Tiên học lễ hậu học văn tiếng nhật là gì năm 2024

– Muốn thảo luận, trước hết ta phải cùng hiểu nội hàm của 2 chữ LỄ và VĂN. Đây là 2 từ cổ mà thường bị hiểu theo nghĩa nôm na ngày nay, LỄ thì toàn nghĩa phản cảm (lễ phép, lễ bái, cúng lễ, lễ tiết, lễ hội…), toàn là sự phục tùng cung kính của kẻ dưới với người trên. VĂN thì văn chương thơ phú… rông dài. Thế thì khẩu hiệu này chỉ đáng vứt đi cho rảnh.

– Nhưng theo lời giảng mà tôi học được ở chữ Nho thuở bé thì LỄ là tất cả những quy phạm khuyên con ngưới cần đối xử với nhau và với mọi công việc trong xã hội sao cho đúng nhất, tốt nhất. Tất nhiên cái tốt cái đúng của ngày xưa thì không thể toàn vẹn và hiện đại như ngày nay, nhưng cái đúng trong đó vẫn là cơ bản. Không phải cứ cổ là trọng nam khinh nữ mà các Cụ rất trọng tấm gương “phu phụ tương kính như tân” (vợ chồng biết kính trọng nhau như khách). Các Cụ đã khuyên “bất xỉ hạ vấn” (đừng xấu hổ khi học hỏi những người dưới mình). “Dân vi quý, Xã tắc thứ chi, quân vị khinh” (Dân mới quý, rồi đến đất nước, còn vua thì bình thường thôi). Nho giáo vào Việt Nam đã nhuốm thuần phong mỹ tục của nước Việt chứ không dập khuôn như Tàu. Chữ VĂN thì không phải chỉ là Văn chương thơ phú rông dài mà là tất cả những điều, những tri thức học được từ sách vở, từ sự giảng dạy của người thầy.

– Tóm lại, theo điều tôi lĩnh hội được thì tinh thần toát lên từ lời răn “Tiên học Lễ hậu học Văn” là hãy dạy cho học sinh biết làm Người trước đã, rồi mới đến chuyện dạy học sinh mọi kiến thức sách vở. Giáo dục trước hết là dạy làm Người, rồi mới đến dạy mọi tri thức. Đã làm Người thì trước hết phải biết tự khẳng định mình, biết mình “đã đứng trong trời đất” thì phải ứng xử với mọi người, mọi việc ra sao cho xứng đáng? Nghĩa là phải chủ động và đóng góp cái đặc hiệu của cá nhân mình! Phương châm Giáo dục tích cực quý giá như vậy thiết tưởng còn phải giữ đến muôn đời.

– Tuy vậy, vì 2 chữ LỄ và VĂN có nguồn gốc chữ cổ, có lẽ nên để trong dấu ngoặc kép, và cần được giảng giải cho đúng cái nghĩa tượng trưng bao quát của nó như trên đã trình bày chăng?

– Nhưng theo tác giả Hiếu Chân thì “Trở ngại lớn nhất trên con đường phát triển của đất nước và xã hội Việt Nam chính là đảng Cộng Sản chứ không phải cái khẩu hiệu “Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn”, và do đó cái cần phải bãi bỏ càng sớm càng tốt là chế độ độc tài toàn trị mà đảng này áp đặt lên toàn bộ đất nước chứ không chỉ bãi bỏ câu khẩu hiệu vốn dĩ đã bị xếp xó và thay bằng “5 điều bác Hồ dạy” từ sau ngày miền Nam thất thủ”.

Đúng là trong một chế độ toàn trị hà khắc thì quyền làm một con người tự do, chủ động là rất khó. Nhưng nếu chờ thanh toán xong chế độ ấy mới cải tiến được phương châm giáo dục thì biết đến bao giờ, chịu bó tay chăng?

Theo tôi, hiện nay, tuy gặp khó khăn như vậy, nhưng những nhà giáo dục có tâm huyết với đất nước vẫn có thể thực hiện khẩu hiệu chân chính “Tiên học LỄ”, dạy làm Người hiệu quả trong một chừng mức nào đó. Bởi vì thời thế đã có chút đổi khác. Thời Cộng sản toàn trị còn hưng thịnh, người ta mị dân và ép tất cả phải nhất nhất phải nghe theo. Nhưng sang giai đoạn thoái trào này, sự cai trị đã phân hóa theo hai đầu: một mặt không mị dân nữa mà trừng trị thẳng cánh cho biết tay, nhưng mặt khác họ vẫn phải âm thầm khôn ngoan, chấp nhận những lẽ phải của công lý chung trong nhân loại, để gỡ thế bị cô lập và tẩy chay.

Những cố gắng chân chính nếu biết khéo léo vẫn có cơ thực hiện, cứ thế “tích thiểu thành đại” cụm dần nhau lại sẽ đẩy nhanh Dân tộc thoát khỏi mối đại họa này. Lương tâm toàn Dân tộc sẽ thắng, kể cả những người Cộng sản.

Nói tới câu thành ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”, không rõ đích xác thời điểm nào xuất hiện. Nhưng về ý nghĩa của câu thành ngữ quen thuộc này, dù ít dù nhiều, người nghe đa phần sẽ hiểu.

Giảng về câu thành ngữ này, Từ điển giải thích thành ngữ gốc Hán (Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) ghi: “Muốn giỏi chữ nghĩa, văn chương, kiến thức trước hết phải học lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức thật tốt”. Ý rằng trong giáo dục, phải học lễ nghĩa, cách làm người trước, rồi mới đến học kiến thức.

Tiên học lễ hậu học văn tiếng nhật là gì năm 2024

Nhìn lại quan điểm giáo dục Nho học ở Việt Nam thời xưa kể từ khi Văn Miếu được lập, Quốc Tử Giám ra đời thời Lý về sau thì đức độ, lễ giáo trong giáo dục con người luôn được đề cao. Lương Đức Thiệp trong nghiên cứu Xã hội Việt Nam ghi về giáo dục Nho học nước ta: “Việc giáo dục chỉ lấy luân lý làm trọng: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Bởi vậy việc trau dồi trí thức, theo nguyên tắc luân lý ấy, chỉ là việc phụ thuộc”.

Quan điểm tiên lễ, hậu văn ấy bắt gặp rất nhiều trong những lời nói, sách vở của tiền nhân trước đây. Tỉ như xem Minh tâm bửu giám, ở thiên “Khuyến học”, có những câu từa tựa vậy, như “Sách Lễ ký rằng: Ngọc chẳng giồi chẳng nên giống tốt; người chẳng học chẳng biết đạo lý”; “Lời Quyết trực ngôn rằng: Sắm đuốc cầu tỏ rõ, đọc sách cầu đạo lý; có sáng lấy soi nhà tối, thông lẽ lấy soi lòng người”. Hay xem sách Nho giáo của Trần Trọng Kim, được biết Nho giáo “lấy hai chữ chí thiện làm cực điểm”, nên mới có quan điểm “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện”, tức là có đức sáng, thân với dân, làm điều thiện…

Lý luận tư tưởng là vậy, còn cụ thể có thể lấy thời Lê sơ (1428-1527) mà dẫn, thấy rằng trong việc chọn nhân tài qua thi cử, dù chú trọng tới tài năng của người đỗ đạt, nhưng không vì thế mà tiêu chí tài – đức song hành bị nhà Lê sơ xem nhẹ. Việc đề cao đức hạnh của người đỗ đạt được triều đình chú ý. Điều này thể hiện rõ qua một phần nội dung bài ký của Lại bộ Thượng thư Vũ Duệ viết trong bia tiến sĩ khoa Giáp Tuất (1514), được Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại. Theo đó trong thi cử chọn nhân tài, trước tiên lấy khí chất rồi mới đến tài nghệ, xét đức hạnh rồi mới đến văn chương. Nhà Lê sơ khi thực hiện khoa cử chọn quan lại phụng sự quốc gia thì người dự chốn quan trường qua khoa cử trước hết phải là người có đức hạnh, phẩm chất tốt. Đáp ứng được những tiêu chí đó giúp cho trong quá trình làm quan giữ được cái đức của kẻ sĩ, không bị thoái hóa, biến chất mà trở thành kẻ xấu làm hại dân, hại nước.

Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) vốn là một văn nhân, nho sĩ tài giỏi, rất chú trọng tới chăm lo phát triển giáo dục nước nhà. Trong chiếu khuyên răn bầy tôi, vua có đề cập tới việc giảng dạy học trò với lời lẽ khẩn thiết được Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn ghi lại: “Cần phải tự mình thực tiễn, mài giũa phẩm hạnh cho được nghiêm trang; thờ cha mẹ dốc lòng hiếu thuận; lập chí khí giữ đạo trung trinh”… “Đã là học trò mà hạnh kiểm phù bạc, từ trước vẫn lấy làm chê cười, nếu người nào phẩm hạnh có chỗ thiếu sót thì dầu đọc Thi Thư cũng không bổ ích gì”. Lời nhà vua đặt cao vai trò của phẩm hạnh, đạo đức làm cơ sở để đối nhân xử thế, nhược bằng lễ nghĩa kém, thì dù học giỏi, kiến thức tốt, cũng là kẻ kém vậy.

Tiên học lễ hậu học văn tiếng nhật là gì năm 2024
Trương Vĩnh Ký nêu quan điểm về “Tiên học lễ, hậu học văn” trong “Thông loại khoá trình” số 1. Ảnh T.L

Đến cuối thế kỷ XIX, dù giáo dục Tây học đã ít nhiều xâm nhập vào Việt Nam, nhưng quan điểm giáo dục thể hiện nơi câu thành ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn được thực hành. Nếu để ý sẽ thấy, ngay như Trương Vĩnh Ký được hấp thu văn minh phương Tây, từng đi Tây nhưng đối với giáo dục, vẫn tôn trọng cha ông đi trước mà nhất nhật theo quan điểm học lễ nghĩa trước, học kiến thức sau. Điểm này được ông thể hiện trong lời “Bảo” ở Thông loại khóa trình số 1, năm 1888, có đoạn: “Phép học là trước học lễ sau học văn; được cả hai ấy mới ra con nhà gia giáo, biết phép tắc, lễ nghi, cang thường, luân lý, biết chữ nghĩa văn chương, kinh sử truyện tích cổ kim ấy là đấng đợt con người tử tế”.

Tiên học lễ hậu học văn là gì?

“Tiên học lễ - Hậu học văn” là quan điểm giáo dục truyền thống, xem trọng việc bồi dưỡng đạo đức, góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh.

Tiên học lễ hậu học văn là cái gì?

“Tiên học lễ, hậu học văn” hiểu theo ý nghĩa đơn giản là: con người trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân, sau đó mới đến học những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết cho mình.

Người Việt Nam có câu Tiên học lễ hậu học văn Anh chị hiểu câu nói này như thế nào?

Câu Tiên học lễ, hậu học văn có ý nghĩa là “trước hết phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết”.

Khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hiện đại?

Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” mà chúng ta vẫn thường thấy trong các trường học ở đất nước Việt Nam này mang một thông điệp ý nghĩa trong việc giáo dục con người mới của đất nước là trước tiên phải học làm người rồi mới học đến những cái khác. Bởi đạo đức là cái gốc của một con người.