Tiền lệ pháp là gì ví dụ năm 2024

Tiền lệ pháp (Hay còn gọi là án lệ) là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Tiền lệ pháp có thể được thể hiện trong các bản án, quyết định hành chính, tư pháp. Song, các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Ví dụ, các án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam công bố.

Trên thực tế có hai loại án lệ, một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn.

2 – Phân tích khái niệm án lệ

Tiền lệ pháp (án lệ) cũng vừa là nguồn, vừa là hình thức của pháp luật. Đây là loại nguồn pháp luật khá phức tạp, mặc dù tồn tại phổ biến ở nhiều nuớc trên thế giới. Với hình thức tiền lệ pháp, pháp luật tồn tại trong các bản án, quyết định hành chính, tu pháp. Những bản án, quyết định này vốn được các chủ thể có thẩm quyền ban hành để giải quyết những vụ việc cụ thể, đối với những cá nhân, tổ chức cá biệt, xác định danh tính – Tuy nhiên, những lập luận, nhận định, phán quyết được chứa đựng trong những văn bản đó rất điển hình, mẫu mực, giải quyết vụ việc một cách khách quan, công bằng, “thấu lý, đạt tình”, chính vì vậy chúng được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận, phát triển thành khuôn mẫu chung để giải quyết các vụ việc khác có tính chất tương tự.

Trong xã hội hiện đại, nhìn chung các quốc gia trên thế giới thường chỉ thừa nhận tiền lệ pháp do Tòa án tạo ra, vì vậy ngày nay tiền lệ pháp còn được gọi là án lệ. Trên thực tế có hai loại án lệ: một là, án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là, án lệ hình thành bởi quá trình Tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành văn. Loại án lệ thứ hai là sản phẩm của quá trình Tòa án áp dụng và giải thích những quy định do cơ quan lập pháp ban hành. Đó là sự giải thích những quy định mang tính nguyên tắc chung, quy định có tính nước đôi, hàm ý rộng, không rõ nghĩa, mập mờ hay có sự xung đột với quy định khác.

Pháp luật của mỗi quốc gia có các quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp lý để tạo ra án lệ. Các bản án, quyết định được thừa nhận là án lệ sẽ được viện dẫn làm căn cứ pháp lý để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự.

Án lệ được hình thành từ hoạt động thực tiễn của các chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể trên cơ sở khách quan, công bằng, tôn trọng lẽ phải… nên nó dễ dàng được xã hội chấp nhận. Với ưu điểm là linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc sống,… án lệ được coi là một loại nguồn pháp luật chủ yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiếu biết pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.

Án lệ cũng có tính thứ bậc về hiệu lực pháp lý, điều này phụ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan tạo ra chúng. Khi đó, cơ quan cấp dưới bắt buộc phải tuân thủ án lệ do cơ quan cấp trên tạo ra.

Trong hệ thống thông luật, án lệ là một nguồn luật độc lập, tồn tại song song với nguồn văn bản pháp luật, và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án. Mặt khác, ở hệ thống dân luật, án lệ không phải là nguồn luật chính thức bắt buộc mà chỉ đóng vai trò là một nguồn luật mang tính tham khảo, nhằm bổ sung cho văn bản pháp luật. Tuy nhiên, ngày nay, ứng dụng của án lệ đã phần nào thay đổi khi ở các nước dân luật, bao gồm cả Việt Nam, án lệ đang dần trở thành một nguồn quan trọng để các thẩm phán áp dụng vào việc xử án. Bài viết này sẽ trao đổi cụ thể về án lệ và các loại án lệ, cũng như việc áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử.

Án lệ là gì?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP, “Án lệ” được định nghĩa là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử.

Cơ sở hình thành án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật. Ở các nước theo hệ thống dân luật, khi Tòa án áp dụng pháp luật (nguồn văn bản pháp luật) thường gặp khó khăn trong các trường hợp như văn bản pháp luật không có quy định hoặc có quy định nhưng chưa rõ ràng. Trong những trường hợp này, các Tòa án phải thực hiện vai trò giải thích pháp luật để bổ sung cho sự thiếu hụt của văn bản pháp luật. Thông thường, những bản án, quyết định của Tòa tối cao giải quyết vấn đề pháp lý mới được lựa chọn và công bố đóng vai trò làm tiền lệ cho các tòa án giải quyết các vụ việc về sau nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước. Án lệ ở các nước này không phải là nguồn luật chính thức bắt buộc mà chỉ đóng vai trò là nguồn luât mang tính tham khảo nhằm bổ sung cho văn bản pháp luật. Do đó, bản chất của hoạt động tạo lập án lệ của Tòa án ở các nước này chính là Tòa án thực hiện hoạt động giải thích pháp luật chứ không phải là hoạt động làm luật.

Ở nước ngoài, khái niệm án lệ (Case Law) còn được gọi là tiền lệ pháp (Precedents) là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được áp dụng rộng rãi trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, là cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Mục tiêu của việc tạo ra án lệ là đảm bảo tính nhất quán trong các quyết định pháp lý và thiết lập tiền lệ có thể tuân theo trong các vụ việc trong tương lai. Cách tiếp cận này cho phép các hệ thống pháp luật phát triển và thích ứng với hoàn cảnh thay đổi trong khi vẫn duy trì một khuôn khổ nhất quán và đáng tin cậy để giải quyết tranh chấp.

Có thể khẳng định rằng, bản chất hoạt động tạo lập án lệ của Tòa án dù là tạo ra án lệ giải pháp ở các nước thông luật hay tạo ra án lệ giải thích ở các nước dân luật đều là hoạt động sáng tạo pháp luật của Tòa án. Bởi vì trong các vụ việc này Tòa án đưa ra các giải pháp pháp lý mới để giải quyết vụ việc hiện tại và để áp dụng cho các vụ việc tương tự về sau. Quá trình này yêu cầu các thẩm phán sử dụng chuyên môn, kiến ​​thức và kinh nghiệm pháp lý của mình để phân tích tình tiết của vụ án, xác định các nguyên tắc pháp lý có liên quan và đưa ra phán quyết, đưa ra giải pháp pháp lý rõ ràng và hợp lý. Bằng cách tạo ra án lệ, tòa án đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hệ thống pháp luật, giúp đảm bảo rằng luật vẫn phù hợp và hiệu quả khi đối mặt với những hoàn cảnh thay đổi.

Có bao nhiêu loại án lệ?

Nhìn chung, án lệ được phân loại dựa trên các mối quan hệ pháp lý mà nó điều chỉnh. Điều này bao gồm án lệ dân sự, án lệ thương mại và kinh doanh, án hình sự, v.v. Mỗi loại án lệ áp dụng cho một lĩnh vực luật cụ thể và đóng vai trò là điểm tham chiếu cho tòa án khi xét xử các vụ việc trong lĩnh vực đó. Ví dụ, án lệ dân sự có thể giải quyết các vấn đề như tranh chấp hợp đồng, quyền tài sản hoặc các vấn đề về luật gia đình, trong khi án lệ hình sự có thể tập trung vào các vấn đề như thủ tục hình sự, hướng dẫn tuyên án hoặc tiêu chuẩn chứng cứ. Bằng cách phân loại án lệ theo cách này, hệ thống pháp luật có thể cung cấp hướng dẫn cho thẩm phán và đảm bảo rằng các quyết định pháp lý nhất quán và công bằng trên các lĩnh vực luật khác nhau.

Mặt khác, xét về tính chất, án lệ sẽ có ba loại: Án lệ bắt buộc, Án lệ để giải thích và Án lệ gốc. Từ điển Black’s Law định nghĩa:

  • Án lệ bắt buộc là án lệ mà Toà án bắt buộc phải tuân theo, ví dụ, Toà án cấp thấp hơn bị giới hạn bởi một cách áp dụng của một Toà án cấp cao hơn trong một vụ xét xử tương tự.
  • Án lệ để giải thích là án lệ chỉ có thể được áp dụng cho một quy định pháp luật hiện đã có rồi
  • Án lệ gốc là án lệ tạo ra và áp dụng một quy định mới của pháp luật. Án lệ có sức thuyết phục là một án lệ mà Toà án có thể hoặc là tuân theo hoặc là từ chối, nhưng điều khoản của nó phải được tôn trọng và cân nhắc cẩn thận.

Do đó, mức độ linh động trong việc áp dụng án lệ là khác nhau, việc này khiến cho pháp luật được giải thích một cách linh hoạt, không bị cứng nhắc. Ở Việt Nam, trước đây án lệ được vận dụng để giải quyết vụ việc dân sự khi không có văn bản pháp luật cũng như các loại nguồn khác điều chỉnh, tuy nhiên sau khi có sự ra đời của Nghị quyết 04/2019/NQ- HĐTP thì Thẩm phán, Hội thẩm phải áp dụng án lệ trong trường hợp có án lệ về vụ án đang xét xử, nếu không áp dụng thì phải nêu rõ lý do trong bản án, quyết định xử lý vụ án.

Án lệ được ban hành và áp dụng như thế nào?

Ban hành, công bố án lệ:

Quy trình ban hành và công bố án lệ bao gồm các giai đoạn sau:

  • Đề xuất bản án, quyết định để phát triển thành án lệ;
  • Lấy ý kiến rộng rãi đối với bản án, quyết định của Tòa án được đề xuất;
  • Lấy ý kiến của Hội đồng tư vấn án lệ;
  • Chánh án TAND tối cao tổ chức họp toàn thể Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao để thảo luận, biểu quyết thông qua án lệ; và
  • Công bố án lệ.

Trong nội dung công bố án lệ cần đảm bảo các nội dung sau: số, tên của bản án, quyết định của Tòa án có nội dung phát triển thành án lệ; tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý của án lệ; các tình tiết trong vụ án và phán quyết của Tòa án có liên quan đến án lệ; nội dung của án lệ. Án lệ được nghiên cứu, áp dụng trong xét xử sau 30 ngày, kể từ ngày công bố.

Áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử

Thứ nhất, số lượng các vụ án được giải quyết thông qua áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện vẫn còn ít và chưa đủ để đáp ứng những yêu cầu thực tế của quá trình xét xử. Điều này tạo ra một thách thức đáng kể khi nhiều điều luật còn khiếm khuyết dẫn đến việc thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết. Do chế định án lệ còn mới, nhiều Tòa án chưa tập trung đủ vào việc đánh giá và xem xét cẩn thận các bản án và quyết định có giá trị pháp lý. Sự thiếu chú ý này dẫn đến việc chậm trễ trong việc gửi báo cáo về việc rà soát và phát hiện các bản án, quyết định hợp lý để đề xuất phát triển thành các án lệ.

Thứ hai, phương pháp viện dẫn án lệ trong các bản án và quyết định của Tòa án vẫn chưa được thống nhất. Hầu hết các Thẩm phán thường viện dẫn án lệ trong phần nhận định của bản án, quyết định, nhưng cũng có một số trường hợp các Thẩm phán lại chọn cách viện dẫn án lệ trong phần quyết định của bản án. Đồng thời có nhiều Thẩm phán giải quyết theo đường lối của án lệ nhưng lại không viện dẫn trong bản án, quyết định mà mình tuyên.

Thứ ba, hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP còn chưa rõ ràng, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Khoản 2 của Điều 8 quy định “Khi xét xử, Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ, bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau”. Tuy nhiên, “tình huống pháp lý tương tự” chưa được giải thích cụ thể khiến cho việc hiểu và áp dụng nó trở nên mơ hồ. Sự thiếu rõ ràng này dẫn đến tình trạng lúng túng khi Thẩm phán cố gắng áp dụng. Cụ thể, việc xác định “tình huống pháp lý tương tự” vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ quan điểm cá nhân và sự chủ quan của các Thẩm phán, tạo ra sự không nhất quán trong quá trình xử lý các vụ việc.

Cuối cùng, hiệu lực pháp lý của án lệ còn thấp so với các loại nguồn pháp luật khác gây ra khó khăn trong áp dụng án lệ. Theo nguyên tắc, án lệ được áp dụng khi không có các quy định, tập quán, hay không thể áp dụng tương tự pháp luật. Tuy nhiên, một thách thức đặt ra là việc xác định liệu việc áp dụng pháp luật tương tự vẫn cần thiết hay không, đặc biệt khi một vụ việc đã được giải quyết thông qua án lệ, tức là đã có một giải pháp pháp lý rõ ràng. Nếu chúng ta tiếp tục áp dụng pháp luật tương tự, thì vai trò và giá trị của án lệ sẽ bị suy giảm. Điều này tạo ra một thách thức đối với việc áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử.

Trên đây là nội dung khái quát liên quan đến án lệ và các loại án lệ mà Phước và Các Cộng Sự chia sẻ đến bạn đọc. Nếu Quý khách hàng gặp bất kỳ khó khăn nào liên quan đến lĩnh vực pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi. Phước và Các Cộng Sự là một công ty luật được thành lập tại Việt Nam và hiện có gần 100 thành viên đang làm việc tại ba văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Phước và Các Cộng Sự cũng được đánh giá là một trong những công ty luật cóđội ngũ nhân viên chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý hàng đầu tại Việt Nam mà có các lĩnh vực hành nghề được đánh giá đứng đầu trên thị trường pháp lý như Lao động và Việc làm, Thuế, Mua bán và Sáp nhập, Tranh tụng. Chúng tôi tự tin là một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất đến Quý khách hàng.

Tiền lệ pháp và án lệ khác nhau như thế nào?

Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp, do cả hai đều xuất phát từ tòa án và hình thành từ quá trình xét xử. Tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thành pháp luật, còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật, mà nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức của pháp luật.

Tiền lệ pháp xuất hiện khi nào?

Ở Việt Nam dưới chế độ Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm...

Tập quán pháp và tiền lệ pháp là gì?

Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật. Tiền lệ pháp là những bản án, quyết định của chủ thế có thấm quyền khi giải quyết các vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác tương tự.

Án lệ Pháp là gì?

2. Án lệ hay tiền lệ pháp là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án, làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó.