Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Hắt hơi liên tục kèm nước mũi chảy giàn giụa, khô họng, ngạt mũi là những triệu chứng xảy ra thường xuyên, gây khó chịu cho người mắc viêm mũi dị ứng. Tìm được cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là mong muốn của bất cứ người bệnh nào.

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở rất nhiều người. Viêm mũi xảy ra khi niêm mạc (màng lót bên trong mũi) bị viêm khi người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,... và hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại dị nguyên này. Đây là bệnh lành tính, tuy nhiên lại gây nhiều khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường là một trong những tác nhân lớn gây ra sự mất cân bằng dị ứng. Sự mất cân bằng dị ứng cùng với cơ địa nhạy cảm và tiếp xúc với dị nguyên, là các yếu tố quan trọng liên quan đến nguyên nhân và tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Khi niêm mạc mũi tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ sinh ra một loại chất hoá học tự nhiên có tên là histamin để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại bên ngoài. Chất này chính là nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng và gây ra viêm mũi dị ứng.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống

Một số nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp:

Cơ địa nhạy cảm: thường do yếu tố di truyền

Tiếp xúc với dị nguyên hay chất gây dị ứng:

  • Dị nguyên qua đường thở: bụi, con mọt, lông động vật, phấn hoa,...
  • Dị ứng qua đường ăn uống: các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản
  • Dị ứng với các thành phần của thuốc: thường là kháng sinh, nhất là penicilline, aspirine, vaccine.

Sự mất cân bằng dị ứng: Khi mất cân bằng dị ứng, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như:

  • Tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên, vượt quá ngưỡng
  • Yếu tố tinh thần: căng thẳng, stress
  • Rối loạn nội tiết: phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai
  • Yếu tố khí hậu: độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các ion trong khí quyển,... ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân dị ứng, nhất là dị ứng đường hô hấp
  • Yếu tố ô nhiễm môi trường
  • Lối sống thiếu vận động, béo phì, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng, ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá
  • Virus và vi khuẩn: niêm mạc bị phù nề, hệ lông chuyển bị tê liệt do viêm nhiễm làm tăng tính phản ứng với dị nguyên, giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc.

Hầu hết người mắc viêm mũi dị ứng sẽ có các biểu hiện như: hắt hơi liên tục; sổ mũi; ngứa mũi, mắt, cổ họng, da hoặc các vùng khác trên cơ thể; ho; nghẹt mũi; viêm hoặc ngứa họng; chảy nước mắt; xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt; đau đầu thường xuyên; phát ban; mệt mỏi.

Trường hợp có tiền sử hen suyễn, chàm, viêm da dị ứng, nổi mày đay hay khám nội soi mũi thấy niêm mạc mũi nhợt màu, phù nề, nước mũi trong cũng là những triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng được phân loại theo Hiệp hội Viêm mũi dị ứng quốc tế dựa vào khoảng thời gian tồn tại của bệnh, triệu chứng cũng như ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống, bao gồm:

  • Viêm mũi dị ứng gián đoạn: Triệu chứng của bệnh tồn tại dưới 4 ngày/ tuần hoặc dưới 4 tuần/ năm.
  • Viêm mũi dị ứng dai dẳng: Triệu chứng của bệnh tồn tại nhiều hơn 4 ngày/ tuần và nhiều hơn 4 tuần/ năm.

5.1 Điều trị đặc hiệu:

Sử dụng phương pháp là làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân thông qua biện pháp giải mẫn cảm, nếu tìm được nguyên nhân gây dị ứng. Với biện pháp này nguyên nhân gây dị ứng sẽ đưa vào cơ thể người bệnh số lượng tăng dần chất chiết xuất từ dị nguyên (giống trong sản xuất vaccin) để tạo kháng thể bao vây, thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên cùng liều dị nguyên tăng dần, cách quãng.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng

5.2 Điều trị bằng thuốc:

Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh của bệnh nhân để kê đơn thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Điều trị bằng thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng hoặc phòng ngừa nên chỉ có thể khống chế bệnh hoặc giảm các triệu chứng trong một khoảng thời gian trong và sau khi dùng thuốc một thời gian ngắn. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Kháng sinh, steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch đường tại chỗ
  • Kháng histamin dạng uống, dạng xịt
  • Kháng cholinergic, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào
  • Thuốc kháng leukotriene.

Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

5.3 Điều trị phẫu thuật:

Viêm mũi dị ứng điều trị bằng biện pháp phẫu thuật chỉ định cho những trường hợp bị viêm mũi dị ứng có polyp, thoái hóa cuốn mũi, một số yếu tố thuận lợi về cấu trúc giải phẫu như lệch vách ngăn, gai vách ngăn.

5.4 Có chế độ sinh hoạt phù hợp

Cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất là tránh tiếp xúc và hít phải chất gây dị ứng bằng cách bản thân có chế độ sinh hoạt phù hợp, ví dụ: sử dụng máy lạnh thay vì để cửa sổ mở, việc làm này sẽ giúp bạn tránh tiếp xúc với phấn hoa, khói hoặc bụi. Hoặc cẩn thận khi thay đổi thời tiết, điều tiết độ ẩm, ấm, đề phòng viêm đường hô hấp; chú ý giữ vệ sinh mũi, chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý để rửa mũi. Tránh tổn thương niêm mạc mũi bằng việc không ngoáy mũi bằng tay. Ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh, tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá. Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin. Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm béo phì. Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi xoang và vùng răng miệng.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng; các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Vì sao có những trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm?

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Thái - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật đầu cổ - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Khi giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi, các yếu tố dị nguyên cũng có sự thay đổi ít nhiều. Lúc này, niêm mạc mũi nhạy cảm rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây nên viêm mũi dị ứng thời tiết.

Theo một số thống kê, tỷ lệ người mắc viêm mũi dị ứng lên tới khoảng 10 - 20% dân số. Con số này được dự báo là ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, khí hậu và thời tiết thay đổi thất thường.

Bệnh gồm nhóm cơ bản: viêm mũi dị ứng quanh nămviêm mũi dị ứng thời tiết, với các triệu chứng phổ biến:

  • Hắt hơi từng tràng
  • Chảy mũi dịch trong
  • Ngạt mũi gây khó thở do phù nề cuốn mũi
  • Thường xuyên bị ngứa mũi, chảy mũi nhiều nhất là vào buổi sáng.
  • Ngứa họng
  • Ngứa ở khóe mắt, phù mi mắt dưới
  • Ngứa ống tai ngoài
  • Cảm giác ớn lạnh nhưng không sốt
  • Triệu chứng nặng là sốc phản vệ (dị ứng thuốc, thức ăn...).

Hầu hết bệnh nhân viêm mũi dị ứng đều không có tiến triển quá xấu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng thường gây phiền toái cho người bệnh và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi thường xuyên, nhức đầu, ù tai, một số trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính có thể bị loạn khứu giác (mất mùi) hoặc ngủ ngáy.

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị cũng như chăm sóc, phòng bệnh ngay từ đầu thì có thể dẫn đến viêm mũi xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang và bệnh hay tái phát.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng là bệnh xảy ra do niêm mạc mũi quá nhạy cảm

Viêm mũi dị ứng là bệnh xảy ra do niêm mạc mũi quá nhạy cảm, khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (dị nguyên) sẽ gây ra những triệu chứng tại chỗ. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, chủ yếu do cơ địa dị ứng và liên quan đến các yếu tố:

