000 - 4000m. Nơi đây luôn luôn tối đen, nhiệt độ nước lạnh và chỉ có một số loài động vật sinh sống. Hầu hết động vật ở đây có tỉ lệ trao đổi chất thấp do vùng nước thiếu chất dinh dưỡng, có làn dan mong manh, ít cơ bắp và cơ thể trơn trượt. Một số loài tiêu biểu bao gồm: mực, sao biển, bạch tuộc, cá rắn viper,… Do thiếu sáng, những loài động vật sống ở đây có đôi mắt nhỏ hoặc không có mắt, không thể nhìn thấy con mồi, vì thế chúng thích nghi bằng cách phát triển miệng rộng và răng dài ra, ví dụ như con lươn gulper. Cá tại đây di chuyển chậm và có mang khỏe để lấy ôxy từ nước.
  • Vùng biển khơi sâu thẳm (abyssalpelagic) : độ sâu từ 4000 – 6000m. Nhiệt độ ở vùng biển này dưới 2 độ C, nước mặn, áp lực nước cao. Nhưng vẫn có sự sống tồn tại ở đây, ví dụ như sâu biển, nhím biển. Khá nhiều loài có phát quang sinh học.
  • Vùng đáy vực khơi tăm tối (hadalpelagic) : độ sâu từ 6000-10000m, là nơi sâu nhất, tăm tối nhất và lạnh lẽo nhất của đại dương. Chỉ có rất ít sinh vật tồn tại ở đây, như hải sâm, nhện biển, bọt biển,…

Cũng giống như sinh vật trên cạn, các sinh vật biển cũng có quan hệ dinh dưỡng với nhau, gọi là chuỗi thức ăn. Trong đó, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Trong hầu hết các trường hợp, mỗi loài vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước (ăn sinh vật đứng trước), vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ (bị ăn). Cụ thể, một chuỗi thức ăn gồm có:[3]

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Sinh vật sản xuất là sinh vật tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ. Chúng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời hoặc năng lượng từ các phản ứng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ. Chúng gồm có thực vật phù du, cỏ biển, tảo biển,… Sinh vât sản xuất thường được coi là điểm bắt đầu của một chuỗi thức ăn. 

Sinh vật tiêu thụ là các sinh vật không thể tự tạo ra chất hữu cơ mà phụ thuộc vào các sinh vật khác. Trong đó bao gồm:

  • Sinh vật tiêu thụ bậc một là các loài ăn thực vật. Những loài này gồm các động vật phù du (zooplankton), các ấu trùng của cua, nhuyễn thể, cá, đến những loài lớn hơn như rùa xanh.
  • Sinh vật tiêu thụ bậc hai là những loài động vật ăn thịt, tiêu thụ các sinh vật tiêu thụ bậc một. Tầng thức ăn này bao gồm các loài động vật lớn như mực, các loài cá. Chúng ăn các loài động vật tiêu thụ bậc một như cá nhỏ, nhuyễn thể và các động vật phù du.
  • Sinh vật tiêu thụ bậc ba, bậc bốn là những loài có thể ăn sinh vật tiêu thụ bậc hai, cũng có thể là ký sinh trùng sống trên sinh vật tiêu thụ bậc hai hoặc loài ăn xác chết. Chúng là một nhóm động vật đa dạng bao gồm các loài cá vây (cá mập, cá ngừ, cá voi), các loài chim biển (chim cánh cụt, hải âu) và các loài động vật biển da trơn (hải cẩu, hải tượng).

Sinh vật phân hủy là những vi khuẩn, nấm,… từ các sinh vật đã chết.

Ví dụ, một chuỗi thức ăn đơn giản ở biển: Thực vật phù du -> Động vật phù du -> Cá nhỏ -> Cá thu -> Cá heo nục -> Cá mập lớn.

Một tập hợp các các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại tạo thành một mạng lưới thức ăn dày đặc.[4]

  • Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất trên trái đất cho đến nay. Một con cá voi xanh có thể nặng đến 200 tấn và dài khoảng 33m, nghĩa là to tương đương với một chiếc máy bay Boeing 737 đấy!
  • Cá ngừ đại dương là loài cá biển lớn và nhanh nhất. Con trưởng thành có thể nặng 680kg và bơi với vận tốc 88 km một giờ - ngang với một chiếc xe hơi chạy trên đường cao tốc.
  • Nhiều loài cá có thể thay đổi giới tính trong cuộc đời. Đặc biệt các loài cá sống dưới biển sâu có cả hai bộ phận sinh dục cái và đực.
  • Việt Nam có rất nhiều loài động vật biển quý. Tuy nhiên, rất nhiều loài như rùa biển, bò biển,… đã bị suy giảm khá nhiều về số lượng và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao theo Sách đỏ quốc tế (IUCN). Hãy cùng tìm hiểu về những loài động vật này và tìm cách bảo vệ chúng nhé!

1. Có bao nhiêu sinh vật biển?
2. Sinh vật biển sống ở đâu?
3. Sinh vật biển ăn gì?
4. Bạn có biết?

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Trong tuần vừa qua, có nhiều bạn học sinh thắc mắc không biết môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Bài viết này, VietChem sẽ giải đáp chi tiết về các câu hỏi này nhé!

Môi trường sống của sinh vật là gì?

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Môi trường sinh vật là gì

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu tạo nên môi trường, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng của sinh vật. Tùy vào từng loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

Ví dụ về môi trường sống của sinh vật:

  • Loài chim sống trên cao
  • Loài cá sống dưới nước
  • Loài giun sống trong lòng đất.

Thậm chí, sinh vật này còn là môi trường sống của sinh vật khác, ví dụ như:

  • Nấm kí sinh sống trong thân cây, lá cây
  • Ruột động vật là môi trường sống cho giun, sán

Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật

Trời đất gồm 4 môi trường sống của sinh vật, bao gồm:

  • Môi trường trong đất
  • Môi trường nước
  • Môi trường trên mặt đất
  • Môi trường sinh vật

1. Môi trường trong đất

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Môi trường trong đất

Trong long đất bao gồm đất cát, đất sỏi, đá,... tùy vào đặc tính của từng loài mà chúng sống ở trong loại đất khác nhau. Có sinh vật có thích nghi với đất ẩm nhưng có sinh vật lại thích nghi với đất có độ ẩm thấp.

Ví dụ:

  • Giun sống trong lòng đất
  • Loài Tê Tê bơi được trong cát
  • Chuột dúi sống trong lòng đất

2. Môi trường nước

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Sinh vật sống trong môi trường nước

Nhắc đến môi trường sống của sinh vật thì không thể bỏ qua môi trường nước. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sự sống và là môi trường cho hàng triệu sinh vật tồn tại và phát triển. Môi trường nước đa dạng như: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ,...

Ví dụ:

  • Cá chép, cá trắm, cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt
  • Cá thu, cá ngừ, cá mập sống trong môi trường nước mặn
  • Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ
  • Rong biển sống trong môi trường nước mặn

3. Môi trường trên mặt đất

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Môi trường trên mặt đất

Mặt đất là môi trường sống của rất nhiều sinh vật trong đó có cả con người. Mặt đất bao gồm các bộ phần như đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển,... Có thể nói, mặt đất là môi trường sống của nhiều loại sinh vật nhất.

Ví dụ:

  • Các loài thực vật trên mặt đất như: Cây xanh, cây ăn quả, cây lương thực,..
  • Các loài gia súc - gia cầm như: Gà, vịt, lợn, gà,..
  • Các loài chim cò vạc,...

4. Môi trường sinh vật

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Giun sống trong ruột 

Sinh vật cũng chính là môi trường sống của sinh vật khác. Môi trường này cũng rất đa dạng, có cái có lợi nhưng cũng có cái có hại.

Ví dụ:

  • Các loài cây xanh là môi trường sống của nấm
  • Bộ lông chó là nơi sinh sống của các loài bọ, ghẻ
  • Ruột là môi trường sống của giun sán

>>> Môi trường kiềm là gì? Cách tạo môi trường kiềm cho cơ thể

Môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sinh thái

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

Môi trường sống của sinh vật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm và con người. Những yếu tố này chi phối lẫn nhau và tác động xấu hoặc tốt đến môi trường sống. Cụ thể như sau:

  • Ánh sáng: Chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống của sinh vật trên trái đất, chịu ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật.
  • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 0 - 50oC
  • Độ ẩm: Điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật, đặc biệt trong quá trình quang hợp ở thực vật.

Cùng VietChem bảo vệ môi trường sống của sinh vật

Hiện nay, trái đất đang nóng lên, môi trường đang bị con người tàn phá nặng nề kèm theo đó khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa lũ, bão quét thất thường dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, suy thái đất,...

VietChem với mong muốn bảo vệ sự sống xanh cho con người và sinh vật, chúng tôi đã và đang cung cấp các vật tư xử lý khói, khí thải chứa khí độc hại NOx, SOx, hơi thủy ngân, dung môi,... từ các nhà máy luyện gang, xi măng, nhiệt điện hay lọc hóa dầu.

Thực vật và động vật có thể sống ở đâu

VietChem cung cấp hóa chất xử lý khói thải, khí thải

Bên cạnh đó, VietChem cung cấp các hóa chất xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt với mong muốn tái chế nguồn nước thải, hạn chế thải ra môi trường nguồn nước bẩn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật

Nếu bạn là người Việt Nam, hãy cùng VietChem chung tay bảo vệ môi trường sống của sinh vật bằng các việc làm sau đây:

  • Sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện năng.
  • Hạn chế sử dụng túi nilon, phân thải rác đúng nơi quy định, tránh vất rác bừa bãi
  • Trống phá rừng, giữ gìn cây xanh đồng thời lên án những trường hợp phá rừng.
  • Tuyệt đối không vất xác động vật xuống sông, ao, hồ, bờ biển,...

Chỉ với một hành động nhỏ nhoi vài phút mỗi ngày là chúng ta đã góp sức bảo vệ môi trường sống của sinh vật, giữ lại những gì mà tự nhiên đã ban tặng. Hãy theo dõi hoachat.com.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về chúng tôi nhé!

Tìm kiếm liên quan:

- Các nhân to sinh thái của môi trường

- Lấy ví dụ về các loài sinh vật và môi trường sống của chúng

- Môi trường sống của vi sinh vật là gì