  • Yếu tố gia đình: theo thống kê cho thấy nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng thì xác suất con cái bị bệnh này là khoảng 30%. Con số này được ước tính lên tới 50% nếu một người có cả bố và mẹ bị bệnh.
  • Yếu tố miễn dịch: Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thuộc miễn dịch vì có liên quan đến kháng nguyên kháng thể và những hoá chất trung gian như histamin, prostaglandin 2, leukotrienes.
  • Cơ địa dị ứng: có liên quan chặt chẽ với bệnh viêm mũi dị ứng. Người có cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng, mề đay mạn tính, eczema, tổ đỉa, hen suyễn...) thì tỷ lệ và mức độ mắc bệnh viêm mũi dị ứng thường cao hơn bình thường.
  • Tiếp xúc dị nguyên: Bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông (chó, mèo), ký sinh trùng (bào tử nấm mốc, bọ chét, mò, mạt...), khói (khói thuốc, khói bếp, khói nhà máy), một số dược phẩm,...là các dị nguyên rất thường gặp ở nước ta, có thể gây nên hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc với những biểu hiện dễ nhận thấy ngay là ngứa và hắt hơi.
  • Yếu tố môi trường khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột, ô nhiễm môi trường.
  • Bất thường trong cấu trúc của mũi: Vẹo, gai vách ngăn mũi có thể làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc mũi và kích thích làm bệnh phát sinh.

Khi giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi, sự phát triển của dị nguyên, nấm mốc, nồng độ phấn hoa trong không khí,... cũng có sự thay đổi nhiều. Người bị viêm mũi dị ứng rất nhạy cảm với thời tiết. Lúc này, niêm mạc mũi rất dễ phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây ra các phản ứng dị ứng.

Phản ứng dị ứng sản sinh ra hàng loạt kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài. Cơ chế sản sinh histamin cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch, gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng.

Khi viêm mũi dị ứng thời tiết thuộc nhóm viêm mũi dị ứng có chu kỳ. Người bệnh thấy cay cay trong mũi, hắt hơi liên tục, ngứa mũi, cay mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt. Tiếp đến là chảy nhiều nước mũi trong như nước lã. Có cảm giác rát bỏng ở vòm hầu họng. Ban ngày xuất hiện nhiều cơn dị ứng, đặc biệt là vào lúc sáng sớm vừa ngủ dậy, nhưng tối đến lại dịu đi và kéo dài vài ba ngày đến vài tuần, nếu không được điều trị.

Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ cũng có triệu chứng như trên, chỉ khác là bệnh xuất hiện không theo mùa, không phụ thuộc thời tiết, chỉ hắt hơi vài cái nhưng nghẹt mũi tăng và kéo dài hơn giữa hai cơn.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây viêm mũi dị ứng

Hiện nay bệnh viêm mũi dị ứng gần như chưa điều trị dứt hẳn được. Việc điều trị chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng, giúp giảm hoặc hết triệu chứng trong một thời gian, có thể bị lại khi không còn dùng thuốc.

Do đó, điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải tự bảo vệ bản thân mình khỏi các yếu tố dị nguyên bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên: bụi nhà, bụi đường, tránh chơi với mèo hay chó, khói thuốc lá... Nếu buộc phải tiếp xúc thì nên dùng khẩu trang tốt, che chắn đường hô hấp và vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
  • Vệ sinh nơi ở: tăng cường vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Bảo vệ khi thời tiết thay đổi: trong những ngày lạnh, cần phải giữ ấm vùng mũi, họng, đầu và cổ. Đặc biệt vào thời điểm giao mùa, cần tránh để cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp bị ảnh hưởng do thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa, gió,...
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng: bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, nước trà xanh và có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng của cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, tránh khói thuốc lá.
  • Không lạm dụng thuốc: dù là dùng nhiều thuốc dạng uống hay dạng xịt thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Do đó, việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả cao nhất cũng như tránh tác dụng phụ hoặc lạm dụng thuốc.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ chuyên khám và điều trị viêm xoang cũng như các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi... với hệ thống máy nội soi mũi xoang hiện đại Karl Storz, chụp cắt lớp Vi tính (CT Scan) với máy CT Scan 640 lát cắt giúp chẩn đoán sớm và chính xác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không?

Vì sao có những trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm?

XEM THÊM: